Tháng 1/2025 đă chính thức trở thành tháng 1 nóng nhất trong lịch sử - một kỷ lục đáng báo động về t́nh trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2486818&stc=1&d=1738841062)
Người dân che ô tránh nắng nóng ở Tokyo, Nhật Bản.
Thông tin này được Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu công bố, khiến giới khoa học không khỏi “đau đầu” trước những diễn biến phức tạp và khó lường của khí hậu Trái Đất.
Theo C3S, nhiệt độ trung b́nh toàn cầu trong tháng 1 vừa qua đă cao hơn 1,75 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là một mức tăng đáng lo ngại, cho thấy Trái Đất đang nóng lên với tốc độ nhanh chóng, chủ yếu do lượng khí thải nhà kính do con người gây ra.
Điều đáng nói là kỷ lục này được thiết lập trong bối cảnh hiện tượng thời tiết La Nina - vốn được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu ứng làm mát - đang diễn ra. Tuy nhiên, thay v́ hạ nhiệt, nhiệt độ toàn cầu lại tiếp tục tăng cao, phá vỡ mọi dự đoán trước đó.
Nhà khoa học khí hậu Julien Nicolas tại C3S cho biết: “Đây là điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất... Chúng tôi đă không thấy hiệu ứng làm mát, hay ít nhất là sự ‘hăm phanh’ tạm thời đối với nhiệt độ toàn cầu như dự kiến”.
Hiện tượng La Nina năm nay được dự báo là yếu và nhiệt độ tại một số khu vực của Thái B́nh Dương xích đạo cho thấy "quá tŕnh chuyển động hướng tới" hiện tượng làm mát đang chững lại. Thậm chí, ông Nicolas c̣n dự đoán La Nina có thể biến mất hoàn toàn vào tháng Ba.
Tháng trước, C3S cũng cho biết nhiệt độ trung b́nh toàn cầu năm 2024 tăng thêm 1,6 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt ngưỡng 1,5 độ C lần đầu tiên. Đây là mức tăng thêm 0,1 độ C so với năm 2023, vốn cũng đă là năm nóng nhất lịch sử. Dù Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đặt mục tiêu khống chế mức tăng không quá 1,5 độ C trong nhiều thập kỷ, việc vượt ngưỡng trong một năm qua cho thấy t́nh trạng khẩn cấp về diễn biến khí hậu cực đoan ngày càng nghiêm trọng.
Nh́n chung, năm 2025 được các nhà khoa học dự đoán đây sẽ là năm nóng thứ ba được ghi nhận từ trước đến nay. C3S cho biết họ sẽ theo dơi chặt chẽ nhiệt độ đại dương trong suốt năm 2025 để t́m hiểu về cách thức hoạt động của khí hậu. Đại dương đóng vai tṛ quan trọng trong việc điều ḥa khí hậu và hấp thụ carbon, và nhiệt độ của đại dương có thể ảnh hưởng lớn đến thời tiết toàn cầu.
C3S sử dụng hàng tỷ phép đo từ vệ tinh, tàu, máy bay và trạm thời tiết để hỗ trợ các tính toán khí hậu của ḿnh. Hồ sơ của họ bắt đầu từ năm 1940, nhưng các nguồn dữ liệu khí hậu khác - chẳng hạn như lơi băng, ṿng cây - cho phép các nhà khoa học mở rộng kết luận của họ bằng cách sử dụng bằng chứng từ xa xưa. Các nhà khoa học nhận định giai đoạn chúng ta đang sống hiện nay có thể là giai đoạn ấm nhất mà Trái Đất đă trải qua trong 125.000 năm qua.
VietBF@sưu tập