Thông điệp đầu tiên của ḿnh, sau khi lên nhậm chức. Giáo hoàng Leo XIV đă gửi lời kêu gọi 'không c̣n chiến tranh' tới các cường quốc và các quốc gia.
Ḥa b́nh - nhu cầu cấp thiết
Xuất hiện trên ban công Vương cung Thánh đường Thánh Peter để lần đầu tiên chủ tŕ buổi đọc kinh ngày chủ nhật 11-5, trước hàng chục ngh́n tín đồ đang tụ tập ở quảng trường bên ngoài, tân Giáo hoàng Leo XIV đă gửi đi một lời kêu gọi khẩn thiết và đầy cảm xúc tới toàn thế giới: “Không c̣n chiến tranh”. Sau khi đọc lời cầu nguyện tới Đức mẹ Maria, Giáo hoàng Leo XIV đă đề cập về Chiến tranh thế giới lần thứ II, cuộc chiến tranh đă cướp đi sinh mạng của khoảng 60 triệu người để khẩn thiết kêu gọi: “Như Giáo hoàng Francis từng nói, tôi một lần nữa hướng tới các lănh đạo thế giới để đưa ra lời kêu gọi chưa bao giờ hết tính thời sự: Hăy ngừng chiến tranh”.
Tân Giáo hoàng Leo XIV lên tiếng kêu gọi thiết lập “ḥa b́nh thật sự, lâu dài và công bằng” ở Ukraine, bày tỏ “vô cùng đau buồn” trước diễn biến ở Dải Gaza và mong muốn Israel, Phong trào Hồi giáo Hamas ngừng bắn ngay lập tức. Ông cũng bày tỏ hoan nghênh Ấn Độ và Pakistan đạt được thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời hy vọng hai bên sớm đạt được thỏa thuận lâu dài trong các cuộc đàm phán sắp tới. Dù vậy, Giáo hoàng Leo XIV lưu ư rằng, trên thế giới hiện vẫn c̣n những cuộc xung đột bạo lực khác.
Lời kêu gọi khẩn thiết về ḥa b́nh của Giáo hoàng Leo XIV được đưa ra trong bối cảnh thế giới ch́m sâu trong những cuộc xung đột khốc liệt và dai dẳng. Bởi thế, thông điệp quan trọng này của Người đứng đầu Giáo hội Công giáo không chỉ đơn thuần là một lời hiệu triệu mang tính tôn giáo, mà c̣n là tiếng nói đạo lư và nhân đạo vang vọng khắp hành tinh. Lời kêu gọi của Giáo hoàng Leo XIV về một nền “ḥa b́nh chân chính và lâu dài” ở Ukraine, một lệnh ngừng bắn ở Gaza, cùng với việc trả tự do cho các con tin Israel, đă chạm tới trái tim của hàng triệu người đang ngày đêm sống trong bất an, mất mát và khổ đau v́ chiến tranh.
Thông điệp của Giáo hoàng Leo XIV được đưa ra khi mà thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô lớn. Cuộc xung đột quân sự khốc liệt giữa Nga và Ukraine đă kéo dài hơn 3 năm với những tổn thất nặng nề cho cả hai phía. Theo số liệu mới nhất của Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo quốc tế, tính đến tháng 4-2025, cuộc xung đột này có thể đă khiến hàng triệu người của hai bên thương vong. Hàng chục triệu người phải rời bỏ nhà cửa, tạo ra làn sóng người tị nạn lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ hai. Về kinh tế, cuộc xung đột đă gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD cho cả hai quốc gia, đồng thời đẩy giá năng lượng và lương thực toàn cầu tăng cao, tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới vốn chưa kịp phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, tại Trung Đông, cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas tiếp tục tiếp diễn, gây ra thiệt hại lớn về nhân mạng và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza. Cục Thống kê Trung ương Palestine (PCBS) cho biết, xung đột đă khiến ít nhất 45.500 người Palestine thiệt mạng và khoảng 11.000 người khác mất tích, trong khi phía Israel có hơn 1.200 người thiệt mạng và 250 người bị bắt làm con tin. Các cuộc không kích và giao tranh khiến Dải Gaza rơi vào t́nh trạng kiệt quệ, với hệ thống y tế, nước sạch, điện và lương thực đều bị hủy hoại nghiêm trọng.
