Theo như sự leo thang căng thẳng thuế quan hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nét ǵ đó quen thuộc. Hai siêu cường đă đụng độ trên đấu trường thương mại vào năm 2018 trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump. Tuy nhiên, t́nh h́nh hiện nay lại rất khác trên nhiều phương diện, dường như đang mang lại lợi thế cho Bắc Kinh, với việc hai bên liên tiếp đua nhau tăng mức thuế quan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong lần gặp nhau tại Bắc Kinh, ngày 09/11/2017. AP - Andy Wong
Leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay có hơi hướm của cuộc chiến thương mại năm 2018 với việc hai bên liên tiếp đua nhau tăng mức thuế quan. Tuy nhiên, t́nh h́nh hiện nay lại rất khác trên nhiều phương diện, dường như đang mang lại lợi thế cho Bắc Kinh.
Lặp lại nhưng không hẳn giống hoàn toàn. Sự leo thang căng thẳng thuế quan hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nét ǵ đó quen thuộc. Hai siêu cường đă đụng độ trên đấu trường thương mại vào năm 2018 trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump.
Khi đó cũng vậy, Bắc Kinh và Washington đă “ăn miếng trả miếng”, thuế đáp thuế. Họ đang đi theo một kịch bản rất giống nhau từ khi tổng thống Mỹ hôm thứ Tư, ngày 2 tháng 4, tuyên bố áp đặt các hàng rào thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ từ hầu như khắp nơi trên thế giới.
Donald Trump bắt đầu bằng việc áp thuế đối ứng 34% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn đă phải chịu mức thuế 20%. Hai ngày sau, Bắc Kinh quyết định đáp trả tương ứng, khiến tổng thống Mỹ tức giận, lao vào cuộc đua đẩy mức thuế quan đánh vào hàng hóa từ Trung Quốc lên đến mức kỷ lục, đến giờ là 145%. Tôn Hân (Xin Sun), chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại King's College London, nhận xét : " Trung Quốc là quốc gia duy nhất công bố các biện pháp trả đũa nhanh chóng như vậy".
Sự trở lại của luật trả đũa
Có vẻ như Bắc Kinh không mấy ấn tượng với các con số của mức thuế Mỹ mà chỉ cam đoan Trung Quốc đă sẵn sàng "chiến đấu đến cùng", Bộ Thương Mại Trung Quốc tuyên bố hôm thứ Hai (07/04).
Như vậy là cái logic leo thang và luật trả đũa (luật Talion) giữa hai nước dường như đă quay trở lại. Tuy nhiên, ông Tôn Hân khẳng định rằng việc so sánh có giới hạn v́ "t́nh h́nh rất khác biệt" với hai nước, có những thuận lợi và bất lợi khác với năm 2018.
Trước hết là t́nh h́nh kinh tế của Trung Quốc. “Trung Quốc hiện yếu hơn, và thuế quan sẽ khiến bối cảnh kinh tế càng thêm khó khăn, đặc biệt nếu xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu,” Johannes Petry, chuyên gia về kinh tế chính trị và thị trường tài chính Trung Quốc tại Đại học Goethe, Frankfurt, Đức nhận định. Năm 2024, Trung Quốc khó khăn lắm mới đạt mức tăng trưởng 5%, như mục tiêu chính thức mà Bắc Kinh đặt ra. Mức khá thấp so với tiêu chuẩn Trung Quốc, vốn lâu nay đă quen với tỷ lệ tăng trưởng hai con số.
Theo chuyên gia này, chỉ cần phân tích t́nh h́nh kinh tế hiện tại cũng đă có thể cho thấy rằng “Trung Quốc đang ở thế yếu hơn”. Đặc biệt là trong bối cảnh chính quyền lo ngại về các bất ổn xă hội do làn sóng bất măn từ người dân, những người đang đối mặt với thất nghiệp mức sống đi xuống. Ngay sau đại dịch Covid-19, đă từng xảy ra các cuộc biểu t́nh. Marc Lanteigne, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Bắc Cực của Na Uy cho rằng : “chính quyền sẽ chịu áp lực rất lớn trong việc giảm thiểu tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại này”.
Donald Trump cũng được tự do hành động nhiều hơn so với năm 2018: không c̣n ai trong nội các để kiềm chế tham vọng áp thuế của ông. Trong nhiệm kỳ đầu, một số cố vấn có xu hướng ôn ḥa hơn, vẫn được gọi bằng biệt danh những « người lớn trong nhà » như chánh văn pḥng John Kelly hay cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, đă ngăn Trump không đi quá xa.
"Thế kẻ khùng" đối với sự chuẩn bị của Trung Quốc
Lần này không c̣n như vậy nữa, chính phủ là một câu lạc bộ những người hâm mộ Donald Trump. Các nước , đặc biệt là Trung Quốc, bị hứng đ̣n thuế quan của Mỹ v́ thế không thể hy vọng có sự hiện diện của một người điều ḥa nào đó trong giới thân cận với ông chủ Nhà Trắng. Hơn bao giờ hết, Donald Trump có thể áp dụng " thế kẻ khùng ", một chiến lược ngoại giao được cựu tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ưa chuộng, đó là chiến lược khiến người đối thoại tin rằng ḿnh có khả năng làm bất cứ điều ǵ.
