Gần 20 năm nay bà Nguyễn Thị Thanh buôn gánh bán bưng mở quán ăn nhỏ ở vỉa hè nằm trong lô D1 chung cư Nguyễn Đ́nh Chiểu, đường Hoàng Sa, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. Bỗng dưng một ngày bà nổi tiếng khắp thế giới.
Nhiều tờ báo nước ngoài đă viết về chân dung và những món ăn mang hương vị Việt của bà. Đến giờ quán ăn có thương hiệu “Lunch Lady” của bà Thanh đă trở thành điểm dừng chân của đại đa số du khách nước ngoài khi đặt chân đến TP.HCM.
|
Thương hiệu Tây ở... vỉa hè
|
Giữa trưa, trời Sài G̣n oi ức, nóng đến khó chịu. Thế nhưng quán ăn ở vỉa hè của bà Thanh có tới hơn chục khách Tây mồ hôi đầm đ́a nhưng vẫn ăn uống một cách say mê.
Chủ quán là bà Nguyễn Thị Thanh (SN 1966) cứ thoăn thoắt không hết việc, người này vừa gọi xong chưa kịp phục vụ lại đến người kia ới. Cầm chiếc nón lá, quệt vội những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt, chủ quán cười hớn hở “buôn bán kiếm sống thôi mà”.
Quán ăn của bà Thanh có cái tên nghe có vẻ Tây hóa nhưng phong cách phục vụ, lẫn các món ăn th́ vẫn theo kiểu Việt. Đặc biệt bà chủ quán th́ giản dị, tuềnh toàng, không cầu kỳ, không kiểu cách nhưng lúc nào cũng hồn hậu, vui vẻ.
Nh́n vào cái quán ăn của bà, ít ai nghĩ rằng quán của bà đă nổi tiếng như cồn trên khắp thế giới. Khách Tây balô hễ đặt chân đến TP.HCM th́ nhất quyết phải t́m đến quán của bà để ăn cho được bát bún, bát hủ tiếu…
Hàng ngày, khoảng tầm 11 giờ trưa bà Thanh mở quán bán đến 13 giờ chiều, chỉ vỏn vẹn có 2 giờ đồng hồ nhưng bà bán mệt tay chân, thậm chí có khi là bán sạch veo chỉ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Nhiều vị khách Tây, khi ăn xong th́ tiện thể xin “madam” được chụp 1 tấm h́nh lưu niệm, để chứng minh là ḿnh đă đến TP.HCM, đă ăn ở quán vỉa hè danh tiếng.
Khi bà Thanh bán ngơi tay th́ mới có thể tiếp chuyện với chúng tôi. Bà Thanh kể rằng, tên quán nghe rất Tây nhưng là do Anthony Michael Tony Bourdain, đầu bếp, đạo diễn kiêm MC của kênh truyền h́nh Travel Chanel, với chương tŕnh khám phá ẩm thực - văn hóa nổi tiếng khắp thế giới mang tên: Anthony Bourdain - No Reservations và The Layover đặt cho quán ăn vỉa hè của bà.
Bà Thanh kể rằng bà quê B́nh Trị Thiên (cũ) nhưng gốc gác là người Sài G̣n sinh ra và lớn lên ở đây. Bà là con út trong gia đ́nh có những 7 anh chị em tất cả.
Từ nhỏ, bà đă được mẹ và các chị trong gia đ́nh bày vẽ cho cách nấu ăn ngon - có thể nói đó là một trong những tính cách đặc trưng của người phụ nữ miền Trung, dù ở ngay trên quê hương xứ sở hay tha phương cầu thực. Đến giờ bà chủ quán vẫn tự hào “hồi nhỏ tôi nấu ăn cũng được lắm đó”.
Năm 20 tuổi, v́ cảnh gia đ́nh cũng không dư dả ǵ nên bà Thanh phải xuất khẩu lao động sang Đức. Bà nhớ rơ như in thời ấy sống và làm việc trong môi trường đông đúc người Việt, chủ yếu là người cùng hoàn cảnh đi lao động, có quê ở các tỉnh thành miền Bắc.
Từ những bữa cơm đạm bạc mà bà Thanh nấu nướng trong lúc hết giờ làm, từ đó các anh chị em đồng nghiệp phát hiện ra tài nội trợ của bà; nên mỗi dịp cộng đồng người Việt quen biết khi ấy có tiệc tùng, giỗ chạp, lễ lạt ǵ cũng mời cho được bà Thanh đến tham gia nấu ăn, để mọi người cùng thưởng thức, để nhớ đến hương vị quê hương xứ sở trong những ngày xa nhà kiếm sống.
Khi ấy, bà Thanh cũng chưa từng nghĩ, ḿnh sẽ mở quán hay buôn bán. Rồi cũng v́ những buổi tụ họp nơi xứ người bà quen biết và nên duyên chồng vợ với ông - là người chồng hiện nay của bà. Hết thời hạn hợp tác lao động, bà Thanh lại hồi hương.
Những ngày đầu về nước, bà Thanh theo chồng xuống tận Bến Tre để mở nhà máy ép cơm dừa lấy dầu bán cho các công ty dầu thực vật. Được một thời gian, v́ chưa mát tay với công việc kinh doanh lại đang mang thai đứa con nhỏ nên bà Thanh được chồng khuyên về ở nhà cha mẹ chờ ngày vượt cạn.
Sau khi sinh đứa con gái đầu ḷng cũng là đứa con duy nhất của vợ chồng bà đến nay, bà Thanh lại buồn chân buồn tay nên nhờ mẹ chăm con, quyết định đi buôn bán để tranh thủ kiếm đồng ra đồng vào.
