Khi ngọn gió đông thổi ập vào thành phố nhỏ cùng với những trận mưa tuyết đổ xuống làm trắng xóa mọi lối đi, ngàn cây nội cỏ, là lúc bà Thùy thấy nhớ quê hương da diết. Bà th́ thầm một ḿnh :
- “ Tết sắp đến nơi quê nhà ḿnh rồi !“.
H́nh ảnh cha mẹ già và các em c̣n lại ở Việt Nam với cái không khí sắp đến Tết Nguyên Đán khiến hai vai bà run lên trong nỗi nhớ gia đ́nh ngập tràn trong ḷng, nước mắt bà trào ra những giọt nóng, rơi xuống g̣ má giá lạnh của người đàn bà đă ngoài ngũ tuần.
Bà Thùy cảm thấy cô đơn quá trong căn nhà rộng thênh thang này. Chồng bà đang ở chỗ làm, hai con gái đứa đă có gia đ́nh riêng, êm ấm bên chồng con; đứa đi học ở tỉnh xa, lâu lâu mới về thăm. Bạn bè bà vẫn nói với bà bằng giọng so sánh :
- " Số của chị an nhàn sung sướng, có mấy ai được như vậy đâu “ .
Quả đúng như vậy. Đă định cư gần 20 năm ở nước ngoài, tuy không giàu có nhưng ổn định v́ cả hai vợ chồng bà đều có việc làm đều đặn, con cái đă trưởng thành, học hành tới nơi tới chốn. Bà chẳng c̣n mơ ước ǵ khác nữa, nhưng… sao cứ những ngày giáp Tết VN th́ bà Thùy lại cứ thấy tim bà như thắt lại, rồi bà ngồi suy tư, nghĩ ngợi nhiều lắm.
Bà tự hỏi v́ sao dân ḿnh lại sống xa nhà nhiều đến thế , trước kia có mấy ai thích đi xa gia đ́nh, xa những người ruột thịt bao giờ ? Bà thấy nghẹn ở cổ và nghe khó thở quá khi nghĩ ra được cái nguyên nhân đắng nghét khiến gia đ́nh bà và nhiều người khác phải ĺa bỏ quê hương sống rải rác khắp mọi nơi trên quả địa cầu này.
Hai mắt của bà bỗng dưng ráo hoảnh, bà tỉnh táo hơn khi nhớ lại những cái Tết Nguyên Đán thanh b́nh trước đây khi bà c̣n là cô gái nhỏ mười một, mười hai tuổi …
Đầu tháng chạp âm lịch, gia đ́nh cô bé Thùy đă rộn ràng nhập hàng hóa để bán cho dịp Tết. Nhà ở và cũng là cửa hàng số 246 nằm trên đường Vơ di Nguy Phú Nhuận, đối diện với trường tiểu học Vơ Tánh, nơi Thùy học.
Căn nhà dài lắm, đâu chừng 32 mét mà cô bé Thùy suốt ngày lăng xăng, ra vào không biết mỏi chân. Những lúc đông khách, tuy c̣n nhỏ nhưng cô đă có thể ra phụ với cha mẹ và anh trai những công việc như gói hàng, thối lại tiền cho khách…
Thùy ưa thích được làm công việc này lắm, nên những khi vừa tan trường từ con đường trước mặt, băng qua vào đến nhà, cô cất cặp rồi ra ngay cửa hàng để cùng được „bận rộn“ với gia đ́nh mà thấy ḷng cô vui khôn tả .
Dù bận rộn với công việc kinh doanh, cha của cô lại là người có tâm hồn nghệ sĩ đáo để. Những lúc cửa hàng văn khách, khi con đường Nguyễn Huệ đă có chợ hoa, ông xách máy h́nh lang thang dọc theo phố hoa để săn ảnh.
Ông chụp bất kỳ những ǵ ông bắt gặp. Nếu là những phụ nữ duyên dáng xinh đẹp đang lựa mua hoa Tết, chụp xong ông c̣n hỏi địa chỉ để gửi tặng. Ảnh đen trắng rửa ra nhiều đến hàng trăm tấm khổ nhỏ, đa số là ảnh phụ nữ e ấp bên các loài hoa, số c̣n lại là những chậu hoa, loài hoa đẹp mà ông đă chụp v́ thú vui đến quên cả vợ con đang tất bật buôn bán ở nhà !.
