Đầu tuần này, trường ĐH Harvard đă kiện chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngăn chặn việc bị đóng băng 2,3 tỉ USD tài trợ liên bang, theo kênh Al Jazeera.
Việc đóng băng tiền tài trợ cho các trường đại học diễn ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ gây sức ép buộc các trường phải hủy bỏ các chương tŕnh đa dạng, công bằng và ḥa nhập. Vào ngày 10-3, Bộ Giáo dục Mỹ cho biết đă gửi thư cho 60 cơ sở giáo dục đại học, cảnh báo các cơ sở này về "hành động thực thi" nếu họ không bảo vệ sinh viên Do Thái trong khuôn viên trường theo quy định trong Mục VI của Đạo luật Dân quyền.
Lá thư cũng trích dẫn lời Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon rằng: "Các trường cao đẳng và đại học Mỹ được hưởng lợi từ các khoản đầu tư công khổng lồ do người nộp thuế Mỹ tài trợ. Sự hỗ trợ đó là một đặc quyền và nó phụ thuộc vào việc tuân thủ chặt chẽ các luật chống phân biệt đối xử của liên bang.
Ngay sau đó, chính quyền Tổng thống Trump bắt đầu đóng băng nguồn tài trợ liên bang cho một số trường ĐH hàng đầu của nước Mỹ, đe dọa đến các nghiên cứu mà các trường đại học cho là rất quan trọng đối với sự tiến bộ y tế và khoa học.Vậy, điều ǵ đang diễn ra liên quan đến nguồn tài trợ liên bang tại các trường đại học ở Mỹ và liệu các trường đại học có thể tồn tại sau đợt đóng băng này không?
Tại sao Harvard lại kiện chính phủ Mỹ về vấn đề tài trợ?
Ngày 11-4, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và Cơ quan Quản lư Dịch vụ Tổng hợp đă đồng kư một lá thư gửi tới trường ĐH Harvard, cáo buộc trường ĐH này “trong những năm qua đă không đáp ứng được cả các điều kiện về quyền trí tuệ và quyền công dân cần thiết để nhận khoản đầu tư của liên bang".
Bức thư đưa ra một loạt yêu cầu đối với trường ĐH Harvard , bao gồm thay đổi cơ cấu lănh đạo để giảm quyền lực của sinh viên, giảng viên và các quản trị viên “thiên về hoạt động chính trị hơn là học thuật”, thay đổi tiêu chí tuyển sinh để loại trừ sinh viên quốc tế “thù địch với các giá trị của Mỹ”,...
Đây là động thái tiếp theo sau một bức thư riêng mà chính phủ Mỹ đă gửi cho Harvard vào ngày 3-4 yêu cầu trường đại học cải cách bất kỳ khoa nào bị coi là đang thúc đẩy “sự quấy rối bài Do Thái”.
Đáp lại, Hiệu trưởng trường ĐH Harvard - ông Alan Garber tuyên bố các yêu cầu trên đă vượt quá thẩm quyền của chính phủ liên bang.
“Nhà trường sẽ không từ bỏ quyền tự chủ cũng như các quyền hiến định của ḿnh. Không chính phủ nào, bất kể đảng nào nắm quyền, được phép quyết định chương tŕnh đại học tư nhân có thể giảng dạy” - ông Alan khẳng định trong thư phản hồi.
Vài giờ sau khi trường ĐH Harvard bác bỏ các yêu cầu, một lực lượng đặc nhiệm của Bộ Giáo dục Mỹ để giải quyết vấn đề bài Do Thái đă thông báo rằng khoản tài trợ liên bang trị giá 2,3 tỉ USD cho trường đại học này đă bị đóng băng.
Ngày 21-4, ông Garber cho biết đă đệ đơn kiện để ngăn chặn việc đóng băng tài trợ v́ nó là bất hợp pháp và vượt quá thẩm quyền của chính phủ”.
Đơn kiện được đệ lên Ṭa án quận Mỹ tại Massachusetts chống lại các nhà lănh đạo của Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Tổng cục Dịch vụ, Bộ Năng lượng, Bộ Quốc pḥng, Quỹ Khoa học Quốc gia và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia.
Đơn kiện cáo buộc chính quyền Tổng thống Trump “đă phát động một cuộc tấn công rộng răi vào các quan hệ đối tác tài trợ quan trọng” giúp trường ĐH Harvard và các trường đại học khác của Mỹ có thể thực hiện “nghiên cứu vô giá” trong các lĩnh vực y học, kỹ thuật và trí tuệ nhân tạo (AI).
Đơn kiện cũng cáo buộc rằng việc đóng băng tài trợ là bất hợp pháp v́ điều đó xâm phạm quyền Tu chính án thứ nhất - quyền bảo đảm quyền tự do ngôn luận.