Thế là tủ bán bánh mỳ buổi sáng của bà Thanh hoạt động, với khách hàng là những cư dân trong khu chung cư mà bà sinh sống. Chỉ một thời gian ngắn, theo lời gợi ư của các khách hàng, bà Thanh mở quán vỉa hè, bán đủ loại thức ăn sáng như: bùn ḅ, bún cá, bún Thái, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu ḅ viên, ḿ vịt tiềm… và hoạt động cho đến nay.
|
Bỗng dưng nổi tiếng khắp thế giới |
Đến nay dù đă gần 20 năm hoạt động, nhưng quán ăn của bà Thanh cũng rất nhỏ và là quán đúng nghĩa vỉa hè. Quán nằm dưới tán cây bàng của chung cư, vỏn vẹn có một chiếc tủ đựng bát đĩa, vài bộ bàn ghế nhựa; nhưng khách khứa, đặc biệt là khách Tây ra vào nườm nượp.
Nh́n vào những món ăn mà bà Thanh bán cho khách cũng không có ǵ là đặc biệt so với đầy rẫy những quán xá đang kinh doanh mặt hàng ăn uống ở đất Sài G̣n đông đúc này nhưng họ đến cũng v́ trong thức ăn của “madam” Thanh có hương vị thơm ngon và cũng do sự hiếu khách của bà chủ quán hiền hậu, luôn vui vẻ.
Nói về bí quyết, bà Thanh chia sẻ, “ban đầu kinh doanh tôi phải lần lượt đi đến các hàng quán khác ăn uống để xem cách họ chế biến như thế nào, hương vị ra sao? Để từ đó về tự rút kinh nghiệm cho cách chế biến của ḿnh.
Rồi mỗi khi khách ăn xong, lúc tính tiền tôi hỏi khách, món ăn đó có hợp khẩu vị không? Có góp ư ǵ không? V́ lắng nghe khách hàng nên quán của tôi có nhiều người t́m đến”.
Đặc biệt quán ăn vỉa hè của bà Thanh c̣n có 1 cuốn sổ góp ư, mà nh́n vào có thể thấy toàn là chữ nghĩa đa ngôn ngữ góp ư khi ăn uống tại quán. Cứ thế mỗi đêm hết giờ làm việc th́ bà Thanh lại mang ra đọc, hoặc nhờ con gái dịch nhằm t́m hiểu ư của khách hàng để lần sau, nếu họ c̣n đến ăn sẽ cảm thấy hài ḷng.
Cũng chính trong quá tŕnh buôn bán đó mà vốn ngoại ngữ “bồi” của bà chủ quán này cũng dày thêm mà đến nay bà có thể vô tư tṛ chuyện với đủ loại khách đến từ nhiều nước trên thế giới.
Kể về cơ duyên bỗng dưng nổi tiếng khắp thế giới, bà Thanh cho biết, đó là t́nh cờ một kư giả của tạp chí AsiaLife đến TP.HCM, có ghé quán của bà ăn rồi hỏi chuyện, chụp ảnh.
Sau đó tờ tạp chí này có 1 bài viết giới thiệu về quán ăn của “madam” Thanh ở Sài G̣n. Khi đọc được bài báo trên, vua ẩm thực Anthony Michael Tony Bourdain đă quyết định cùng êkip của ḿnh bay sang Việt Nam để làm chương tŕnh ẩm thực về quán ăn vỉa hè độc đáo và phát sóng rộng răi.
Cũng từ đó ông vua ẩm thực của truyền h́nh Mỹ đă đặt tên cho cái quán cóc vỉa hè của “madam Thanh”. Lần lượt sau đó có những tờ báo lớn trên thế giới như: New York Times, The Sydney Morning Herald, Asialife… cũng viết bài về quán ăn của bà.
Cứ như thế tiếng lành đồn xa, người này rỉ tai người kia, du khách nước ngoài, bà con Việt kiều cứ về nước là đến đây thưởng thức hương vị món ăn Việt của “madam Thanh”.
Bà Thanh kể, mỗi sáng bà dậy từ 6 giờ để đi chợ, nấu nướng đến 11 giờ trưa mới dọn hàng. Sau đó bán hàng đến 13 giờ chiều th́ hết, rồi chuyển sang dọn dẹp, rửa bát đến chiều mới kết thúc ngày làm việc.
Buôn bán quán từ khâu chế biến, đến bưng bê, dọn bàn, đều do một tay bà Thanh đảm nhiệm. Thế nhưng khách cũng quư v́ trên miệng bà lúc nào cũng thường trực nụ cười, cũng nói chuyện, hỏi thăm khách như chính người đă thân quen từ bao giờ.
Có những ngày Sài G̣n nắng như đổ lửa, khách Tây vừa quệt mồ hôi ướt sũng người, cúi đầu ś sụp ăn bún, ăn ḿ... Có những trưa Sài G̣n đang nắng chợt mưa, khách Tây chưa kịp ăn đă bị mưa đuổi phải bưng bát nấp dưới tán cây bàng, dưới mái chung cư; mà cạnh đó có những người dân chạy tất tả tránh mưa, có những đứa trẻ tắm mưa, nô đùa hớn hở.
Du khách khắp nơi kháo nhau rằng “đến Việt Nam mà chưa ăn ở quán của “madam” Thanh là coi như chưa đến đất nước Việt Nam”. Thế mới lạ lùng.
(Theo An ninh thủ đô)