Công nghệ chiến tranh « giá rẻ » làm đảo lộn chiến trường - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Công nghệ chiến tranh « giá rẻ » làm đảo lộn chiến trường
Theo như chiến thuật chiến đấu đă có sự thay đổi do sự xuất hiện của điều mà giới quân sự gọi là công nghệ kép, tức là các công nghệ có thể sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quân sự. Việc tiếp cận các công nghệ chiến đấu giá rẻ gián tiếp dẫn đến câu hỏi về khả năng thích ứng của các thiết bị quân sự. Israel đă tạo ra Mái Ṿm Sắt, trong khi Nga đầu tư vào hoạt động gây nhiễu.

(Ảnh minh họa) - Hệ thống tên lửa pḥng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023. AP - Axel Heimken

Ở Trung Đông cũng như tại Ukraina, sự xuất hiện của các loại vũ khí rẻ tiền nhưng với số lượng nhiều đang khiến các nhà quân sự phải xem xét lại về cách trang bị vũ khí, nhất là trong bối cảnh các cuộc xung đột xảy ra ngày càng nhiều.

Một drone Shahed của Iran có giá 20.000 đô la, 1 tên lửa đánh chặn Aster của Pháp có giá 1,5 triệu đô la. Bằng cách phóng những tên lửa rẻ tiền, lực lượng nổi dậy Houthi Yemen đă khiến quân đội Pháp, với lực lượng tuần tra ngoài khơi Hồng Hải, tốn kém nhiều chi phí. Theo nhận định của tướng Thierry Burkhard, tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Pháp, với Viện tư vấn Montaigne, khi dùng tên lửa đánh chặn Aster giá đắt chỉ để diệt drone Shahed giá rẻ, th́ như vậy đúng ra là drone Shahed giá rẻ đă tiêu diệt tên lửa Aster đắt tiền. Cuộc chiến chống phiến quân Houthi Yemen là một ví dụ điển h́nh cho cuộc xung đột bất đối xứng : dùng lực lượng chính quy chống lực lượng không chính quy, cả về cấp độ quân sự và tài chính.

Le Figaro trích dẫn một nguồn tin quân sự, theo đó lực lượng Houthi Yemen đang « áp dụng khái niệm lợi thế cạnh tranh » : Do không thể đấu lại kho vũ khí của phương Tây, họ tập trung vào điểm yếu của đối phương để tạo một hiệu ứng kiểu « quá tải về kinh tế », khiến đối thủ (Pháp) phải chi tiêu nhiều hơn để pḥng vệ trước các mối nguy hiểm (Houthi). Nhưng Houthi không phải lực lượng duy nhất làm như vậy. Iran cũng là một trong các nước áp dụng phương pháp này, tiêu biểu là vụ đêm 13 rạng sáng 14/04/2024 đánh chặn 330 máy bay của Iran, Israel đă tốn chi phí gấp 7 lần cuộc oanh tạc của Teheran.

Thực ra, sự bất cân xứng quân sự không phải là mới. Nhưng chưa bao giờ sự chênh lệch chi phí lại lớn đến như vậy. Thứ nhất, quân đội phương Tây đă chọn đầu tư vào những thiết bị rất tinh vi, đồng nghĩa với đắt tiền và số lượng ít. Thêm vào đó, công nghệ dân sự ngày càng được sử dụng nhiều cho quốc pḥng, như drone, ống nḥm nh́n ban đêm... Nguồn tin quân sự của Le Figaro nhấn mạnh đó là những lư do khiến kho vũ khí của các quốc gia tiên tiến, như Israel, Hoa Kỳ hay Nga đang phải đương đầu với những kho vũ khí kém hiện đại hơn kết hợp các phương tiện tinh vi.

Olivier Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và là tác giả cuốn sách Chuẩn bị chiến tranh (NXB PUF) nêu một ví dụ minh họa : « Phe nổi dậy Syria hồi năm 2011 đă sử dụng một thiết bị định hướng (gyroscope), một dạng la bàn của iPad, kết hợp với ứng dụng bản đồ trực tuyến Google Maps, lắp đặt chúng trên một loại đạn súng cối được chế tạo từ những năm 1970. Bằng cách này, họ đă tạo nên một loại vũ khí tấn công chính xác, với chi phí rẻ bằng 1/500 so với hỏa lực pháo binh thông thường ».

