Theo như có hơn 100 người di cư Ấn Độ bị c̣ng tay và xích chân trên chuyến bay trục xuất kéo dài 40 giờ về nước làm cho sự bất b́nh nổi lên ở Ấn Độ. Ở những nơi khác tại New Delhi, các thành viên của nhóm thanh niên thuộc đảng đối lập chính của Ấn Độ cũng có những hành động bày tỏ sự phản đối với cách trục xuất người di cư của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
![](https://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=2488148&stc=1&d=1739119261)
Máy bay quân sự Mỹ trục xuất những người nhập cư Ấn Độ hạ cánh tại Amritsar, Ấn Độ ngày 5/2. Ảnh: Reuters.
Hơn 100 người di cư Ấn Độ bị c̣ng tay và xích chân trên chuyến bay trục xuất kéo dài 40 giờ về nước, bao gồm cả trong giờ nghỉ đi vệ sinh, trong vụ việc mới nhất gây phẫn nộ đối với chiến dịch trục xuất hàng loạt từ Mỹ, theo CNN.
"Họ đối xử với chúng tôi rất tệ"
Các nhà lập pháp Ấn Độ đă biểu t́nh bên ngoài Quốc hội nước này hôm 6/2, một số người đeo c̣ng và xích để nêu bật lên sự đối xử không thỏa đáng với những người bị trục xuất.
Ở những nơi khác tại New Delhi, các thành viên của nhóm thanh niên thuộc đảng đối lập chính của Ấn Độ cũng có những hành động bày tỏ sự phản đối với cách trục xuất người di cư của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vào tháng trước, cảnh tượng những người Colombia bị trục xuất với xiềng xích khi lên chuyến bay trục xuất của Mỹ đă gây ra một cuộc đối đầu gay gắt giữa hai nước, trong đó Tổng thống Colombia Gustavo Petro ban đầu từ chối cấp phép hạ cánh cho máy bay quân sự Mỹ.
Sự phẫn nộ ở Ấn Độ diễn ra vài ngày trước chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Narendra Modi tới gặp Tổng thống Donald Trump - nhân vật mà nhà lănh đạo Ấn Độ gọi là "người bạn thực sự" - tại Nhà Trắng.
Ông S. Kuldeep Singh Dhaliwal, một bộ trưởng chính phủ tại tiểu bang Punjab phía tây Ấn Độ, nơi chuyến bay trục xuất hạ cánh hôm 5/2, đang hối thúc Thủ tướng Modi "hăy dùng t́nh bạn tốt của ḿnh để giải quyết vấn đề".
Văn pḥng của ông Dhaliwal cũng đặt câu hỏi về "tính hữu ích của t́nh bạn này nếu nó không thể giúp đỡ những công dân Ấn Độ đang gặp khó khăn", tuyên bố của văn pḥng ông cho biết.
Theo một quan chức Mỹ, chuyến bay trục xuất tới Ấn Độ là chuyến bay dài nhất kể từ khi chính quyền Trump bắt đầu triển khai máy bay quân sự để trục xuất người di cư.
"Tay chúng tôi bị c̣ng và mắt cá chân bị trói bằng xích trước khi lên máy bay", Akashdeep Singh, 23 tuổi, đến Punjab hôm 5/2 cùng 103 người bị trục xuất khác, cho biết.
"Chúng tôi đă yêu cầu các quan chức quân đội tháo xích ra để ăn uống hoặc đi vệ sinh nhưng họ đối xử với chúng tôi rất tệ và không hề tôn trọng", Singh nói thêm.
"Cách họ nh́n chúng tôi, tôi sẽ không bao giờ quên... Chúng tôi đi vệ sinh với xiềng xích trên người. Ngay trước khi máy bay hạ cánh, họ đă tháo (xiềng xích) cho những người phụ nữ. Chúng tôi đă chứng kiến điều đó. C̣n chúng tôi được viên chức cảnh sát địa phương gỡ bỏ xiềng xích sau khi máy bay hạ cánh sau đó".
Lănh đạo Tuần tra Biên giới Mỹ Michael W. Banks đă đăng trên X một video về những người Ấn Độ bị trục xuất bị đưa lên máy bay. Trong video, có thể thấy xiềng xích trên cổ tay và mắt cá chân của một số người đàn ông đang lê bước chậm răi lên máy bay.
CNN cho biết đang liên hệ với Lầu Năm Góc và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ để đề nghị b́nh luận về việc liệu những người bị trục xuất có bị xiềng xích trong suốt chuyến bay hay không.
"Cuộc sống tốt đẹp hơn, tương lai tốt đẹp hơn"
![](https://i.ibb.co/KJYp577/z6301321982576-e9f64b58102bfc8e36e10738ade63a4c.jpg)
Cảnh sát đứng gác ở cổng khi xe cảnh sát chở người nhập cư Ấn Độ bị trục xuất khỏi Mỹ rời sân bay ở Amritsar, Ấn Độ, ngày 5/2. Ảnh: Reuters.
Sukhpal Singh, 35 tuổi, một người bị trục xuất trên chuyến bay, cũng cho biết họ bị xiềng xích trong suốt chuyến bay, bao gồm cả khi dừng chân tiếp nhiên liệu trên đảo Guam ở Thái B́nh Dương.
“Họ đối xử với chúng tôi như tội phạm”, Singh kể lại. “Nếu chúng tôi cố đứng dậy v́ chân sưng lên do bị xích, họ sẽ hét vào mặt chúng tôi nói chúng tôi ngồi xuống”.
Những người trẻ tuổi từ Ấn Độ t́m kiếm cơ hội việc làm chiếm một phần đáng kể trong số những người di cư không có giấy tờ ở Mỹ. Nhiều người trong số đó trải qua hành tŕnh mạo hiểm qua châu Mỹ Latinh để đến biên giới phía nam của Mỹ. Nhiều người trải ḷng rằng họ không thấy tương lai ở quê nhà, nơi cuộc khủng hoảng việc làm đang ḱm hăm hy vọng của những người trẻ tuổi ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Chỉ trong bốn năm, số lượng công dân Ấn Độ nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ đă tăng vọt - từ 8.027 người trong năm tài chính 2018-19 lên 96.917 người trong năm 2022-23, theo dữ liệu của chính phủ.
Các gia đ́nh tiết lộ rằng họ đă phải bán đất để có được hàng chục ngh́n USD đóng phí cho các "đại lư du lịch" đưa con em ḿnh đến Mỹ, trong những hành tŕnh đầy hiểm nguy.
“Tôi ra đi để t́m việc làm, v́ cuộc sống tốt đẹp hơn, v́ tương lai tốt đẹp hơn”, Sukhpal Singh trải ḷng. Anh có 2 đứa con và chỉ hy vọng có thể chu cấp tốt hơn cho các con bằng cách kiếm việc làm ở Mỹ.
“Bạn thấy điều đó trong phim, bạn nghe mọi người xung quanh nói rằng ở đó có việc làm, và ở đó mọi người thành công, vậy nên tôi cũng muốn đi”, anh nói thêm.