Sinh thời, vị trạng nguyên này được công nhận là nhà ngoại giao khéo léo, đại công thần của nước ta. Ông c̣n nhận danh hiệu vẻ vang do chính vua Nguyên phong cho.
Việt Nam ngàn đời nay có nhiều nhân tài, bất kể thời nào cũng có những gương mặt nổi trội. Trong số đó, Mạc Đĩnh Chi nổi lên với cương vị là trạng nguyên, đại thần, nhà ngoại giao lỗi lạc thời nhà Trần. Ông cũng chính là ông tổ của nhà Mạc sau này. Sinh thời, Mạc Đĩnh Chi đă thông minh hơn người, từng theo học Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc.
Sau khi đỗ trạng nguyên, Mạc Đĩnh Chi được cử đi sứ nhà Nguyên. Thời điểm đó quan hệ của hai nước không mấy ôn ḥa nên nhiệm vụ đi sứ được đánh giá là rất khó khăn. Thế nhưng, bằng tài trí của ḿnh, vị trạng nguyên đất Việt đă làm vẻ vang quê hương, khiến vua tôi nhà Nguyên nể phục.
Chuyện kể rằng khi vào chầu vua Nguyên, v́ ngoại h́nh thấp bé, xấu xí mà Mạc Đĩnh Chi bị mỉa mai qua câu đối:“Nhật hỏa vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố”(Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày thiêu cháy vầng trăng – hàm ư nước lớn đủ sức thâu tóm nước nhỏ). Đáp lại, nhà ngoại giao họ Mạc thong thả:“Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô”(Trăng là cung, sao là đạn, chiều tới bắn rơi Mặt trời).
Dù giận nhưng vua Nguyên vẫn phải công nhận đây là câu đối hay và phong cho Mạc Đĩnh Chi làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Ở thời điểm đó, ông là người duy nhất nhận được danh hiệu đáng này.
Chưa hết, khi cáo biệt nhà Nguyên để về nước, Mạc Đĩnh Chi tiếp tục bị làm khó. Ông bị hỏi một câu hỏi hiểm hóc, chỉ cần đáp sai sẽ mất mạng. Vua tôi nhà Nguyên đố:“Có một chiếc thuyền, trong đó có vua, thầy học, và cha ḿnh (quân, sư, phụ) bơi đến giữa sông chẳng may gặp sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy, ngươi ở trên bờ ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thế th́ ngươi cứu ai?”.
Sau một hồi suy nghĩ, Mạc Đĩnh Chi đă đưa ra câu trả lời vẹn toàn cả chữ trung, hiếu, nghĩa. Ông đáp:“Thần đứng trên bờ, thấy thuyền bị đắm, tất phải vội vă nhảy xuống sông bơi ra cứu, hễ thần gặp ai trước th́ thần cứu người ấy trước, bất kể người ấy là vua, thầy học hay cha ḿnh”.
Câu trả lời của Mạc Đĩnh Chi được đánh giá là rất b́nh tĩnh, khôn khéo, thể hiện được tài ứng biến nhanh. Vua tôi nhà Nguyên khi đó dù muốn dồn ép ông vào thế chân tường nhưng không được, đành phải cho ông về nước.
VietBF@ sưu rập
|