Sáng 6/4/2023, Toàn quyền Australia David Hurley và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Australia đă rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 3 – 6/4/2023. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Nguyên thủ nước ngoài tới Việt Nam trong năm 2023 và đây cũng là quốc khách đầu tiên mà Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng đón tiếp trên cương vị mới. Chuyến thăm c̣n mang nhiều ư nghĩa biểu tượng, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973 – 2023).
Hai lỗi lớn của Ngoại giao Hà Nội
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua đă có hai lỗi lầm lớn liên quan đến việc chuẩn bị nội dung cho ông Thưởng đón vợ chồng Toàn quyền Ausralia:
Thứ nhất, trong tờ tŕnh lên Văn pḥng Chủ tịch nước, đáng ra phải gạt bỏ ngay từ đầu ư tưởng (nếu có), không để tân Chủ tịch Vơ Văn Thưởng yêu cầu Toàn quyền Australia David Hurley xử lư “những người chống phá” Việt Nam từ nước ngoài.
Lỗi thứ hai, nếu trong tờ tŕnh không có kiến nghị ấy, mà đấy chỉ là sản phẩm của “các lực lượng thù địch” (có thể là cả ở trong lẫn ngoài nước), th́ Bộ Ngoại giao phải “đánh tiếng” cho Ban Tuyên giáo chỉ đạo ngay các tờ báo từ trung ương xuống địa phương, phải ngay lập tức “đồng loạt ra quân” phản bác, “giải cứu” tân Chủ tịch nước….
Điều hơi lạ và có phần khó hiểu, nếu ông Thưởng đă “liều ḿnh như chẳng có” như vậy th́ tại sao không một tờ báo “lề Đảng” nào ở trong nước công khai cho dư luận bên trong và bên ngoài Việt Nam biết được cái lập trường sắt m.áu ấy của chính quyền Hà Nội là: Không cho phép bất cứ ai trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại được đóng góp ư kiến hay phản biện đối với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Nhưng có thật ông Thưởng hớ hênh đến như thế không? Đáng ra sau khi được hung tin này, báo chí “lề Đảng”phải làm rơ được cái tư tưởng chủ đạo, “rằng th́ là mà” Chủ tịch của chúng ta, tuy là mới được bổ nhiệm thật đấy, thậm chí ăn bận cũng chưa đúng “mốt” của một Nguyên thủ quốc gia, nhưng ông ấy không thể ngây ngô về Luật pháp quốc tế. Tân Chủ tịch không thể đ̣i các chính phủ dân chủ phải “trục xuất” hoặc bắt đem giao nộp những người đấu tranh v́ tự do và nhân quyền cho chính phủ những nước như Việt Nam, vốn đă khét tiếng về các thành tích đàn áp các nhà hoạt động xă hội.
Chúng ta thực sự không biết, ngài Toàn quyền David Hurley đă đáp lại đề nghị nói trên của tân Chủ tịch Thưởng như thế nào. Nhưng chúng ta biết, ngay trong ngày đầu chuyến công du Hà Nội của Toàn quyền David Hurley, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) tại Australia đă ra thông cáo kêu gọi Toàn quyền Hurley phải nêu ra với giới lănh đạo Việt Nam các quan ngại về những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cả công khai lẫn trong các cuộc gặp riêng.
Theo bà Daniela Gavshon, Giám đốc HRW, việc thảo luận t́nh trạng của hơn 160 người bị bỏ tù chỉ v́ ôn ḥa thực thi các quyền con người, là thật thiết yếu.Toàn quyền Hurley cần phải thúc giục Chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù chính trị. Ngài Toàn quyền phải ra kêu gọi đặc biệt đ̣i trả tự do ngay và vô điều kiện đối với công dân Úc gốc Việt 73 tuổi Châu Văn Khảm, cùng các nhà hoạt động khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, Hoàng Đức B́nh, Lê Đ́nh Lượng, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Cấn Thị Thêu…