Một hai tuần trước Tết, cha cô bé Thùy chở về nhà hàng chục cây hoa để chưng tết.
Nào là :
- Thược dược vàng, tím
- Cúc đại đóa trắng, vàng
- Vạn Thọ bông lớn, màu vàng đậm, nhạt.
Hai bên cửa hàng ông đặt 2 chậu quất xum xuê những quả tṛn lẳn, da vàng bóng láng, kết lủng lẳng những bao ĺ x́ in h́nh mấy ông Phúc, Lộc, Thọ trông thật bắt mắt.
Khách vào mua hàng đều trầm trồ trước những cây cảnh được bày trí, và khách c̣n vui ḷng hơn khi nhận được những bao ĺ x́ " lấy hên“ từ tay cô bé Thùy trao tặng. Bên trong pḥng khách cũng tràn ngập hoa tết khiến căn nhà như rực rỡ, vui tươi hơn trong dịp xuân về.
Trước ngày đưa ông táo về trời hai ba bữa, v́ là con trai lớn nên anh của cô bé Thùy được phép lau chùi bộ lư đồng trên bàn thờ ông bà nội của cô. Anh vừa làm vừa huưt gió nghe vui lắm v́ anh đă được cha cô hứa sẽ mua cho chiếc xe Honda mới, thay cho chiếc xe đạp "cuộc“ đă cũ để đi học và để " lấy le“ với bạn bè cùng trường.
C̣n cô, vào giữa trưa, lúc cửa hàng đóng cửa, cùng mẹ đi chợ mua sắm đồ cúng đưa ông táo vào ngày hai mươi ba tháng chạp âm lịch. Cô thấy mẹ cô mua trái cây đủ loại, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc và một xấp giấy nghe gọi " C̣ bay, ngựa chạy“ ǵ đó mà không thể thiếu được. Rồi bà dẫn cô tới khu bán cá, chọn mua một con cá chép thiệt bự, mang về nhốt trong thau, đổ nước cho nó c̣n sống, bơi lội thỏa thích chờ đến giờ cúng th́ đặt nó trước bàn thờ có hoa quả, bánh trái, rượu đế đă dọn sẵn.
Cha cô thắp nhang, lâm râm khấn vái một hồi, ông lấy xấp giấy tiền vàng bạc và cả xấp "C̣ bay, ngựa chạy“ châm lửa đốt trong một cái thau nhôm. khi cháy gần hết, ông đổ 3 chung rượu cúng vào, đứng dậy xá xá mấy cái rồi bắt con cá bỏ vô thau nước trở lại.
Ông nói phải làm y như vậy th́ ông táo mới có " tiền“ làm lộ phí về trời, "báo cáo“ tốt đẹp những ǵ đă xảy ra trong gia đ́nh nhà ông suốt một năm qua.
Những ngày sau đó chỉ c̣n cha và anh của cô bé Thùy cùng với sự trợ giúp của một người anh họ đứng bán hàng cho tới tận trưa ba mươi tết. Mẹ của cô lo đi chợ mua nếp, đậu xanh, thịt mỡ, lá chuối, dây lạt, để chiều hai chín tháng chạp, bà trải chiếu ngồi giữa căn bếp rộng, quây quanh là đủ thứ đồ dùng cho việc gói bánh tét, bánh ít. Bởi nhà nhiều con nên mỗi năm má của cô gói hơn hai chục đ̣n mặn, ngọt đủ cả treo đầy gác bếp.
Mùi bánh tét khi nấu chín thơm lừng hương nếp quện với mỡ thịt, khiến cô nghe thèm chảy nước miếng. Ngoài ra mẹ cô c̣n đặt trên bếp một nồi thịt, kho với trứng hột vịt và nước dừa tươi hấp dẫn. Món này cuốn bánh tráng, dưa giá, củ kiệu th́ ngon " tuyệt cú mèo“ ! Cái không khí rộn ràng, chuẩn bị cho những ngày sắp tết trong nhà khiến tâm hồn non trẻ của cô náo nức chi lạ.
