Các nhà khoa học cho biết tảng băng trôi lớn nhất thế giới, với diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn đă có một mảnh vỡ lớn khi đang trên đường trôi về phía đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương.
H́nh ảnh tảng băng khổng lồ do vệ tinh của NASA chụp lại vào tháng 1
Ảnh: AFP
Hăng AFP ngày 1.2 dẫn lời giới khoa học cho hay tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu vỡ ra ở Nam Cực, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó sắp vỡ vụn sau khi tách ra và trôi tự do vào năm 2020.
Chuyên gia Andrew Meijers thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho hay một khối băng dài khoảng 19 km đang tách khỏi tảng băng khổng lồ trên. Ông Meijers đă tận mắt chứng kiến tảng băng trôi khi dẫn đầu một nhóm nghiên cứu khoa học vào cuối năm 2023 và mô tả nó là "một vách đá trắng khổng lồ, cao 40 hoặc 50 m, trải dài từ chân trời này đến chân trời kia".
Được đặt tên là A23a, tảng băng có diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn, trước đó hầu như nguyên vẹn kể từ khi di chuyển chậm dần về phía bắc vào năm 2020.
Nó đang trôi về đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương, làm dấy lên lo ngại về việc nó có thể mắc cạn ở vùng nước nông hơn và làm gián đoạn nguồn thức ăn của chim cánh cụt con và hải cẩu.
"Đây chắc chắn là lát cắt đầu tiên xuất hiện rơ ràng từ tảng băng trôi", theo ông Meijers, người theo dơi tảng băng trôi qua vệ tinh từ năm 2023.
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới tách khỏi Nam Cực
Nhà nghiên cứu băng hà Soledad Tiranti hiện đang trong chuyến thám hiểm Nam Cực của Argentina cũng cho hay một phần tảng băng đă vỡ ra. Mảnh vỡ này có diện tích khoảng 80 km2.
Ông Meijers cho biết các tảng băng trôi chứa đầy các vết nứt sâu, và mặc dù tảng băng đồ sộ này đă nhỏ lại theo thời gian và mất đi một mảnh nhỏ hơn nhiều, nhưng nó vẫn "giữ nguyên khá tốt".
Trước đây, các tảng băng trôi khổng lồ khác đă tan ră "tương đối nhanh trong vài tuần" sau khi chúng bắt đầu mất đi những mảnh lớn, ông nói.
Tảng băng A23a tách khỏi thềm lục địa Nam Cực vào năm 1986 nhưng vẫn nằm yên ở đó cho đến năm 2020, khi cuộc hành tŕnh về phía bắc đôi khi khiến nó gặp phải những ḍng chảy đại dương và xoay tại chỗ.
Khối nước ngọt khổng lồ này bị cuốn trôi bởi ḍng chảy đại dương mạnh nhất thế giới là Hải lưu ṿng Nam Cực.
Ông Meijers cho biết quỹ đạo của nó hướng về Nam Georgia, một vùng kiếm ăn quan trọng của hải cẩu và chim cánh cụt, khó có thể thay đổi v́ nó đă mất đi phần này.
Nhưng nếu tiếp tục vỡ ra, nó sẽ "gây ra ít mối đe dọa hơn nhiều cho động vật hoang dă" v́ các loài động vật kiếm ăn có thể di chuyển dễ dàng giữa các khối nhỏ hơn để t́m thức ăn, ông nói thêm.
VietBF@sưu tập