Luật Di Trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp.
Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California, được Luật Sư Đoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ.
Hiện nay California có trên 195,000 luật sư nhưng chỉ có 236 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú, trong số đó có Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương. Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương từng làm việc cho Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS). Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và bổ túc các tài liệu cần thiết để được Sở Di Trú chấp thuận.
Vào ngày 29 Tháng Giêng, Tổng Thống Donald Trump đă kư ban hành Đạo Luật Laken Riley, nhắm vào người nhập cư không có giấy tờ. Luật này yêu cầu tạm giam những người bị bắt; bị buộc tội; bị bắt v́ bị kết án, thừa nhận đă phạm, hoặc thừa nhận thực hiện các hành vi cấu thành các tội danh mà không cần họ phải bị kết án trước.
Các tội danh bao gồm ăn trộm, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, trộm cắp vặt, hành hung nhân viên thực thi pháp luật, hoặc bất kỳ tội nào dẫn đến tử vong hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho người khác.
Ngoài ra, đạo luật này cho phép Attorney General (bộ trưởng Tư Pháp) của mỗi tiểu bang trong 50 tiểu bang kiện bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ và bộ trưởng Bộ An Ninh Nội Địa (USDHS) nếu một người nhập cư có t́nh trạng pháp lư không rơ ràng hoặc đang tranh chấp, được tạm thả vào Hoa Kỳ, và phạm tội gây thiệt hại về thể chất hoặc tài chính cho tiểu bang hoặc cư dân của tiểu bang đó, với mức thiệt hại trên $100.
Đạo luật này được đặt tên là Laken Riley v́ dựa trên cái chết của cô Laken Riley. Vào ngày 22 Tháng Hai, 2022, cô Laken Riley, một sinh viên 22 tuổi ngành điều dưỡng tại Đại Học Augusta, đă bị sát hại khi đang chạy bộ tại Đại Học Georgia ở Athens, Georgia. Thi thể của cô được phát hiện tại Công Viên Rừng Oconee gần Hồ Herrick; nguyên nhân tử vong là do chấn thương nghiêm trọng và ngạt thở.
Cô Laken Riley bị nghi can José Antonio Ibarra sát hại. Nghi can là công dân Venezuela nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ vào Tháng Chín 2022, vượt biên giới phía Nam với Mexico gần El Paso, Texas. Trước khi vụ án mạng xảy ra, nghi can đă bị buộc tội hành động gây tổn hại đến một đứa trẻ dưới 17 tuổi và vi phạm giấy phép lái xe ở thành phố New York, đồng thời bị bắt v́ tội trộm cắp ở Athens, Georgia.
Vụ án mạng đă thu hút sự chú ư của cả giới chính trị và truyền thông v́ nghi can Ibarra nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ và được phép ở lại để theo đuổi thủ tục di trú của ḿnh.
Đạo Luật Laken Riley sửa đổi Bộ Luật Di Trú và Quốc Tịch (Immigration and Nationality Act) để yêu cầu bắt buộc tạm giam đối với người nhập cư không có giấy tờ đă bị buộc tội trộm cắp tại Hoa Kỳ – ngay cả khi chưa bị kết án.
Đạo Luật Laken Riley có thể được áp dụng cho những trường hợp người nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp và được thả ra tạm thời (parole) trong khi hồ sơ tị nạn của họ đang được Ṭa Di Trú xét xử.
Nếu những người này bị buộc tội, bị bắt, bị kết án, thừa nhận đă phạm hoặc thừa nhận thực hiện các hành vi cấu thành các tội danh như ăn trộm, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, trộm cắp vặt, hành hung nhân viên thực thi pháp luật, hoặc bất kỳ tội nào dẫn đến tử vong hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho người khác, th́ lệnh thả tạm thời có thể bị hủy bỏ và họ có thể bị bắt giam lại. Hồ sơ tị nạn vẫn sẽ được Ṭa Di Trú xét xử, tuy nhiên, việc xét xử sẽ diễn ra tại các Ṭa Di Trú trong trại giam.
Đương sự sẽ gặp nhiều bất lợi khi hồ sơ được Ṭa Di Trú xét xử trong trại giam.
-Thứ nhất, bị hạn chế về quyền tiếp cận luật sư. Người bị giam khó gặp luật sư để chuẩn bị hồ sơ và chiến lược pháp lư. Các buổi gặp gỡ thường bị giới hạn về thời gian và điều kiện.
-Thứ hai, chịu áp lực tâm lư và điều kiện giam giữ khắc nghiệt. Môi trường trại giam có thể gây căng thẳng tinh thần, ảnh hưởng đến khả năng khai báo rơ ràng hoặc tham gia tích cực vào quá tŕnh xét xử.
-Thứ ba, thiếu nhân chứng và tài liệu hỗ trợ. Người bị giam không thể dễ dàng thu thập bằng chứng, giấy tờ hoặc mời nhân chứng ra khai để hỗ trợ hồ sơ của họ.
-Thứ tư, thời gian xử lư nhanh, ít cơ hội chuẩn bị. Các phiên ṭa trong trại giam thường diễn ra nhanh hơn so với những vụ xét xử bên ngoài, làm giảm khả năng chuẩn bị đầy đủ.
-Thứ năm, tỷ lệ bị từ chối cao hơn. Thực tế cho thấy những vụ xét xử trong trại giam có tỷ lệ bị bác đơn cao hơn so với những người được tại ngoại.
Môi trường thực thi di trú hiện nay ngày càng nghiêm ngặt, với các cuộc đột kích, bắt giữ và trục xuất tăng cường, đặc biệt là nhắm vào những người có lệnh trục xuất trước đó hoặc có tiền án. Chính sách và ưu tiên có thể thay đổi nhanh chóng, v́ vậy những người không có giấy tờ hợp pháp cần phải theo dơi thông tin, t́m kiếm tư vấn pháp lư và chuẩn bị kế hoạch an toàn.