Thường ngày cô buồn ngủ sớm, vậy mà sắp tới tết, cô lẽo đẽo theo má lụi hụi làm cái này, chuẩn bị cái kia tới khuya trờ khuya trật mới chui vô giường, báo hại sáng ngày tới trường, ngồi trong lớp cô ngáp dài ngáp ngắn, cũng may sắp tới tết cô giáo dễ dăi cho học tṛ được vui chơi nhiều hơn bắt học hành chăm chỉ.
Năm nay cô bé Thùy sẽ thêm một tuổi, cô sắp 13 !.
Cô reo lên khi mặc thử chiếc áo dài đầu tiên mẹ đặt may cho cô. Thật là ngộ khi lớp vải ôm sát lấy thân h́nh c̣n nhỏ xíu của cô khiến cô cứ giật ḿnh từng chập v́ cô tưởng cô không mặc thứ ǵ trên người. Chiếc áo dài may bằng loại vải ǵ mà nhẹ hều, đi qua đi lại một chút là hai tà áo trước sau cứ bay lên khiến cô lính quưnh đưa tay giữ chặt chúng lại.
Cô nh́n bóng cô trong kiếng thấy ḿnh cũng "ngồ ngộ“ dữ đa, cô toét miệng cười , xoay bên này, ẹo bên kia một hồi cô thấy tự nhiên hơn, hai tà áo có bay cô không thèm giữ lại nữa. Tết này cô sẽ "diện“ chiếc áo dài này mỗi khi đi chơi với gia đ́nh nên cô cần "biểu diễn“ trước cho quen.
Sáng ngày ba mươi tháng chạp âm lịch, bà con nội ngoại của cô đem quà tới cúng hoặc biếu gia đ́nh cô chất đầy một cái bàn dài trong pḥng ăn. Thôi th́ đủ thứ :
- Dưa hấu loại một mấy cặp
- Bưởi Biên Ḥa gần chục trái da vàng ươm, tươi rói
- Vú sữa trái nào trái nấy bóng láng, da mỏng rất ngon... nhiều không sao kể hết. Cha của cô tiếp bà con mệt nghỉ, chị giúp việc nấu nước pha trà đăi khách không ngơi tay.
Ngoài khách mua hàng phía trước, kẻ ra người vào nhà cô nườm nượp, cô quên không nói, cha cô là con trai độc nhất lănh phần cúng tế nên mỗi năm tết đến là nhà cô như mở hội.
Tới mười hai giờ trưa th́ anh hai của cô ra kéo hai tấm cửa sắt đóng cửa hàng lại, mọi chuyên bán buôn coi như tạm nghỉ cho tới ngày tốt đă được cha cô coi kỹ trong cuốn lịch Tam Tông Miếu, mới khai trương trở lại.
Khi bà con đều đă ra về th́ cha mẹ cô cũng chuẩn bị cho buối cúng giao thừa vào lúc nửa đêm mà cha cô gọi là Lễ Trừ tịch. Cô c̣n nhớ như in lời giải thích của cha cô cho con cái hiểu thêm :
" Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt qua năm mới, giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu, th́ ngày 29 tháng chạp năm trước và giờ Tư ngày mồng một tháng Giêng năm sau ".
Khi mẹ của cô đă sắp dọn xong các thứ để cúng như trái cây, bánh tét… trên bàn thờ tổ tiên và một mâm tương tự như vậy được đặt trước sân nhà, th́ cha của cô bảo anh em cô đi tắm gội sạch sẽ, mặc những bộ quần áo mới vào để buỗi cúng được trịnh trọng hơn.
Chẳng phải chờ đợi lâu khi những tiếng pháo đón Giao Thừa đồng loạt vang lên vào lúc nửa đêm, cả gia đ́nh cô cùng đứng trước bàn thờ ông bà khấn vái với ḷng ghi nhớ công ơn những người đă khuất, cầu mong một năm mới thịnh vượng an khang cho gia đ́nh, con cái học hành tấn tới, ngoan ngoăn, hiếu đễ…
Khi đứng dưới trời đêm trừ tịch, một bầu không khí linh thiêng thấm sâu vào tâm hồn cô bé Thùy, tỏa lan ra thành những xúc cảm về một quê hương thanh b́nh, xóm làng no ấm, sau nữa là t́nh cảm đầm ấm trong ḷng cô đối với cha mẹ và anh em ruột thịt.
