Ngày 2/2, Iran đă chính thức công bố một loại tên lửa đạn đạo mới mang tên Etemad (có nghĩa là 'Tin cậy' trong tiếng Ba Tư), với tầm bắn lên tới 1.700 km.
Buổi lễ diễn ra tại thủ đô Tehran với sự tham dự của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chương tŕnh phát triển vũ khí của nước này.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian (giữa) tham quan triển lăm thành tựu quốc pḥng và không gian tại Tehran, ngày 2/2. (Nguồn: AFP)
Truyền h́nh nhà nước Iran phát sóng h́nh ảnh tên lửa Etemad, nhấn mạnh rằng đây là sản phẩm mới nhất do Bộ Quốc pḥng Iran chế tạo nhằm tăng cường năng lực pḥng thủ của đất nước.
Sự kiện này ngay lập tức làm dấy lên mối lo ngại từ các nước phương Tây, vốn đă nhiều lần cảnh báo về chương tŕnh tên lửa của Tehran. Họ cáo buộc rằng những bước tiến công nghệ quân sự này không chỉ đe dọa sự ổn định của khu vực mà c̣n có thể làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông.
Với tầm bắn hiện tại, Etemad có khả năng vươn tới Israel, quốc gia mà Iran nhiều lần tuyên bố là đối thủ. Trong năm qua, Iran đă 2 lần phóng tên lửa vào lănh thổ Israel, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột tại Dải Gaza leo thang giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas – một lực lượng do Tehran hậu thuẫn. Tuy nhiên, phần lớn các tên lửa này đă bị hệ thống pḥng không của Israel đánh chặn với sự hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh khu vực.
Phát biểu trong buổi lễ ra mắt, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định rằng việc phát triển năng lực pḥng thủ và công nghệ vũ trụ của nước này nhằm đảm bảo không một quốc gia nào dám tấn công lănh thổ Iran. Sự kiện này diễn ra vào dịp Iran kỷ niệm Hàng không Vũ trụ quốc gia và chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm 46 năm thành lập nước Cộng ḥa Hồi giáo Iran vào ngày 10/2.
Việc ra mắt Etemad là một phần trong chiến lược phô trương sức mạnh quân sự của Iran trong thời gian gần đây. Trước đó 1 ngày, Tehran đă công bố một cơ sở tên lửa ngầm mới ở bờ biển phía nam, 2 tuần trước đó, họ đă giới thiệu một căn cứ hải quân ngầm. Những động thái này cho thấy Iran không chỉ tăng cường năng lực tấn công mà c̣n đẩy mạnh khả năng pḥng thủ chiến lược trước những mối đe dọa từ bên ngoài.
Tên lửa Etemad có tầm bắn 1.700 km.
Căng thẳng giữa Iran và phương Tây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là liên quan đến chương tŕnh hạt nhân của nước này.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2018 và áp đặt các lệnh trừng phạt, Iran đă có những động thái quyết liệt hơn trong việc làm giàu uranium. Dù Tehran luôn tuyên bố chương tŕnh của họ chỉ phục vụ mục đích ḥa b́nh, nhưng mức độ làm giàu uranium đă đạt đến ngưỡng có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tháng 12/2024, Anh, Pháp và Đức đă lên tiếng cho rằng Iran không có "lư do dân sự đáng tin cậy" để tiếp tục làm giàu uranium ở mức độ cao như vậy.
Về phía Israel, quốc gia này coi một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân là mối đe dọa hiện hữu. Chính phủ Israel đă nhiều lần khẳng định rằng họ sẵn sàng thực hiện hành động quân sự nếu cảm thấy bị đe dọa, kể cả tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Trước khi bị Mỹ cấm vận, Iran từng phụ thuộc nhiều vào vũ khí nhập khẩu từ Washington. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, mối quan hệ 2 nước đă có rạn nứt, buộc Tehran phải tự phát triển công nghiệp quốc pḥng.
Trong suốt cuộc chiến với Iraq từ năm 1980 đến 1988, Iran gặp nhiều khó khăn do lệnh cấm vận vũ khí. Nhưng đến nay, Tehran đă xây dựng được một kho vũ khí lớn, bao gồm các loại tên lửa, hệ thống pḥng không và máy bay không người lái do chính họ sản xuất.