Chính phủ Đức ngừng công bố chi tiết về viện trợ quân sự cho Ukraine, có thể nhằm giúp Ukraine có "sự mập mờ chiến lược" trước đối thủ.
"Dưới sự lănh đạo của tôi, những cuộc trao đổi công khai về các thương vụ chuyển giao vũ khí, thông tin về cỡ ṇng, hệ thống vũ khí và các nội dung tương tự sẽ không c̣n được công khai", Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết trong chuyến thăm Kiev ngày 10/5.
Reuters trước đó dẫn nguồn thạo tin cho biết quyết định này nhằm giúp Ukraine đạt "sự mập mờ chiến lược", khiến các nhà phân tích Nga khó ước tính chính xác kho vũ khí, đạn dược của Ukraine.
Ông Merz, vừa nhậm chức ngày 6/5, khẳng định cam kết của Berlin trong hỗ trợ Kiev giữa chiến sự sẽ không thay đổi. "Đức sẽ tiếp tục mở rộng hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Tôi tin tưởng các vị sẽ làm điều tương tự", tân Thủ tướng Đức phát biểu trước các lănh đạo châu Âu tại cuộc họp ở Kiev.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz phát biểu tại Kiev, Ukraine, ngày 10/5. Ảnh: AFP
Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát, Berlin ban đầu chỉ thỉnh thoảng công bố về viện trợ quân sự cho Kiev. Dưới áp lực của quốc hội và truyền thông, chính phủ Đức bắt đầu đưa ra danh sách cập nhật các hệ thống vũ khí và hàng hóa đă cung cấp cho Ukraine.
Đức là bên tài trợ quân sự hàng đầu của Ukraine tại châu Âu. Berlin cùng London dẫn đầu nhóm Liên lạc Quốc pḥng Ukraine (UDCG) được thành lập năm 2022 để điều phối hoạt động viện trợ an ninh cho Kiev.
Hồi giữa tháng 4, UDCG thông qua các cam kết viện trợ quân sự mới có tổng trị giá hơn 23,8 tỷ USD cho Ukraine, đánh dấu mức tăng kỷ lục. Berlin thông báo chuyển giao cho Ukraine thêm 4 hệ thống pḥng không IRIS-T cùng 300 tên lửa, 30 quả đạn cho hệ thống Patriot, 15 xe tăng chủ lực Leopard 1A5, 25 xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3, khoảng 130.000 quả đạn pháo 155 mm và nhiều khí tài khác, đồng thời cam kết đóng góp gần 14,4 tỷ USD từ giờ đến năm 2029.
Cho đến nay, website chính thức của chính phủ Đức vẫn cung cấp thông tin chi tiết về danh sách khí tài đă và sẽ chuyển giao cho Kiev.