Một nhà khoa học làm việc tại NASA đă vô t́nh khám phá ra một căn cứ quân sự của Mỹ bị bỏ quên trong lớp băng tuyết ở Greenland trong một chuyến khảo sát.
Vào tháng 4 vừa qua, trong một chuyến bay qua Greenland để thực hiện nhiệm vụ sử dụng công nghệ radar cho NASA, Chad Greene đă phát hiện ra một căn cứ quân sự bị bỏ quên tại khu vực này.
Khám phá này là một phần của dự án lớn hơn nhằm hiểu cách các tảng băng hoạt động và thay đổi theo thời gian, cũng như tác động của chúng lên mực nước biển toàn cầu nếu tan chảy hoàn toàn.
Căn cứ quân sự mà Chad Greene phát hiện là Camp Century từ thời Chiến tranh Lạnh. Căn cứ này ban đầu được thành lập để thử nghiệm kỹ thuật xây dựng dưới băng và phục vụ như một trạm nghiên cứu khoa học. Năm 1951, Hoa Kỳ và Đan Mạch đă kư Thỏa thuận Pḥng thủ Greenland, cho phép Hoa Kỳ thiết lập các căn cứ quân sự ở Greenland, khi đó là một phần của Đan Mạch, để lực lượng NATO có thể sử dụng các cơ sở này nhằm bảo vệ khu vực và các vùng lân cận thuộc NATO.
Camp Century được xây dựng vào khoảng năm 1959 đến 1960 bởi Quân Đoàn Công Binh Lục Quân Hoa Kỳ.
Sau khi hoàn thành, nó được gọi là thành phố dưới băng với 21 đường hầm kéo dài gần 3 km.
Việc xây dựng căn cứ này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết âm 70 độ với gió mạnh lên tới gần 200 km/h. Căn cứ được xây dựng từ 6.000 tấn vật liệu, vận chuyển qua lớp băng của Greenland bằng xe trượt tuyết hạng nặng. Những xe trượt tuyết này, c̣n gọi là “heavy swings,” có khả năng chở tải trọng lớn nhưng chỉ di chuyển với tốc độ tối đa hơn 3 km/h. Vật liệu được vận chuyển tới căn cứ Không quân Thule, nay là Căn cứ Không gian Pituffik, một cơ sở quân sự chiến lược của Hoa Kỳ tại Greenland. Từ Thule, vật liệu tiếp tục được đưa đến Camp Century trong khoảng 70 giờ để các kỹ sư thực hiện việc xây dựng.
Để xây dựng căn cứ này, các kỹ sư quân đội bắt đầu bằng cách đào các rănh sâu vào trong tuyết và băng. Rănh lớn nhất dài khoảng 305 mét được gọi là “Con đường chính” (Main Street), đóng vai tṛ như hành lang trung tâm của căn cứ. Sau khi đào xong các rănh, các ṭa nhà bằng gỗ được dựng lên bên trong và mái thép được lắp đặt để che phủ cấu trúc này. Phương pháp xây dựng này cho phép trại được xây dựng dưới bề mặt băng, bảo vệ khỏi môi trường khắc nghiệt của Bắc Cực và che giấu khỏi sự quan sát từ trên không.
Điểm nhấn của Camp Century là ḷ phản ứng hạt nhân PM-2A, một trong những ḷ phản ứng công suất trung b́nh đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh Lạnh. Ḷ phản ứng này rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cần thiết để vận hành căn cứ trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực. Do thời tiết đóng băng và vị trí xa xôi, ḷ phản ứng cần phải được xử lư và bảo tŕ cẩn thận để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
Căn cứ quân sự này không chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học mà c̣n đạt được những khám phá địa chất quan trọng. Một trong số đó đến từ việc nghiên cứu lơi băng, là các mẫu h́nh trụ được lấy từ các tảng băng hoặc sông băng. Những lơi băng này là nguồn dữ liệu quư giá về điều kiện khí hậu trong quá khứ, thành phần khí quyển và những thay đổi môi trường qua hàng ngh́n năm.
Ngoài ra, các mẫu đất từ Greenland đă tiết lộ bằng chứng về một cảnh quan rừng rậm xanh tươi thời cổ đại, cho thấy rằng khu vực này từng hỗ trợ đa dạng động thực vật và thảm thực vật. Những phát hiện này đă đóng góp vào sự hiểu biết của loài người về lịch sử khí hậu của Trái Đất và tính chất động của các hệ sinh thái.
Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học này chỉ là tấm b́nh phong nhằm che đậy hoạt động khác quan trọng hơn nhiều. Thực chất, Camp Century là một khu phức hợp mà quân đội Mỹ công khai thông tin và thậm chí tạo ra video giới thiệu về nó.
Đồng thời, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được công bố như một chiến lược để che mắt chính phủ Đan Mạch về dự án Iceworm nhằm tạo ra mạng lưới bệ phóng tên lửa hạt nhân dưới lớp băng Greenland. Bên trong Century có hơn 135 ngàn km vuông đường hầm có thể chứa 600 đầu đạn hạt nhân. Để hỗ trợ cơ sở hạ tầng khổng lồ này, dự kiến xây dựng 60 trung tâm phóng với lực lượng thường trực gồm 11.000 binh sĩ sống toàn thời gian tại đây.
Tuy nhiên, do những thách thức về hậu cần và môi trường khắc nghiệt, dự án đă không bao giờ được hoàn thành như dự định. Đến năm 1967, căn cứ này đă bị ngừng hoạt động và bỏ hoang, trở thành di tích biểu trưng cho nỗ lực của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Măi đến năm 1997, Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch mới công bố chi tiết về kế hoạch vũ khí hạt nhân này.
Hiện tại, Camp Century nằm dưới lớp đá và tuyết sau hơn 57 năm đóng cửa. Điều đáng lo ngại không phải là căn cứ mà là những ǵ nó để lại. Ḷ phản ứng hạt nhân tại đây đă tạo ra hơn 47 ngàn gallon chất thải hạt nhân trong hơn 33 tháng hoạt động. Khi căn cứ đóng cửa, ḷ phản ứng đă được dời đi nhưng chất thải vẫn c̣n tồn tại ở đó. Thách thức là làm sao xử lư chúng khi khí hậu toàn cầu nóng lên khiến băng tuyết tan nhanh hơn.
Dự kiến với t́nh trạng băng tan hiện tại th́ căn cứ sẽ hoàn toàn lộ diện vào năm 2090, gây ra rủi ro lớn nếu chất thải không được xử lư ổn thoả.