Một trong số những người nước ngoài yêu nhạc Phạm Duy và gửi lời chia buồn tới gia đ́nh và người hâm mộ Việt Nam là Tiến sỹ Eric Henry, người vừa hoàn thành việc dịch hồi kư của nhạc sỹ sang tiếng Anh.

Ông Eric Henry nói hồi kư của nhạc sỹ giúp người ta hiểu thêm về Việt Nam trong một thế kỷ qua
Trong thư chia buồn bằng tiếng Việt ông Henry gọi Phạm Duy là "BỐ".
BBC đă gửi ông một số câu hỏi bằng tiếng Việt và phần trả lời sau đây cũng do tác giả gửi bằng tiếng Việt (các chữ viết tắt là nguyên văn cách viết của tác giả).
BBC: Xin Tiến sỹ cho biết bối cảnh nào khiến ông tới với nhạc của Phạm Duy và ông thích các ca khúc nào của Nhạc sỹ?
Tiến sỹ Eric Henry: Tôi sinh năm 1943. Thời thơ ấu đă tập dương cầm, và sau đó bắt đầu đánh dương cầm (và dạy dương cầm) làm sinh kế, nhưng không biết ǵ hết về Việt Nam.
Năm 1968 tôi nhập vào lục quân Mỹ và được huấn luyện 12 tháng về tiếng Việt.
Đến năm 70-71, tôi được đóng ở Việt Nam (Củ Chi, Xuân Lộc, rồi đến tỉnh Quảng Trị) với lục quân Mỹ.
Thuở đó tôi đă làm quen với Truyện Kiều và một số tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh, Duyên Anh, nhưng vẫn không biết nhiều về nhạc phổ thông Việt Nam.
Có lần tôi chép ra cái giai điệu của bài “Tôi Đưa Em Sang Sông” (Nhật Ngân sáng tác).
Tôi cũng đă nghe nói một chút về tên tuổi của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Như thế là hết.
Phong phú như Picasso
Sau đó tôi làm nghiên cứu sinh (graduate student) về văn chương Trung Quốc ở đại học Yale, và năm 1980 bắt dầu dạy Trung văn, hồi trước tại Dartmouth, và từ 1982 trở đi tại University of North Carolina.
"Nói chung, tôi thấy là các giai đoan trong ḍng nhạc Phạm Duy nhiều và phong phú như các giai đoạn (“periods”) trong nghề nghiệp Picasso!"
Tiến sỹ Eric Henry
Năm 1995, tôi bắt đầu mở lớp Việt ngữ ở Carolina, và từ năm 1999 bắt đầu coi những video “Paris By Night.”
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy là trong những ca khúc Paris by Night, có khoảng 40 phần trăm có giá trị nghệ thuật; vả lại, lối hát của nhiều ca sĩ trên đó hấp dẫn lắm, điêu luyện lắm!
Từ năm 2000 trở đi tôi đă không ngừng t́m hiểu bằng mỗi cách về âm nhạc Việt Nam. Và mấy năm gần đây cũng đă t́m cách hiểu được một chút về nhạc phổ thông của Nhật Bổn, Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân...
Khoảng năm 2002 trong khi đi thăm một nhà sách VN ở Falls Church, Virginia, tôi dă thấy, mua, và đêm về nhà, quyển một Hồi Kư của Phạm Duy, và đă thấy ngay rằng đây là một tác phẩm có giá trị tối cao đối với bất cứ ai muốn hiểu thêm về Việt Nam trong thế kỷ vừa qua.
Đối với câu hỏi về những ca khúc của Phạm Duy mà tôi thích nhất, th́ tôi thực sự không có cách nói cho bằng—số ca khúc quá nhiều!
Thuở sớm (khoảng 2001) một bài mà đă gây một ấn tượng sâu trong ḷng tôi là “Thuyền Viễn Xứ.”
Tôi cũng thích đặc biệt các bài trong Hoàng Cầm Ca (năm bài) và Thiền Ca (mười bài). Và tôi thấy là các “dân ca mới” mà ông đă sáng tác vào thuở Kháng Chiến cũng có giá trị đặc biệt.
Nói chung, tôi thấy là các giai đoạn trong ḍng nhạc Phạm Duy nhiều và phong phú như các giai đoạn (“periods”) trong nghề nghiệp Picasso!
BBC: Ông đánh giá thế nào về nhạc sỹ Phạm Duy với tư cách là một nhạc sỹ và một con người?
Tiến sỹ Eric Henry: Tôi thấy rằng Phạm Duy là “đại vương” của nhạc phổ thông Việt Nam.
Không có một nhà sáng tác nào khác có thể nói là đa dạng, sâu sắc, và đầy sức tưởng tượng bằng ông.
Nhưng tôi nói thế nhất định không có nghĩa là tôi muốn bác bỏ những thành tựu của các người soạn nhạc khác. Trong giới nhạc phổ thông Việt Nam, có rất nhiều nhân vật mà ta chỉ thể nói là “vĩ đại” đến tột độ.
Đối với con người Phạm Duy, th́ tôi thấy là ông không những là nhạc sỹ, mà là một vị tư tưởng gia nữa, và rất quan tâm đến tương lai và số mệnh của người Việt Nam.
Điều đó có thể thấy rơ khi đọc bốn quyển Hồi Kư của ông.
Tôi đă được cái may mắn làm quen với nhiều người “không phàm,” nhưng chưa hề gặp một ngưởi nào thông minh hơn, hoặc phức tạp hơn, nhạc sỹ Phạm Duy.
