Trong thời gian gần đây, mạng xă hội lan truyền một thông tin: 'Khi cảm thấy dấu hiệu đột quỵ sắp xảy ra, chỉ cần đứng dậy và ho thật mạnh nhiều lần sẽ giúp tống cục máu đông ra khỏi mạch máu, tránh được đột quỵ'.
Theo các chuyên gia y tế, thông tin 'ho mạnh tống cục máu đông, tránh đột quỵ' là hoàn toàn sai lệch, không có cơ sở khoa học, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ khiến người bệnh chậm trễ điều trị và rơi vào t́nh trạng nguy kịch.

Không có chuyện ho mạnh làm bật cục máu đông, cứu người khỏi đột quỵ
Ảnh minh họa: AI
Không có chuyện ho mạnh làm bật cục máu đông, cứu người khỏi đột quỵ
Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, cho biết không có chuyện ho mạnh có thể tống cục máu đông hoặc cứu người khỏi đột quỵ.
Khái niệm "ho mạnh để cứu đột quỵ" không tồn tại trong bất kỳ hướng dẫn y khoa chính thống nào từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, hay các hiệp hội đột quỵ quốc tế. Phương pháp ho cưỡng bức (cough CPR) đôi khi được đề cập trong các t́nh huống loạn nhịp tim xảy ra trong môi trường được giám sát y tế (như pḥng khám, pḥng cấp cứu, có theo dơi điện tâm đồ), nhằm hỗ trợ duy tŕ lưu thông máu tạm thời cho đến khi có can thiệp chuyên môn. Tuy nhiên, ho cưỡng bức không có tác dụng đối với đột quỵ, và tuyệt đối không nên áp dụng trong cộng đồng hoặc tự thực hiện tại nhà.
Vận động nhẹ từ 3 phút có thể giúp tránh đau tim, đột quỵ
Đột quỵ là một t́nh trạng cấp cứu thần kinh, không liên quan đến rối loạn nhịp tim trong đa số trường hợp, cũng không thể xử lư bằng cách cố gắng làm tăng áp lực trong lồng ngực như hành động ho mạnh.
Việc tin theo và thực hiện các phương pháp không được kiểm chứng như "đứng lên ho mạnh" có thể khiến người bệnh bỏ lỡ "thời gian vàng" để điều trị, làm tăng nguy cơ tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong.
Đột quỵ là ǵ, v́ sao cần nhận biết và cấp cứu kịp thời?
Đột quỵ, hay c̣n gọi là tai biến mạch máu năo, là t́nh trạng mạch máu đưa máu lên năo bị tắc nghẽn hoặc vỡ, khiến một phần năo bị thiếu oxy đột ngột. Chỉ trong vài phút, tế bào năo bắt đầu chết đi. Có 2 loại đột quỵ chính:
Đột quỵ thiếu máu năo (chiếm khoảng 80-85%): Do cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch năo.
Đột quỵ xuất huyết năo (chiếm khoảng 15-20%): Do vỡ mạch máu năo gây chảy máu trong năo.
Đột quỵ có thể để lại hậu quả nặng nề như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, mất nhận thức, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ - quy tắc FAST
Các tổ chức y tế khuyến cáo cộng đồng cần ghi nhớ quy tắc FAST để phát hiện sớm đột quỵ:
F - Face (Khuôn mặt): Quan sát thấy một bên mặt bị xệ xuống, méo miệng, mất cân xứng khi cười hoặc nói.
A - Arms (Cánh tay): Người bệnh không thể giơ đều hai tay, một tay yếu hoặc rơi xuống.
S - Speech (Ngôn ngữ): Nói khó, nói lắp, nói không rơ hoặc không thể nói được.
T - Time (Thời gian): Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần gọi ngay cấp cứu 115. Mỗi phút trôi qua, hàng triệu tế bào năo có thể chết.
Cần nhấn mạnh rằng: Thời gian là yếu tố quyết định sống c̣n. Việc chậm trễ vài phút cũng có thể dẫn đến hậu quả không thể phục hồi.
Các biện pháp pḥng ngừa đột quỵ hiệu quả theo y học hiện đại
Bác sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn cho biết, đột quỵ có thể xảy ra đột ngột, nhưng đa số trường hợp có liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được, bao gồm:
Tăng huyết áp: Là nguyên nhân hàng đầu. Cần đo huyết áp định kỳ, dùng thuốc đúng chỉ định, tránh tự ư bỏ thuốc.
Đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết tốt giúp giảm nguy cơ tổn thương mạch máu.
Rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch: Giảm cholesterol "xấu" bằng chế độ ăn ít chất béo băo ḥa, tăng hoạt động thể chất.
Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia: Làm tăng nguy cơ co thắt mạch máu và h́nh thành cục máu đông.
Ít vận động, béo ph́: Làm suy giảm tuần hoàn, tăng nguy cơ đột quỵ.
Căng thẳng kéo dài, giấc ngủ kém: Ảnh hưởng đến huyết áp và hệ tim mạch.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lư là nền tảng quan trọng trong pḥng ngừa: Hạn chế muối (dưới 5 g/ngày), giảm thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, cá biển. Uống đủ nước, hạn chế nước ngọt có đường và mỡ động vật.
VietBF@sưu tập