Hiện tại, COMAC có cả khách hàng tiềm năng lớn ở Châu Âu và Đông Nam Á.
Ngày 12/4/2025, chuyến bay QV331 do máy bay C909 của Lao Airlines khai thác đă cất cánh từ Sân bay quốc tế Wattay tại Viêng Chăn, đến Sân bay quốc tế Pakse một cách suôn sẻ, hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên thành công.
Đây là máy bay C909 đầu tiên được COMAC giao cho Lao Airlines vào tháng trước, đánh dấu lần đầu tiên một máy bay phản lực của Trung Quốc thâm nhập thị trường Lào.
Tại Việt Nam, C909 cũng đă hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Ngày 14/4, trên trang cá nhân, CEO Vietjet Đinh Việt Phương đă đăng tải h́nh ảnh chiếc C909 tại sân bay Nội Bài với màu sắc, logo của Vietjet và gọi đây là "dấu mốc mới" của hăng.
Đông Nam Á đặt mua 32 chiếc C909
Tính đến tháng 4/2025, 6 chiếc C909 đă được đưa vào khai thác tại Lào (1), Việt Nam (2) và Indonesia (3).
Hiện tại, COMAC có bốn khách hàng tiềm năng lớn ở Châu Âu và Đông Nam Á. Một trong số đó là hăng hàng không giá rẻ của Châu Âu Ryanair. Là một hăng hàng không giá rẻ nổi tiếng thế giới, chủ tịch công ty này đă thể hiện sự quan tâm lớn đến máy bay thương mại của Trung Quốc.
Tại Đông Nam Á, hăng hàng không AirAsia của Malaysia đă phát đi tín hiệu tích cực cho biết họ quan tâm đến việc mua 10 chiếc C909. AirAsia chiếm vị trí quan trọng trên thị trường hàng không Đông Nam Á và nổi tiếng với mô h́nh hoạt động giá rẻ và mạng lưới đường bay rộng khắp.
Ngay từ năm 2023, hăng hàng không GallopAir của Brunei đă kư một đơn đặt hàng với COMAC để mua 30 máy bay thương mại của Trung Quốc, bao gồm 15 chiếc C919 và 15 chiếc C909 với tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD.
Là một khách hàng cũ của COMAC, hăng hàng không TransNusa của Indonesia đă tiếp nhận và vận hành thành công 3 chiếc C909. Hiện tại, TransNusa có 7 đơn đặt hàng mua C909.
Trong tương lai, nếu các đơn đặt hàng dự kiến từ các khách hàng như AirAsia, Gallop Air và TransNusa được thực hiện, C909 sẽ tăng doanh số bán hàng thêm ít nhất 32 máy bay. Không chỉ vậy, COMAC c̣n hy vọng, VietJet Air và Lao Airlines sẽ chuyển từ thuê sang mua trong tương lai.
Hoạt động của C909 tại Lào
Thiếu sót lớn nhất của COMAC hiện nay chính là hăng này chưa có hệ thống dịch vụ toàn cầu. Do đó, việc giao máy bay C909 cho Lao Airlines không chỉ là việc bán một chiếc máy bay mà c̣n phản ánh một mô h́nh mới: Xuất khẩu toàn bộ năng lực và hệ thống dịch vụ để đảm bảo khách hàng có thể sử dụng và sử dụng tốt.
Để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của loại máy bay này tại Lào, COMAC đă thành lập một đội ngũ đặc biệt để hỗ trợ Lao Airlines trong việc tiếp nhận và sử dụng loại máy bay mới này trong suốt quá tŕnh.
Từ việc biên soạn hướng dẫn bay đến đào tạo phi công và nhân viên bảo tŕ, từ việc cung cấp vật tư hàng không và phụ tùng thay thế đến việc thiết lập hệ thống bảo tŕ. Có thể nói, thứ được chuyển đến không chỉ là một chiếc C909, mà là cả một đội bay giàu kinh nghiệm được gửi sang Lào.
