Bước đột phá mới trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa thịt đỏ và ung thư.
Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện quan trọng về cơ chế liên kết giữa việc tiêu thụ thịt đỏ với ung thư đại trực tràng, mở ra hy vọng cho những phương pháp điều trị mới.
T́m ra mối liên hệ mật thiết giữa thịt đỏ và bệnh ung thư trực tràng.
Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, gây ra tỷ lệ tử vong cao. Từ lâu, các nhà khoa học đă nhận thấy mối liên quan giữa việc ăn nhiều thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh này, tuy nhiên cơ chế chính xác đằng sau vẫn c̣n là một bí ẩn.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cancer Discovery đă hé lộ lời giải đáp. Theo đó, sắt có trong thịt đỏ khi vào cơ thể sẽ kích hoạt một loại enzyme có tên "telomerase" thông qua protein cảm biến sắt Pirin. Telomerase có vai tṛ quan trọng trong việc kéo dài telomere - phần cuối của nhiễm sắc thể, giúp tế bào phân chia.
Ở các tế bào ung thư, telomere thường rất ngắn, hạn chế khả năng phân chia. Tuy nhiên, khi telomerase được kích hoạt bởi sắt từ thịt đỏ, các tế bào ung thư sẽ được "tiếp sức", phân chia không kiểm soát và h́nh thành khối u.
Phát hiện này không chỉ giúp chúng ta hiểu rơ hơn về mối liên hệ giữa thịt đỏ và ung thư đại trực tràng mà c̣n mở ra hướng điều trị tiềm năng. Các nhà khoa học cho biết bằng cách nhắm mục tiêu vào protein Pirin, ngăn chặn sự liên kết với sắt, có thể ức chế hoạt động của telomerase và kiểm soát sự phát triển của ung thư.
Đây được xem là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư, mang đến hy vọng cho hàng triệu người trên thế giới.