Trong cơn sốt áp thuế hải quan đánh vào khắp mọi nơi, Washington cũng đă quyết định đặc biệt nhắm vào các quốc gia - chẳng hạn như Mêhicô và Việt Nam - mà các nhà xuất khẩu Trung Quốc đă sử dụng làm trung gian để né tránh thuế hải quan của Mỹ hồi năm 2018.
Tuy nhiên, theo nhận định của Marc Lanteigne, Donald Trump lần này phát động tấn công một đối thủ đă “ được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn so với năm 2018, ít nhất là v́ họ không bị bất ngờ”.
Nhà phân tích chính trị này cho biết thêm là thực tế, sau khi Joe Biden đắc cử vào năm 2020, “Bắc Kinh nhận thấy Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy tŕ phần lớn các mức thuế quan mà Donald Trump đă thiết lập. Điều này đă khiến chính quyền Trung Quốc tin rằng họ cần phải chuẩn bị để tách xa hơn nữa về kinh tế với Mỹ”.
Một phần của nhiệm vụ đó đă đạt được : “Vào năm 2018, gần 20% hàng xuất khẩu của Trung Quốc được đưa sang thị trường Mỹ, nhưng hiện nay con số này chỉ c̣n khoảng 14%,” theo đánh giá của chuyên gia Tôn Hân. Ông Johannes Petry cho biết thêm rằng sự định hướng lại thương mại của Trung Quốc trong vài năm qua có nghĩa là "buôn bán với các nước đang trỗi dậy có sức nặng hơn là làm ăn với các nước G7"..
Ngoài ra, Trung Quốc hiện có thể có nhiều phương tiện hơn so với Mỹ để hạn chế thiệt hại kinh tế do cuộc chiến thương mại. “ Phạm vi hành động tài chính và tiền tệ của chính phủ Trung Quốc vẫn c̣n lớn để cứu nền kinh tế khi cần thiết,” chuyên gia Johannes Petry khẳng định.
Trong khi đó, tại Mỹ, thâm hụt ngân sách đă tăng từ mức dưới 4% năm 2018 lên hơn 6% vào năm 2024. Điều này khiến chính quyền Mỹ hiểu rằng, nếu xảy ra suy thoái kinh tế, họ sẽ không c̣n nguồn dự trữ tương tự như năm 2018.
Leo thang đến mức nào?
Ngoài ra, “lần này Donald Trump đă ra đ̣n rất mạnh ngay từ đầu với các mức thuế quan này”, theo nhận xét của Tôn Hân. Theo chuyên gia này, “những sản phẩm bị đánh thuế trên 50% đă không c̣n khả năng cạnh tranh trên thị trường Bắc Mỹ, nên nếu Donald Trump quyết định tiếp tục tăng mức thuế quan, th́ cũng sẽ không tạo ra khác biệt lớn”.
Trung Quốc đă giữ được nhiều phương án linh hoạt hơn để gia tăng áp lực. Ví dụ, Bắc Kinh đă bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế đối với “một số loại đất hiếm, và vẫn c̣n có thể đưa thêm nhiều loại đất hiếm vào danh sách này”, chuyên gia Tôn Hân khẳng định. Hoa Kỳ hiện nhập khẩu tới 80% nhu cầu đất hiếm từ Trung Quốc.
Lựa chọn chính của Mỹ để duy tŕ chủ trương trong làn sóng căng thẳng leo thang này, ngoài việc tiếp tục tăng thuế cao hơn, theo đánh giá của Johannes Petry, có thể Washington sẽ “áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính và kinh tế tương tự như những ǵ đă làm với Nga”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia được France 24 phỏng vấn, dù không thể loại trừ hoàn toàn khả năng này, đó vẫn sẽ là biện pháp cuối cùng.
Theo đánh giá của Marc Lanteigne, “nếu Donald Trump không áp thuế với hầu hết các đồng minh của ḿnh, có lẽ ông ấy đă có thể trông cậy vào họ để gia tăng áp lực với Trung Quốc”.
Thực tế, thái độ của các quốc gia khác đối với hai cường quốc này vẫn là ẩn số lớn nhất trong cuộc chiến thương mại mới. Theo ông Tôn Hân, “nếu Hoa Kỳ thành công trong việc buộc các nước khác từ bỏ thuế quan, nếu họ đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống Trung Quốc, th́ đó sẽ là kịch bản tồi tệ nhất đối với Bắc Kinh”.
Nếu Trung Quốc tránh được điều này, th́ rơ ràng họ sẽ ở một vị thế tốt hơn so với năm 2018. Và đó chính là lư do mà, theo Marc Lanteigne, Trung Quốc đă quyết định phản ứng nhanh chóng và quyết liệt: “Họ không thể để bị nh́n nhận là yếu đuối”. Chuyên gia Tôn Hân kết luận : “Đây cũng là một thông điệp gửi đến các quốc gia khác rằng Trung Quốc sẽ không dung thứ cho kiểu hành xử thương mại như vậy”.