Để đảm bảo Lao Airlines có thể sử dụng máy bay một cách tự tin, COMAC đă cử một nhóm hỗ trợ bao gồm phi hành đoàn, tiếp viên hàng không, kiểm soát hoạt động, bảo dưỡng v.v... để giúp Lao Airlines thiết lập hệ thống MRO (bảo tŕ, sửa chữa và vận hành) hoàn chỉnh và cùng với Lao Airlines đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của C909.
Các thành viên phi hành đoàn mới của Lao Airlines đă làm quen với việc lái máy bay này dưới sự hướng dẫn của các giảng viên Trung Quốc, đội ngũ nhân viên mặt đất và nhân viên bảo tŕ cũng nắm vững các kiến thức bảo tŕ cơ bản dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư Trung Quốc.
Khác với mô h́nh mà Lào lựa chọn - được gọi là thuê khô, VietJet Air chọn thuê ướt hai chiếc C909 từ Chengdu Airlines trong thời hạn 6 tháng.
Trong lĩnh vực hàng không, mặc dù chỉ khác nhau một từ nhưng sự khác biệt là rất lớn. Sự khác biệt giữa hợp đồng thuê ướt và hợp đồng thuê khô quyết định ai sẽ lái, bảo dưỡng và sửa chữa máy bay.
Do đó, sau khi VietJet Air lựa chọn h́nh thức thuê ướt, không chỉ 2 chiếc C909 mà toàn bộ đội ngũ hỗ trợ hoạt động như phi hành đoàn và đội ngũ bảo dưỡng cũng đều thuộc Chengdu Airlines.
VietJet Air không cần phải đầu tư ngay vào đào tạo đội ngũ hỗ trợ C909 hay xây dựng hệ thống hậu cần tương ứng. Hăng có thể nhanh chóng sử dụng máy bay mới để khai thác các tuyến bay, cực kỳ linh hoạt.
Đặc biêt, tờ Guancha (Trung Quốc) thán phục cho rằng, lựa chọn của VietJet Air rất hợp lư về mặt thương mại. Hăy lấy việc mua ô tô làm ví dụ minh họa. Thuê xe trong một thời gian trước khi mua, lái thử trong một tháng để xem có vấn đề ǵ không là một lựa chọn rất hợp lư. Thời hạn thuê 6 tháng sẽ cho phép VietJet Air thử nghiệm hiệu suất và khả năng thích ứng của C909 trong hoạt động thực tế, cũng như quan sát phản hồi của hành khách và chi phí bảo tŕ để quyết định có nên đưa máy bay này vào khai thác lâu dài hay không.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, C909 là ḍng máy bay phản lực chở khách hoạt động trên các chặng bay ngắn đến trung b́nh, có khả năng chuyên chở từ 78 đến 95 hành khách và đạt tốc độ hành tŕnh khoảng 825 km/h.
Máy bay này có chiều dài thân là 33,46 mét, sải cánh rộng 27,29 mét, cao 8,4 mét và trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 40,5 tấn. Đáng chú ư, hệ thống quy chuẩn an toàn hàng không của Trung Quốc áp dụng cho C909 được xây dựng với các thành phần tương đồng với quy định của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).
Loại máy bay này đă phục vụ hơn 19,16 triệu lượt hành khách trên 633 đường bay kết nối 158 thành phố và 181 sân bay, với tổng số giờ bay tích lũy vượt 550.000 giờ cùng hơn 330.000 lượt cất và hạ cánh.
Theo báo cáo từ COMAC, kể từ khi đưa vào khai thác, C909 chưa từng ghi nhận bất kỳ tai nạn hay sự cố nghiêm trọng nào. Trong năm qua, trung b́nh mỗi ngày một chiếc C909 thực hiện khoảng 5,2 giờ bay với tỷ lệ hoạt động tin cậy đạt trên 99%.
VietBF@ Sưu tập