
Khi tôi đặt câu hỏi này đến những đứa trẻ 15- 16- 17 tuổi ở nhiều ngôi trường tôi đă đi qua th́ câu trả lời của các em luôn khiến tôi hụt hẫng, đôi khi c̣n là giận (v́ thương). Bởi rất nhiều em, nếu không muốn nói là hầu hết các em, đều cho tôi thấy một h́nh ảnh mơ hồ về chính các em trong tương lai, thậm chí, tôi không thấy các em trong chính tương lai của các em.
Thế hệ của chúng tôi cũng khác ǵ các em của hôm nay, những ngày 15,16,17 tuổi, chúng tôi cũng không biết 2023 chúng tôi sẽ thế nào. Là bởi thế hệ của chúng tôi, ước mơ về tương lai vẫn chỉ là ước mơ của cha mẹ, của thầy cô. Thảng hoặc, có đôi ba đứa trẻ khác biệt một chút, có ước mơ, th́ đều bị coi là khùng, là hâm, là trẻ con, là mấy thứ mộng mơ hăo huyền. Thật khó để một đứa trẻ ở tuổi đó, tại Việt Nam ḿnh, có một ước mơ rơ ràng chứ đừng nói là có một kế hoạch. Thậm chí nhiều đứa trẻ nói với tôi: Nói trước bước không qua anh ạ! Hay buồn hơn và phổ biến hơn là: Em không biết!
Lũ trẻ của chúng ta không có ước mơ v́ nhiều lư do. Là bởi chính cha mẹ của chúng cũng chưa từng có ước mơ hoặc đă từng mơ ước để rồi chẳng thể hoàn thành nó. Là bởi chính cha mẹ cũng coi ước mơ là thứ viển vông. “Mày chỉ cần học cho giỏi vào, sau này ra đời kiếm được nhiều tiền về trả hiếu cho cha mẹ là được”. Ước mơ không có th́ làm sao lên kế hoạch cuộc đời? Hoặc ước mơ chỉ là ao ước không có mục tiêu. Là mục tiêu mà cha mẹ, thầy cô đưa ra cho trẻ là những mục tiêu của chính họ. Là cơm áo gạo tiền quan trọng hơn những ước mơ. Và c̣n là bởi lũ trẻ ngoài học hành ra, ít được trải nghiệm nhiều hơn trong cuộc đời. Tầm nh́n của chúng chỉ xoay quanh cô A, chú B nhà bên. Có đứa trẻ nghiện Tiktok th́ bị những clip sai lệch khiến chúng không tin vào việc học đại học, nghĩ sai về việc nhẹ lương cao, ảo tưởng về việc có thể kiếm trăm triệu mà không vất vả.
Thế hệ của chúng ta đă nghèo nàn ước mơ bao nhiêu, sao chúng ta để những đứa trẻ của chúng ta cũng lặp lại điều đó? Nên tôi vẫn mượn những cuộc tṛ chuyện của ḿnh, dù với bất cứ chủ đề ǵ đều thêm phần nói về việc các em trở thành người mà các em muốn trở thành trong tương lai. Là gieo vào các em ước mơ và cùng các em lên kế hoạch thực hiện ước mơ đó. Nhưng tôi cũng cần chính các thầy cô, cha mẹ phải cùng tôi làm điều đó. Là con sẽ thế nào, là ai, ra sao sau 1 năm nữa, 3 năm nữa, 5 năm nữa và xa hơn.
Bằng:
1. Cuộc đời của con là của con. Cha mẹ, thầy cô chỉ là người đồng hành và hỗ trợ con.
2. Bắt đầu học cách ra quyết định cho chính bản thân ḿnh, cuộc đời của ḿnh bằng việc học tin vào bản thân ḿnh nhiều hơn, làm chủ bản thân trước khi muốn làm chủ tương lai của ḿnh.
3. Chúng ta trưởng thành bằng trải nghiệm nhiều hơn nhưng trở thành một đứa trẻ có trách nhiệm cũng là thứ giúp con trưởng thành. Cha mẹ trao quyền để các con học cách chịu trách nhiệm với quyền con được trao.
4. Mỗi chúng ta đều có giá trị trong cuộc đời này. Việc của con là khiến giá trị của con mỗi ngày một có giá trị hơn, bảo vệ giá trị bản thân và phát triển nó. Không ai có quyền được coi thường con, xúc phạm con, áp đặt con phải sống theo cái nhíu mày của họ.
5. Con là đứa trẻ hôm nay nhưng con là người thành công của ngày mai. Hăy nhớ điều đó và coi đó là mục tiêu mà con theo đuổi. Hăy h́nh dung về người thành công và hăy trở thành người như thế! Là chính con!
VietBF@sưu tập