“Vụ kiện này liên quan đến nỗ lực của chính phủ nhằm sử dụng việc cắt giảm nguồn tài trợ liên bang làm đ̣n bẩy để giành quyền kiểm soát quá tŕnh ra quyết định học thuật tại Harvard” - đơn kiện nêu rơ.Một ngày sau khi trường ĐH Harvard đệ đơn kiện, hơn 200 trường đại học và cao đẳng trên toàn nước Mỹ ngày 24-4 đă cùng ra tuyên bố chung chỉ trích sự can thiệp quá mức của chính quyền liên bang. Hiệu trưởng của các trường đại học công lập lớn đến nhỏ, bao gồm những trường danh tiếng nhất thuộc nhóm Ivy Leagues như trường ĐH Harvard, ĐH Columbia và ĐH Princeton đă kư vào tuyên bố chung này.
Hiệp hội các trường đại học Mỹ cho biết họ chào đón “những cải cách có tính xây dựng” và không chống lại “sự giám sát một cách hợp pháp” của chính phủ, tuy nhiên họ phản đối “sự can thiệp không thỏa đáng nhằm vào cuộc sống của những người đang học tập, sinh sống và làm việc tại các trường đại học”.
Tuyên bố chung cũng cho thấy các trường đại học sẽ “t́m kiếm phương thức sử dụng tài chính hiệu quả và công bằng hơn”, cũng chống lại “sự cưỡng chế” đến từ các nguồn tài trợ nghiên cứu công.
Harvard và các trường đại học khác có thể mất bao nhiêu tiền tài trợ?
Hiện tại, các khoản liên bang cho trường ĐH Harvard bị đóng băng gồm 2,2 tỉ USD tiền tài trợ và 60 triệu USD tiền hợp đồng. Tuy nhiên, c̣n nhiều khoản tiền khác đang bị đe dọa. Hồi tháng 3, chính quyền Tổng thống Trump đă thông báo sẽ xem xét lại 9 tỉ USD tài trợ cho trường ĐH Harvard.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đă cảnh báo sẽ thu hồi t́nh trạng miễn thuế và quyền tuyển sinh sinh viên nước ngoài của trường ĐH Harvard. Trong tuyên bố đầu tuần, ông Garber cũng cho rằng chính quyền liên bang đang cân nhắc thực hiện các biện pháp đóng băng thêm 1 tỉ USD trợ cấp.
Vào tháng 2, chính quyền Tổng thống Trump đă đóng băng 400 triệu USD tài trợ đối với ĐH Columbia - nơi nổi lên như tâm điểm của các cuộc biểu t́nh ủng hộ Palestine trong khuôn viên trường vào năm 2024. Chính quyền liên bang đă viện dẫn những ǵ họ gọi là "sự thất bại của trường trong việc bảo vệ sinh viên Do Thái khỏi sự quấy rối của những người bài Do Thái".
Hồi tháng 3, Tổng thống Trump cũng đóng băng 175 triệu USD tài trợ liên bang đối với trường cũ của ông là ĐH Pennsylvania, với lư do cho phép người chuyển giới nữ chơi thể thao dành cho nữ.
Những nguồn tài trợ nào c̣n bị nhắm tới?
Một số trường đại học cho biết họ đă nhận được lệnh “ngừng công việc”, tức là chỉ thị đ́nh chỉ toàn bộ hoạt động liên quan đến các dự án nghiên cứu cụ thể được tài trợ bằng nguồn vốn công.
“Các trường đại học Mỹ nhận được hai nguồn tài trợ chính từ chính phủ liên bang. Nguồn đầu tiên là hỗ trợ tài chính cho sinh viên, chảy vào hàng ngàn trường học. Nguồn thứ hai là tài trợ nghiên cứu, tập trung nhiều vào khoảng 200 trường đại học” - GS Robert Kelchen, trưởng khoa Lănh đạo Giáo dục và Nghiên cứu Chính sách tại ĐH Tennessee, cho hay.Theo GS Kelchen, chính phủ Mỹ đă dựa vào các trường đại học để tiến hành nghiên cứu nhằm mang lại lợi ích cho đất nước kể từ Thế chiến II và các trường đại học đă xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ điều đó.
Hồi đầu tháng 4, ĐH Cornell cho biết họ đă nhận được hơn 75 lệnh "ngừng công việc" từ Bộ Quốc pḥng Mỹ. Các lệnh được gửi đến Cornell liên quan nghiên cứu về vật liệu mới cho động cơ phản lực, hệ thống đẩy, mạng thông tin quy mô lớn, robot, siêu dẫn và truyền thông vệ tinh và không gian, cũng như nghiên cứu ung thư.
