Thương mại : Chiến thuật thâm hiểm của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ
Theo như lănh đạo siêu cường số 1 thế giới khai mào cuộc chiến với gần như toàn cầu, để rồi mới vừa ra trận đă tạm rút khỏi chiến trường từ đầu cuộc thương chiến, Donald Trump luôn là bên tung đ̣n ra trước. Tựa như một lái thương rao hàng, trong Nhà Trắng, tổng thống Hoa Kỳ loan báo 10, 20 rồi 54, 84 hay 125, 145 % … , thuế hải quan đánh vào hàng Trung Quốc.

Ảnh tư liệu : Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản ngày 29/06/2019. REUTERS - Kevin Lamarque
Trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thương mại, chiến thuật của Donald Trump và Tập Cận B́nh là hai thái cực. Phần thắng đang nghiêng về phía Bắc Kinh, nhất là khi Nhà Trắng cần nhanh chóng ghi điểm với cử tri và công luận Mỹ, c̣n Trung Quốc th́ tỏ ra không hấp tấp.
Từ đầu cuộc thương chiến, Donald Trump luôn là bên tung đ̣n ra trước. Tựa như một lái thương rao hàng, trong Nhà Trắng, tổng thống Hoa Kỳ loan báo 10, 20 rồi 54, 84 hay 125, 145 % … , thuế hải quan đánh vào hàng Trung Quốc. Lănh đạo siêu cường số 1 thế giới khai mào cuộc chiến với gần như toàn cầu, để rồi mới vừa ra trận đă tạm rút khỏi chiến trường : Mỹ chỉ c̣n đánh thuế tối thiểu 10 % các đối tác thương mại nhưng tập trung hết « hỏa lực » để tấn công Trung Quốc. Cho dù để ngỏ khả năng đàm phán với Tập Cận B́nh nhưng trong hoàn cảnh đó, làm thế nào Bắc Kinh có thể chấp nhận đối thoại để hạ nhiệt t́nh h́nh, nhất là khi Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai toàn cầu, lại có tham vọng kiến tạo lại một trật tự thế giới mới, soán ngôi Hoa Kỳ.
Sai lầm đầu tiên của tổng thống Donald Trump là để mất một cánh cửa đối thoại với nước đang là một trong hai chủ nợ nước ngoài lớn nhất của ḿnh, kiểm soát từ 70 % đến 90 % kim loại hiếm, mạch sống của công nghệ mới của nước Mỹ.
Vào lúc Donald Trump tỏ ra hung hăng, cao ngạo và « hiếu chiến » th́ ở góc đài bên kia, Tập Cận B́nh tỏ ra là một chính khách có trách nhiệm, điềm tĩnh, chín chắn. Trung Quốc vẫn muốn đưa ra h́nh ảnh một « quốc gia ôn ḥa » muốn giao lưu với thế giới trên cơ sở một mối quan hệ « có lợi cho cả đôi bên ». Điều đó không có nghĩa là đảng Cộng Sản Trung Quốc từ bỏ tham vọng thống nhất Đài Loan, khẳng định chủ quyền ở Biển Đông hay Hoa Đông và liên tục điều tàu chiến đến các vùng biển Nam Thái B́nh Dương …
Cũng v́ tác động chiến tranh thương mại mà Mỹ khởi động, Trung Quốc có cơ hội lôi kéo các đồng minh của Mỹ, từ Liên Âu đến Nhật Bản, Hàn Quốc hay Úc … đang khốn đốn trước các đ̣n thuế hải quan của ông Trump. Tiếp thủ tướng Tây Ban Nha sáng nay 11/04/2025, ông Tập kêu gọi Liên Âu đoàn kết với Trung Quốc trước những đ̣n « hù dọa và uy hiếp » của Mỹ.
Nh́n vào tương quan lực lượng, Trung Quốc ngày nay không c̣n lệ thuộc vào công nghệ cao của Mỹ nhiều như 2 thập niên về trước. Trái lại, trung b́nh 25 % hàng tiêu thụ ở Mỹ do Trung Quốc sản xuất và tỷ lệ này cao hơn rất nhiều trong các lĩnh vực giày dép và may mặc, hay đồ gia dụng …
Trong nhiều tuần qua và nhất là từ khi hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu bị đánh thuế với những tỷ lệ « trên trời », Bắc Kinh kết hợp hai biện pháp : Giới hạn xuất khẩu 2 rồi 7 và thậm chí là 8 kim loại hiếm trong số 22 sản phẩm « chiến lược » đối với công nghệ và công nghiệp của Hoa Kỳ, đồng thời bán ra một số công trái của Mỹ mà họ đang nắm giữ. Qua đó gây hoang mang trong giới tài chính và đă suưt đẩy Hoa Kỳ vào thế thiếu hụt thanh khoản. Các báo tài chính Anh Mỹ và Nhật Bản đồng loạt cho rằng chính « động thái này » đă buộc tổng thống Donald Trump phải lùi bước, hoăn kế hoạch « Ngày Giải Phóng » nước Mỹ trong 90 ngày…
Sau cùng, cuộc đọ sức Mỹ -Trung lần này cũng cho thấy một nhược điểm khác của siêu cường số 1 thế giới : trên bàn cờ quốc tế, vào lúc Washington « rũ áo » với các đồng minh truyền thống, từ Mêhicô, Canada đến châu Âu, rồi bắt chẹt một quốc gia như Ukraina đang phải đối mặt với chiến tranh … th́ qua phản ứng của Trung Quốc chỉ riêng trên vấn đề thương mại, quốc tế đă hiểu rằng, Bắc Kinh có đủ vũ khí tự vệ và có hẳn một chiến lược lâu dài trước một trận đấu với nền kinh tế số 1 toàn cầu.
Điều nguy hiểm ở đây là vào lúc công luận quốc tế chỉ tập trung vào hồ sơ thương mại, vào chính sách thuế hải quan của Mỹ th́ những hồ sơ nóng bỏng khác của thế giới như chiến tranh Ukraina hay xung đột ở Trung Đông, châu Phi … bị ch́m vào quên lăng. Cùng lúc th́ một mối liên minh càng lúc càng chặt chẽ giữa Iran, Bắc Triều Tiên, Nga và Trung Quốc đang h́nh thành. Điều đó không hẳn bất lợi cho những tính toán về địa chiến lược của Tập Cận B́nh, như ghi nhận của một hai nhà Trung Quốc học Mathieu Duchatel và François Godment, viện nghiên cứu Montaigne, Paris.