Thông điệp được Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đưa ra nhân kỷ niệm 70 năm cường quốc Tây Âu gia nhập liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương NATO.
Đức gia nhập và trở thành thành viên thứ 15 của NATO vào ngày 6/5/1955. Một buổi lễ đánh dấu sự kiện này đă được tổ chức tại trụ sở của liên minh ở Brussels gần đây với sự tham dự của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.
Trong bối cảnh an ninh đang thay đổi nhanh chóng ở châu Âu, nhà lănh đạo Đức đă t́m cách trấn an các đồng minh đang lo lắng về những ǵ ông gọi là sự thay đổi địa chính trị mang tính thời đại.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm hôm 28/4, ông Steinmeier cho biết, NATO có thể trông cậy vào Berlin khi nói đến việc tăng cường đóng góp vào công cuộc bảo vệ châu Âu.
Ông cho biết, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra ác liệt, và với việc Mỹ gây sức ép dữ dội lên các đồng minh châu Âu của ḿnh, vị thế của Đức ở châu lục này càng trở nên quan trọng."Đức đang được kêu gọi và chúng tôi đă nghe thấy lời kêu gọi. Chúng tôi đă nhận được thông điệp, các vị có thể trông cậy vào chúng tôi… Chúng tôi sẽ nỗ lực để biến Đức, cả quân đội và cơ sở hạ tầng của ḿnh, trở thành xương sống của nền quốc pḥng châu Âu", Tổng thống Steinmeier nói khi đứng cạnh Tổng thư kư NATO Mark Rutte.
Về phần ḿnh, ông Rutte, vị quan chức dân sự hàng đầu của liên minh xuyên Đại Tây Dương, nhấn mạnh rằng một nước Đức hùng mạnh có ư nghĩa quan trọng đối với an ninh của châu Âu và sự ổn định toàn cầu."Với quân đội dọc theo phía đông của Liên minh, máy bay phản lực tuần tra bầu trời Baltic và tàu bảo vệ các tuyến tiếp tế quan trọng và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Biển Baltic. Đức cũng là nước châu Âu đóng góp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine", ông Rutte cho biết.
Trong một bước ngoặt lớn đối với một quốc gia theo truyền thống ủng hộ kỷ luật tài chính nghiêm ngặt, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đă phê duyệt các kế hoạch tăng chi tiêu lớn khi ông Friedrich Merz chuẩn bị nhậm chức Thủ tướng Đức vào tháng 5.
Kế hoạch tài chính bao gồm 500 tỷ Euro (569 tỷ USD) cho một quỹ đặc biệt dành cho cơ sở hạ tầng và các kế hoạch loại bỏ phần lớn đầu tư quốc pḥng khỏi các quy tắc hạn chế việc vay nợ, gọi là "phanh nợ" (debt brake).
Việc Berlin tăng mạnh chi tiêu quốc pḥng là do lo ngại ngày càng tăng rằng châu Âu không c̣n có thể hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ về quốc pḥng như đă từng, sau một loạt chỉ trích từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông.
|