Một ví dụ khác được nguồn tin quân sự của Le Figaro nêu lên : « Lực lượng Ukraina đă gắn camera Go Pro lên 1 chiếc thuyền có động cơ thủy gắn ngoài, chở các thùng đổ đầy dầu. Và chúng trở thành một loại drone biển có khả năng tấn công tàu Nga ». Những phát minh khéo léo nói trên có thể sánh ngang với các loại vũ khí tinh vi, đắt tiền và ít ỏi về số lượng.

Công nghệ kép

Chiến thuật chiến đấu đă có sự thay đổi do sự xuất hiện của điều mà giới quân sự gọi là công nghệ kép, tức là các công nghệ có thể sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quân sự. Drone là ví dụ minh họa tiêu biểu nhất. Léo Péria-Peigné, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trong cuốn Địa chính trị trong ngành vũ khí, cho biết là chính cuộc chiến năm 2020 giữa Azerbaijan và vùng Thượng Karabakh đă cho mọi người h́nh dung thấy drone sẽ đóng vai tṛ quan trọng hơn nhiều trong một cuộc xung đột thông thường ở cường độ cao.

Và cuộc chiến Ukraina nổ ra đă khiến người ta phải đánh giá lại việc sử dụng drone. Chuyên gia Léo Péria-Peigné cho biết thêm là « cường độ của các trận chiến và các tổn thất trước tiên giúp có thể nhanh chóng phân loại các drone thích ứng với xung đột cường độ cao và những drone quá dễ bị tấn công : những drone tŕnh sát chiến thuật trên không cỡ lớn nhanh chóng biến mất khỏi chiến trường, thay vào đó là các thiết bị nhỏ hơn, thường là drone dân sự và được cải tiến để tiến hành nhiệm vụ trinh sát và tấn công ngày càng mang tính chiến thuật ». Các drone này có lợi thế kép là chi phí thấp và dễ chế tạo, dễ mua.

Le Figaro dẫn 1 nguồn tin quân sự khác lưu ư : « Drone giá rẻ đă trở thành một công cụ chính trên chiến trường cũng như ở hậu phương. Chúng cho phép tạo ra nhiều hiệu ứng, rất hữu ích cho một cuộc chiến tranh tiêu hao ». Dẫu cần nhiều nhân lực điều khiển, không thể mang tải trọng lớn và thường không đạt độ chính xác cao, nhưng các drone có thể khiến hệ thống pḥng không của đối phương quá tải bởi v́ phải đặt thiết bị cảm biến ở nhiều địa điểm. Đó là trường hợp của Israel, khi triển khai hệ thống « Mái ṿm Sắt » từ năm 2010 để đánh chặn tên lửa trong bán kính 4-70 km, đă bị chỉ trích mạnh mẽ v́ sự chênh lệch chi phí : Để đánh chặn 1 tên lửa có giá 1.000 euro, Israel phải dùng đến 1 tên lửa đánh chặn 50.000 euro.

Élie Tenenbaum, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), giải thích : « Các hệ thống pḥng không của phương Tây rất tinh vi và được thiết kế để ngăn chặn các tên lửa cũng rất tinh vi, tức là với số lượng ít. Thị trường công nghệ giá rẻ không được quan tâm nhiều ». Theo Le Figaro, quả đúng là quân đội phương Tây không được thiết kế để đối đầu với các mối đe dọa giá rẻ - « low cost ». Mô h́nh hoạt động của quân đội phương Tây thường là các chiến dịch ngắn - như Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất - hoặc các chiến dịch viễn chinh quy mô rút gọn - như quân đội Pháp ở Mali - khi đương đầu với những đối thủ không được trang bị các công nghệ tân tiến.

Sự thích ứng khó khăn của ngành thiết bị quân sự

Việc tiếp cận các công nghệ chiến đấu giá rẻ gián tiếp dẫn đến câu hỏi về khả năng thích ứng của các thiết bị quân sự. Israel đă tạo ra Mái Ṿm Sắt, trong khi Nga đầu tư vào hoạt động gây nhiễu. Olivier Schmitt giải thích : « Mô h́nh phương Tây dựa vào việc nhanh chóng chiếm ưu thế trên chiến trường để từ đó đạt được một giải pháp chính trị (…) Việc giảm chi phí công nghệ đặt ra câu hỏi về khả năng giành chiến thắng, vừa là vấn đề học thuyết, lại vừa mang tính trí tuệ, nhưng việc này vẫn chưa được tiến hành ». Cách tiếp cận này đang bị xem lại bởi v́ thời gian xung đột kéo dài - như trường hợp Ukraina - và khả năng thay đổi cán cân lực lượng của các nhóm vũ trang.