Nếp sống của ông đă bận rộn vô cũng và ông lúc nào cũng phải chuyên tâm về nghề nghiệp của ḿnh—tuy vậy ông luôn luôn đối xử với tôi một cách tử tế, đẹp đẽ không thể tả được.
Tôi không khó mà thấy tại sao những người gọi ông bằng “bố” là nhiều như thế.
Ghét 'lập trường'
BBC: Ông nghĩ tài năng của nhạc sỹ Phạm Duy nh́n trên khía cạnh đóng góp cho âm nhạc thế giới có thể được hiểu như thế nào? Liệu các ca khúc của ông có thể tới được với khán giả quốc tế rộng răi hơn sau khi ông qua đời?

Ông Phạm Duy được cho là chỉ muốn trung thành với văn hóa dân tộc chứ không phải chính quyền
Tiến sỹ Eric Henry: Để đạt đến mục đích dó th́ phải nhờ Hồi Kư (bản tiếng Anh) và các môn học về lịch sử và văn hóa Viet Nam ở những trường học cao cập ở bên Mỹ và Âu Châu.
Chính tôi đă mở một vài lớp về âm nhạc Viet Nam và âm nhạc Đông Á ở UNC, và đă khiến sinh viên trong những lớp ấy đọc Hồi Kư của Phạm Duy.
BBC: Việc dịch hồi kư của Phạm Duy giúp ông hiểu thêm về nhạc sỹ như thế nào?
Tiến sỹ Eric Henry: Việc dịch Hồi Kư đă giúp tôi hiểu là: suốt đời ông, Phạm Duy đă rất quyết tâm không công nhận là người Việt Nam có một thứ chia ĺa nào cả về chính trị, tư tưởng, nếp sống.
Phần đông người khác cảm thế là ḿnh có bổn phận ủng hộ phe nọ phe kia, nhưng Phạm Duy từ chối làm như thế, và trái lại tiếp tục đứng ở trung gian.
Thái độ đó đă khiến nhiều người đâm ra hoài nghi đối với ông.
Họ đều tin tưởng là bổn phận của mỗi con người là có một thứ “lập trường” chính trị.
Họ đều tin tưởng là “thiếu lập trường” giống như không có nguyên tắc ăn ở nào cả. Nhưng đối với Phạm Duy, trên đời này không có ǵ đáng ghét hơn “lập trường.”
"Suốt Hồi Kư ông nhắc lại nhặc đi là hai chữ “yêu nước” không thể có nghĩa là “trung thành với một nhóm người cầm quyền nào đó,” “hoặc “trung thành với một nền chính quyền nào đó” hoăc “trung thành với một lư thuyết chính trị nào đó.”"
Tiến sỹ Eric Henry
Suốt Hồi Kư ông nhắc lại nhặc đi là hai chữ “yêu nước” không thể có nghĩa là “trung thành với một nhóm người cầm quyền nào đó,” “hoặc “trung thành với một nền chính quyền nào đó” hoặc “trung thành với một lư thuyết chính trị nào đó.”
Theo ông, hai chữ “yếu nước” chỉ thể mang một ư nghĩa thôi; đó là: “trung thành với văn hóa, ngôn ngữ, và cảnh vật của nước ḿnh.” Tôi thấy là cách suy nghĩ đó rất là có lư.
BBC: Ông mất bao nhiêu lâu để dịch hồi kư và liệu nó sẽ được đón nhận ra sao trong thế giới nói tiếng Anh?
Tiến sỹ Eric Henry: Việc dịch Hồi Kư đă kéo dài 13 tháng—từ tháng 5, 2004 đến tháng 6 năm 2005.
Và vài năm sau đó tôi đă tạo ra khoảng 1.500 chú thích về những nhân vật, địa điểm, điển cố...trong sách. Việc đó cũng đă kéo dài gần một năm.
Chưa biết chừng nào bản tiếng Anh sẽ được xuất bản—bản thảo hiện giờ nằm trong tay công ty Phương Nam bên Sài G̣n.
Họ nói là muốn xuất bản, nhưng các điều kiện chính trị trong nước chắc là sẽ làm cho việc này rất khó mà thực hiện.
BBC: Xin ông chia sẻ những kỷ niệm của ông với nhạc sỹ!
Tiến sỹ Eric Henry: Ông Phạm Duy lúc nào cũng có óc khôi hài, cho nên tôi kể lể được nhiều giai thoại đối với ông.
Ở đây tôi chỉ nhắc đến một việc thôi.
Mỗi lần tôi gửi email đến ông để đặt ra vài câu hỏi đối với Hồi Kư, th́ ông đều gửi hồi âm rất nhanh—có khi chỉ cần đợi một hai tiếng đồng hồ thôi.
Có lần tôi đă gửi một số câu hỏi đến ông, và trên email đó nói là tôi biết rằng ông lúc ấy rất bận với việc tổ chức một cái sô—cho nên tôi thấy là ông không cần trả lời nhanh—tôi chờ đợi được, không sao.
Sau một hai tiếng, tôi nhận được thư hồi âm của ông. Trên đó ông nói “Đúng như anh nói, tôi hiện giờ bận lắm, nhưng tôi vẫn trả lời nhanh được, tại v́ tôi là… TARZAN!!”
Sau đó, trên một bức thư khác cuối ông có câu: “Anh thấy không? TARZAN vẫn đong đưa trong rừng!!"
theo bbc