Các lệnh cấm vận, trừng phạt và chống phá ngầm của phương Tây làm chậm chương tŕnh hạt nhân của Tehran; đồng nghĩa với việc Mỹ, Israel không c̣n sốt sắng tấn công nước này như trước…
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thẳng thừng tuyên bố: “Những phân tích gần đây chỉ ra, lệnh trừng phạt đă có kết quả, tạo ra cho Iran nhiều khó khăn hơn trong việc theo đuổi tham vọng hạt nhân của ḿnh. Ngoài ra, các vấn đề kỹ thuật cũng làm chậm tiến tŕnh này".
Bản thân Cơ quan năng lượng hạt nhân Iran từng phải thừa nhận các lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc có tác động tiêu cực, làm chậm tiến độ công việc.
Chương tŕnh hạt nhân của Iran bị chậm tiến độ.
Ảnh minh họa.
Nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu an ninh quốc tế của Đức là Oliver Thraenert khẳng định: “Chắc chắn là hiện mọi người cảm thấy thư giăn hơn về chương tŕnh hạt nhân của Iran. Các rào cản kỹ thuật mà Iran gặp phải nghiêm trọng hơn họ nghĩ”. Chương tŕnh hạt nhân của Iran chậm lại đồng nghĩa với việc các nhà ngoại giao có thêm thời gian để thuyết phục Iran dừng chương tŕnh này.
Một nhà ngoại giao phương Tây nhận định: “Có cảm giác là các lệnh trừng phạt và các hoạt động bí mật của phương Tây đang cho các nhà ngoại giao nhiều thời gian như chúng tôi tưởng”.
Về phía nước muốn tấn công Iran nhất là Israel, Giám đốc cơ quan t́nh báo Mossad Meir Dagan hôm 7/1 cũng lạc quan nhận định, Iran sẽ không đủ khả năng sản xuất bom nguyên tử trước năm 2015. Mỹ và đồng minh sẽ sử dụng hiệu quả các lệnh cấm vận, trừng phạt để chấm dứt hoặc chí ít là làm chậm tiến độ chương tŕnh hạt nhân của Iran.
Ông Dagan khẳng định: “Israel không nên vội vàng tấn công Iran. Chúng ta chỉ làm vậy khi lưỡi gươm Iran kề cổ”. Ngược lại, những cuộc tấn công như vậy có thể thúc đẩy Iran rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, rồi sau đó đẩy mạnh chương tŕnh nguyên tử nhanh hơn nữa.
Một quan chức Israel giấu tên, người từng kêu gọi tấn công Iran trong năm 2011, vừa nhận định là khả năng Tel Aviv không kích Iran trong năm 2011 giảm xuống dưới mức 20%.
Chương tŕnh hạt nhân Iran chậm tiến độ, nguy cơ Mỹ, Israel tấn công Iran giảm xuống không có nghĩa nó chấm dứt hoàn toàn. Do đó, những bước đi tiếp theo của các bên liên quan tới vấn đề trong thời gian tới rất đáng quan tâm, nhất là Mỹ.
Hiện Washington tiếp tục đuổi chính sách cứng rắn với Iran trên ba lĩnh vực là kinh tế, đối ngoại và quân sự.
Về kinh tế, họ tiếp tục trừng phạt và kêu gọi tăng cường cấm vận Iran, nhằm gây áp lực, tạo khó khăn cho Chính phủ của ông Mahmoud Ahmadinejad. Mỹ hy vọng các lệnh cấm vận sẽ buộc giới cầm quyền Iran đưa ra các cách giải quyết khó khăn kinh thế theo những cách riêng biệt; mà hậu quả là các phe phái tranh căi, bất đồng với nhau.
Cuối cùng, do không thể thống nhất ư kiến, các phe cánh ở Iran đều phải đi tới thống nhất là thay đổi chính sách hạt nhân cứng rắn, thậm chí là dừng chương tŕnh làm giàu uranium...nhằm thoát khỏi lệnh trừng phạt.
Về đối ngoại, Mỹ tiếp tục gây áp lực, lôi kéo cộng đồng quốc tế, buộc các nước hạn chế quan hê với Iran. C̣n về quân sự, họ tiếp tục đe dọa tấn công quân sự nếu Iran tiếp cận gần vũ khí hạt nhân.
Mỹ lôi kéo được Nga thông qua lệnh trừng phạt Iran.
Chính sách của Mỹ hiện đạt được một số bước tiến nhưng nó sẽ không chấm dứt hoàn toàn tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran (nếu có). Ngược lại, ông Ahmadinejad có thể dễ dàng đổ lỗi những khó khăn kinh tế trong nước cho các lệnh trừng phạt của Mỹ chứ không phải do chính quyền điều hành yếu kém.
Trong vấn đề hạt nhân, người dân Iran rất đoàn kết. Có nhiều ư kiến khác nhau về việc Iran có nên phát triển vũ khí nguyên tử hay không nhưng tất cả họ đều khẳng định, Iran có quyền làm giàu uranium.
Đồng thời, Iran có thể kích động ḷng tự hào dân tộc để đoàn kết tất cả các phe phái dưới lá cờ chống Mỹ, từ đó đẩy mạnh chương tŕnh hạt nhân và rút khỏi Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân. C̣n về khả năng Mỹ tấn công cũng không có tính khả thi bởi quân đội Iran rất mạnh và các cơ sở hạt nhân th́ nằm rải rác khắp nơi, khó bị đánh phá.
Iran có thể kích động chủ nghĩa dân tộc.
Do đó, việc Mỹ và Iran cùng theo đuổi đường lối cứng rắn, đối đầu sẽ không mang lại kết quả tích cực. Ngược lại, hai bên cần phải ngồi vào bàn đàm phán, nhượng bộ lẫn nhau để qua đó giải quyết bất đồng.
Mà để ngồi vào bàn đàm phán, điều mấu chốt là Mỹ phải xây dựng được ḷng tin với Iran bằng nhiều biện pháp như ngừng đe dọa tăng cường trừng phạt, tấn công quân sự hay hủy bỏ các cuộc chống phá ngầm nhằm vào Iran.
Đồng thời, Mỹ phải thừa nhận Iran có quyền làm giàu uranium trên lănh thổ của họ. Đổi lại, Mỹ có quyền kiểm tra, thanh sát…Iran, đảm bảo rằng chương tŕnh hạt nhân của Tehran thuần túy v́ mục đích dân sự.
Chỉ có như vậy, hai bên mới có thể đối thoại và đạt bước tiến trong vấn đề hạt nhân.
Nam Việt
theo dv