Tại sao người Nhật xây nhà không cần đinh hay ốc vít mà vẫn bền chắc cả nghìn năm? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tại sao người Nhật xây nhà không cần đinh hay ốc vít mà vẫn bền chắc cả nghìn năm?
Nghệ thuật tinh tế của người Nhật

Là một phong cách chế tác gỗ truyền thống của Nhật Bản, kỹ thuật ghép mộng nổi tiếng không cần đến đinh hay ốc vít. Thay vào đó, các nghệ nhân sử dụng những khớp nối bằng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ bằng đục, cưa tay và bào. Nhờ vào sự chính xác trong kỹ thuật lắp ghép, các sản phẩm có thể tồn tại hàng trăm năm, thậm chí lâu hơn nữa.

Điều quan trọng trong kỹ thuật ghép mộng Nhật Bản không chỉ là tính thẩm mỹ hay kỹ thuật, mà còn là triết lý làm việc hài hòa với thiên nhiên. Vì đây là quốc gia có diện tích rừng lớn, chiếm khoảng 69% lãnh thổ theo số liệu của Liên Hợp Quốc năm 2010, các thợ mộc của đất nước mặt trời mọc từ lâu đã phát triển những phương pháp xây dựng tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.


Ảnh: The Mainichi JP

Một điểm nổi bật của nghệ thuật này chính là hệ thống khớp nối được giấu kín bên trong sản phẩm. Trong số các ứng dụng được phát triển, có hai kỹ thuật chính được sử dụng là: Hozo - Kỹ thuật ghép tenon và mortise giúp kết nối các thanh gỗ một cách chắc chắn; Tsunagi - Kỹ thuật ghép theo hoa văn hình học tinh tế.

Trong số các kiểu ghép mộng, shiho kama tsugi (khớp nối cổ ngỗng bốn mặt) là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất, thường được sử dụng trong các ngôi đền và chùa cổ.

Một trong những công trình nổi tiếng nhất sử dụng kỹ thuật ghép gỗ là chùa Horyu-ji, nằm ở tỉnh Nara. Với niên đại khoảng 1.400 năm lịch sử, đây là một trong những công trình gỗ cổ nhất thế giới vẫn còn tồn tại. Gỗ Hinoki (bách Nhật) được sử dụng trong ngôi chùa này cũng có đặc tính đặc biệt: sau 200 năm kể từ khi bị đốn hạ, nó mới đạt độ bền tối ưu.

Được ứng dụng rộng rãi, đến ngày nay vẫn không ngừng lan tỏa

Kỹ thuật ghép gỗ trong lĩnh vực đồ nội thất còn được gọi là Sashimono, bao gồm 2 phong cách chính:

Phong cách Kyo Sashimono ra đời tại Kyoto, nơi từng là trung tâm văn hóa và chính trị của Nhật Bản. Loại đồ nội thất này chủ yếu được sử dụng trong nghi thức trà đạo, thường dành cho tầng lớp quý tộc và hoàng gia trong thời kỳ Muromachi (1336-1573). Đặc trưng của Kyo Sashimono là sự trang trí tinh xảo với các chi tiết sơn mài và dát vàng. Loại gỗ thường được sử dụng là gỗ paulownia, do khả năng chống ẩm và nhiệt tốt.

Xuất hiện trong thời kỳ Edo (1603-1868), phong cách Edo Sashimono phổ biến trong giới võ sĩ samurai, thương nhân và nghệ sĩ kabuki. So với Kyo Sashimono, đồ nội thất Edo ít trang trí lộng lẫy mà tôn vinh sự đơn giản và có tính ứng dụng cao, chú trọng sử dụng các loại gỗ chất lượng. Đặc trưng của phong cách này là các tấm gỗ mỏng, cột trụ thanh mảnh nhưng lại vô cùng bền chắc. Gỗ được sử dụng chủ yếu là gỗ dâu tằm từ đảo Mikurajima. Kỹ thuật Edo Sashimono phát triển vô cùng mạnh mẽ vào thời Edo và được ứng dụng để sản xuất ra hàng loạt vật dụng gia đình, từ lò than hình chữ nhật đến bàn viết, tủ áo và hộp đựng kim chỉ.

Ngoài hai phong cách chính trên, Osaka Karaki Sashimono là một nhánh khác xuất hiện tại Osaka. Điểm khác biệt là việc sử dụng gỗ nhập khẩu như gỗ mun và gỗ hồng mộc, chủ yếu để chế tác bàn, giá sách và kệ trà.

Ngày nay, sashimono đang đối mặt với nhiều thách thức do sự thay đổi trong phong cách sống và sự suy giảm của nguồn tài nguyên gỗ. Các nghệ nhân hiện đại như Yutaka Mogami và Dylan Iwakuni đang cố gắng kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với phong cách thiết kế hiện đại để thu hút thế hệ trẻ. Những lớp học và hội thảo về sashimono đang được tổ chức khắp nơi để giữ gìn và phát triển nghệ thuật mộc tinh xảo này trong tương lai.

Sashimono không chỉ là một kỹ thuật chế tác gỗ, mà còn là biểu tượng của sự khéo léo, kiên nhẫn và triết lý sống hài hòa với thiên nhiên của người Nhật Bản. Yutaka Mogami, 68 tuổi, thế hệ thừa kế thứ 3 của xưởng Edo Sashimono có tên Mogami Kogei tại khu Kuramae, Tokyo chia sẻ: “Mặc dù những món đồ nội thất Sashimono thoạt nhìn có cấu trúc khá mỏng manh, nhưng lại chắc chắn đến ngạc nhiên và có tuổi thọ cả trăm năm.”

Trong quá trình thực hiện, ông Mogami tạo nên các khớp nối bằng đục và búa. Sau đó, ông bắt đầu chạm khắc nhiều rãnh hình thang dọc theo các cạnh của thanh gỗ, đảm bảo phần lồi và lõm khớp vào nhau theo đúng góc vuông. Ông bật mí: “72 độ là góc tốt nhất. Nó đảm bảo các phần lồi và lõm ăn khớp với nhau mà không dễ dàng bị rời ra”. Các khớp nối gồ ghề cũng được giấu đi khéo léo, hoàn toàn không thể nhìn thấy từ bên ngoài.

Gỗ nở ra và co lại theo sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm. Vì vậy, đồ gỗ có thể bị nứt tuỳ theo cách chúng được tạo tác. Nếu sử dụng đinh sắt, gỗ có thể bị nứt khi chúng co giãn. Nhưng với Sashimono, kỹ thuật này cho phép các bộ phận bằng gỗ thay đổi hình dạng cùng nhau vì được lồng ghép vào nhau, từ đó mà ít bị nứt và cong vênh hơn.


VietBF@ Sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 3 Hours Ago
Reputation: 233978


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 84,258
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot 2025-02-03 at 16.11.58.jpg
Views:	0
Size:	119.5 KB
ID:	2485407
therealrtz_is_offline
Thanks: 27
Thanked 6,469 Times in 5,761 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 30 Post(s)
Rep Power: 106 therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10174 seconds with 14 queries