Mới đây nhất, cuộc xung đột vũ trang bùng phát gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan - hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đă làm gia tăng mối lo ngại toàn cầu về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hủy diệt quy mô lớn. Dù một thỏa thuận ngừng bắn vừa được kư kết giữa hai bên, nhưng nguy cơ tái bùng phát xung đột vẫn luôn hiện hữu, khi tranh chấp lănh thổ tại Kashmir vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
Hăy hành động ngay v́ ḥa b́nh
Trong bối cảnh đó, lời kêu gọi ḥa b́nh của Giáo hoàng Leo XIV giống như một ngọn đèn soi rọi hy vọng vào bóng tối xung đột bạo lực. Không phải ngẫu nhiên mà ngay trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách là người đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu, tân Giáo hoàng lại chọn nhấn mạnh đến chủ đề ḥa b́nh. Đây không chỉ là sự tiếp nối truyền thống của các vị Giáo hoàng tiền nhiệm, mà c̣n thể hiện một sự cấp thiết mang tính thời đại.
Giáo hoàng Leo XIV đă khẩn thiết kêu gọi các bên liên quan, đặc biệt là các cường quốc có ảnh hưởng trên thế giới hăy “đặt lợi ích nhân loại lên trên lợi ích địa chính trị”. Ngài nhấn mạnh rằng “không thể có một tương lai thịnh vượng nếu hôm nay là đổ nát, chết chóc và hận thù”. Đây là thông điệp vừa mang tính luân lư, vừa mang tính chiến lược: ḥa b́nh không chỉ là một giá trị đạo đức, mà c̣n là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của nhân loại.
Lịch sử thế giới cho thấy rằng, bạo lực chưa bao giờ là con đường đúng đắn để giải quyết xung đột. Những cuộc chiến tranh chỉ để lại đổ nát, hận thù và những vết thương khó lành cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong khi đó, đàm phán - dù đầy khó khăn và kéo dài - là con đường duy nhất có thể mang lại giải pháp bền vững.
Thực tế, các bên trong các cuộc xung đột vũ trang hiện nay đă và đang thể hiện những dấu hiệu sẵn sàng đối thoại. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới nhất tuyên bố không bác bỏ khả năng gặp mặt trực tiếp giữa hai bên để thương lượng về một giải pháp ḥa b́nh, dù hiện tại khoảng cách giữa hai bên vẫn c̣n xa.
Tại Trung Đông, Israel và Phong trào Hamas bất chấp đang tiếp tục xung đột đă nối lại các ṿng đàm phán gián tiếp thông qua trung gian Qatar và Ai Cập. Việc trao đổi tù nhân và bàn thảo về lệnh ngừng bắn cũng đang được xúc tiến.
Trong bối cảnh ấy, vai tṛ của các tổ chức quốc tế, các cường quốc trung gian và đặc biệt là những nhân vật có uy tín như Giáo hoàng Leo XIV càng trở nên quan trọng. Bằng uy tín đạo đức và ảnh hưởng của ḿnh, tân Giáo hoàng có thể góp phần kêu gọi các bên kiềm chế, thúc đẩy đàm phán và mở rộng không gian đối thoại để t́m kiếm giải pháp ḥa b́nh, chấm dứt xung đột.
Tuy nhiên, để biến lời kêu gọi ḥa b́nh thành hiện thực cần có sự vào cuộc mạnh mẽ và cụ thể từ cộng đồng quốc tế. Các tổ chức đa phương lớn như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) hay Nhóm G20… cần phát huy vai tṛ trung gian, điều phối và giám sát các tiến tŕnh ḥa b́nh. Ngoài ra, cần có các chương tŕnh viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân vùng chiến sự, đồng thời xây dựng các cơ chế đảm bảo an ninh lâu dài sau khi ḥa b́nh được thiết lập.
Một nền ḥa b́nh chân chính không chỉ đơn thuần là ngừng bắn, mà c̣n đ̣i hỏi phải có công lư, sự hàn gắn và phát triển kinh tế - xă hội bền vững. Do đó, bên cạnh các nỗ lực ngoại giao, cần có các chiến lược tái thiết hậu xung đột, giải quyết các nguyên nhân sâu xa dẫn tới xung đột như nghèo đói, bất công, phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
Lời kêu gọi ḥa b́nh của Giáo hoàng Leo XIV nếu được các bên liên quan lắng nghe và thực hiện với thiện chí, có thể sẽ trở thành bước khởi đầu cho một trang sử mới - trang sử của ḷng khoan dung, đối thoại và cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Trong thế giới có những biến động phức tạp, khó lường, canh tranh chiến lược giữa các cường quốc gay gắt hiện nay, lời kêu gọi ḥa b́nh khẩn thiết cần được vang xa, được lan tỏa và quan trọng hơn hết là cần được hành động hóa bằng những bước đi cụ thể.