Quy mô của quân đội châu Âu không ngừng giảm từ sau Chiến tranh Lạnh, buộc họ phải tập trung vào một số năng lực. Một nguồn tin quân sự của Le Figaro nhấn mạnh : « Có hai cách tiếp cận : về năng lực và về mối đe dọa. Theo lẽ thường, quân đội thích nghi với đối thủ bằng cách quan sát điểm yếu của đối thủ, ưu tiên cách tiếp cận tập trung vào mối đe dọa. Nhưng phương Tây th́ trong ṿng 30 năm qua đă tập trung vào chính năng lực của ḿnh do không có đối thủ. Phương Tây chưa trông thấy các mối đe dọa mới - sử dụng những công nghệ chi phí thấp ».

Do đó, phương Tây đă đầu tư vào các công nghệ quân sự tân tiến nhưng ngày càng đắt đỏ. Năm 1984, Norman Augustine, cựu thứ trưởng Quốc Pḥng Mỹ, dự báo các chi phí đầu tư trang thiết bị sẽ tăng nhanh hơn ngân sách, do đó phải điều chỉnh số lượng, giảm kho dự trữ. Tuy nhiên, cần phải dự trữ nhiều mới có thể đối phó với sự gia tăng vũ khí giá rẻ. Ví dụ, nước Pháp chỉ có 8 hệ thống pḥng không MAMBA, cùng với một số hệ thống CROTALE cũ. Số này sẽ là không đủ trong trường hợp phải đối phó cường độ cao với các đội drone chẳng hạn.

Chuyển đổi ngành trang bị thiết bị quân sự chắc chắn là một quá tŕnh dài lâu. Xung đột Ukraina, cũng như sự trỗi dậy của các nhóm vũ trang như Houthi, Hamas và Hezbollah, đang làm thay đổi cách đánh giá các mối đe dọa và cách thức ứng phó. Nhà nghiên cứu Élie Tenebaum giải thích, điều này không chỉ liên quan đến một số nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn. Do đó, « áp dụng một cách tiếp cận mới về năng lực » có thể là một giải pháp. Việc thiết kế các vectơ đánh chặn drone không phải « cao cấp » sẽ cho phép giảm chi phí, cũng như là việc pḥng ngừa. Vẫn theo chuyên gia Tenebaum, « Mỹ và Anh đă phá hủy các điểm bắn và kho đạn dược của lực lượng Houthi. Ukraina th́ muốn tấn công sâu vào lănh thổ Nga. Nguyên tắc rất đơn giản : đó là nên nhắm bắn vào cung thủ hơn là nhắm bắn vào mũi tên ».

Do đó, nên xem xét việc kết hợp các loại vũ khí rẻ tiền nhưng với số lượng nhiều và các loại vũ khí tinh vi. Nguồn tin quân sự của Le Figaro cho biết : « Đây sẽ là đáp án cho câu hỏi cơ bản : Giữa chi phí được phân bổ và mức độ hiệu quả trong hoạt động, chúng ta muốn tương quan thế nào ? ». Olivier Schmitt kết luận : « Chúng ta cũng sẽ phải t́m ra các phương pháp quân sự mới để có thể chiến đấu lâu dài trong cuộc xung đột và điều chỉnh quy mô sản xuất thiết bị công nghiệp để phục vụ mục đích này. Hiện giờ, chúng ta mới chỉ đang ở trong giai đoạn quan sát », nhất là v́ đổi mới công nghệ không phải là yếu tố duy nhất gây đảo lộn trên chiến trường.

Nhiều loại vũ khí thông thường hơn, chẳng hạn như pháo hoặc xe tăng « giá rẻ » cũng có thể tham gia nhờ có số lượng nhiều. Ví dụ, Nga đă điều xe tăng loại cũ, T-62, tới Ukraina và dùng đạn dược có từ thời Liên Xô. Đây là một giải pháp ít tốn kém trong một cuộc chiến tranh tiêu hao. Thế nhưng, điều này có được là nhờ lượng dự trữ nhiều. V́ thế, việc điều chỉnh phù hợp các thiết bị quân sự vẫn là cần thiết.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 10 Hours Ago
Reputation: 368626


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,167
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	AP24104520896674.jpg
Views:	0
Size:	69.0 KB
ID:	2450163  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 13,227 Times in 10,556 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to vuitoichat For This Useful Post:
maivang18 (8 Hours Ago)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:40.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05176 seconds with 13 queries