ĐH Cornell không nêu rơ số tiền tài trợ liên bang mà các dự án bị áp lệnh ngừng công việc đang nhận được, cũng như lư do chính phủ Mỹ làm như vậy.
ĐH Northwestern cũng đă nhận được các lệnh ngừng công việc liên quan đến khoảng 100 khoản tài trợ liên bang.
Vào đầu tháng 4, các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Trump đă đóng băng riêng rẽ hơn 1 tỉ USD tiền tài trợ liên bang cho ĐH Cornell và 790 triệu USD tiền tài trợ cho ĐH Northwestern. Tuy nhiên, cả Cornell và Northwestern đều cho biết họ chưa nhận được thông báo về việc đóng băng tài trợ này.
Các trường có ngân sách riêng?
Nhiều trường đại học có quỹ tài trợ lớn mà họ có thể trích ra thu nhập hàng năm để hỗ trợ các dự án nghiên cứu, học bổng và các chi phí khác. Quỹ tài trợ là một loạt quỹ hoặc tài sản được quyên góp cho một trường đại học để đảm bảo rằng tổ chức này được duy tŕ về mặt tài chính trong tương lai. Các khoản đóng góp từ thiện từ cựu sinh viên, các nhà tài trợ và các công ty chiếm một phần lớn trong quỹ tài trợ.
Quỹ tài trợ của trường ĐH Harvard có giá trị khoảng 53,2 tỉ USD trong năm tài chính 2024 – lớn nhất trong số các trường đại học. Theo trang web của trường ĐH Harvard, hơn 1/3 nghiên cứu tại Harvard nhận tài trợ trực tiếp từ trường đại học.
Quỹ tài trợ của ĐH Columbia có giá trị khoảng 14,8 tỉ USD trong năm tài chính 2024. Quỹ tài trợ của ĐH Cornell là khoảng 10,7 tỉ USD trong năm tài chính 2024, của ĐH Northwestern lên tới khoảng 14,3 tỉ USD, và của ĐH Pennsylvania là 22,3 tỉ USD.
Một số trường đại học sẽ có thể dựa vào các khoản tài trợ này nếu t́nh trạng đóng băng tài trợ liên bang vẫn tiếp diễn. GS Kelchen cho biết “các trường đại học thường chi khoảng 5% mỗi năm từ quỹ tài trợ của ḿnh và quỹ này cung cấp kinh phí cho các trường ĐH Harvard trên thế giới để bù đắp cho khoản mất mát tài trợ liên bang".
Tuy nhiên, theo ông Kelchen, các khoản tài trợ phải tuân theo các quy định và hạn chế riêng. Các khoản tài trợ tập trung nhiều vào khoảng vài chục trường đại học và khoảng 3/4 tổng số các khoản tài trợ bị hạn chế cho các mục đích cụ thể, gồm học bổng cho sinh viên.
Tại trường ĐH Harvard, các nhà tài trợ quyết định chương tŕnh, khoa và mục đích nào mà 70% tiền tài trợ hàng năm được chi cho, trong khi ĐH Columbia cho biết việc chi tiêu hàng năm của quỹ tài trợ là theo nguyện vọng của các nhà tài trợ.
Các trường đại học sẽ ứng phó thế nào?
GS Kelchen cho biết một số trường đại học nghiên cứu có thể sẽ trụ vững qua vài năm mà không cần đến nguồn tài trợ liên bang. Chẳng hạn, trong tuyên bố ngày 17-4, ban lănh đạo của ĐH Northwestern đă viết rằng hiện tại, trường sẽ tiếp tục tài trợ cho các dự án nghiên cứu mà chính phủ đă đóng băng tài trợ.
Hầu hết các trường đại học sẽ không đủ khả năng tài chính để làm điều này. Do đó, một số trường đă chấp thuận các yêu cầu từ chính phủ.
Ví dụ, sau khi nhận được danh sách yêu cầu từ chính phủ vào ngày 13-3, ĐH Columbia đă chấp nhận các yêu cầu và triển khai những chính sách mới trong khuôn viên trường.
Một số trường đại học sẽ cố gắng t́m kiếm các nguồn tài trợ khác. "Các trường đại học đă cố gắng đa dạng hóa các nguồn tài trợ trong nhiều năm. Hai nguồn có khả năng nhất là tăng tuyển sinh [để có thêm tiền học phí] và cố gắng tạo ra nhiều khoản quyên góp hơn" - GS Kelchen cho biết.
"Một số trường đại học có năng lực vật chất để tăng tuyển sinh, trong khi một số khác th́ không. Và các trường đại học đang hy vọng sẽ có một đợt quyên góp để giúp họ vượt qua thời kỳ khó khăn” - vị chuyên gia này nói thêm.
|
|