Lễ giao thừa ở nhà xong, cha mẹ cô cùng nhau đi lễ chùa Xá Lợi gần trường nữ trung học Gia Long, khi về thể nào cha cô cũng đem về một cành lộc hái từ cây cối trong vườn nhà chùa, những mong trong năm mới sẽ được Trời Phật ban cho nhiều lộc ăn , lộc để.
Cha cô đem cành lộc này cắm chung vào b́nh hoa trên bàn thờ cho đến khi tàn khô. Có lần cha cô đi chùa một ḿnh v́ tuổi của mẹ cô năm đó không hạp để " xông đất “, e không đem lại những điều may mắn cho năm mới. Anh em cô thức suốt đêm ăn uống những thức ăn đă cúng trong lễ Giao thừa hoặc cắn hột dưa, ăn mứt không biết chán.
Sáng ngày mồng một, cha mẹ cô sau khi đă làm lễ cúng ông bà xong, áo quần chỉnh tề ngồi ở pḥng khách để anh em cô tới chào mừng chúc tết. Anh trai cô đại diện cho đám con nít là cô và mấy đứa em c̣n nhỏ xíu chúc cha mẹ cô một năm buôn bán phát tài, mạnh khoẻ. Cha mẹ cô vuốt đầu anh trai cô khen ngoan và cũng chúc lại anh em cô nhiều điều tốt đẹp kèm theo những bao ĺ x́ dúi vào tay…“
Có tiếng mở cửa lách cách từ chiếc ch́a khóa khiến gịng hoài niệm của bà Thùy bị cắt đứt giữa chừng. Bà lên tiếng hỏi :
- " Anh về đó à ?“ .
Ông Thư chồng bà c̣n đang đứng ở căn pḥng nhỏ phía trước cửa chính cởi nón áo, miệng xuưt xoa :
- " Trời lạnh kinh khủng em à, sao em không mở ḷ sưởi lên ?“.
Vừa bước vào pḥng khách, nh́n thấy bà ông kêu lên :
- " Em làm sao thế này, mặt nhợt nhạt thế kia…“, nhưng rồi ông khựng lại, nh́n vào mắt bà khẽ hỏi :
- " Em lại nhớ nhà phải không ?“.
Bà Thùy từ năy giờ vẫn im lặng không trả lời chồng, nhưng đúng là vài giờ trước đây bà đang thả hồn về với cha mẹ của bà hiện nay đă rất già, hay đau ốm luôn. Bà th́ thầm với ông Thư một câu mà bao nhiêu năm nay mỗi khi nhớ quê hương, cha mẹ, bà vẫn nói :
- " Bao giờ ḿnh có lại được những mùa xuân thanh b́nh xưa cũ, hở anh ?“.
Không khí Tết ở Sài G̣n hồi đó bắt đầu được cảm thấy từ sau Giáng Sinh. Những sạp bán đồ Giáng Sinh dọc các đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ thật ra vẫn ngồi nguyên chỗ và chỉ thay đổi thiệp mừng Giáng Sinh sang thiệp chúc Tết mà thôi.
Không khí hội hè “bắc qua ” này kéo dài cho đến gần Tết, khi những khu vực bán hàng Tết thật sự được tổ chức.
Ngoài đường, khu vực trước chợ Tết Bến Thành, Sài G̣n những năm 1960
Hai khu vực vui nhất là chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ và khu vực chợ Bến Thành. Người Sài G̣n hồi đó chỉ chuộng có vài loại hoa có truyền thống lâu đời cho ngày Tết mà thôi.
Và các chủng loại cũng đơn giản, v́ các loại hoa hợp với khí hậu miền Nam cũng không nhiều lắm.
Đứng đầu luôn là mai vàng. Sau đó là các loại cúc như đại đóa, vạn thọ, rồi thược dược các mầu, mào gà, phong lan, địa lan…
Chợ hoa Tết đường Nguyễn Huệ, Sài G̣n những năm 1960
Dĩ nhiên cũng c̣n vài loại khác nhưng số lượng rất ít. Cây trái th́ nổi bật và chính thống nhất vẫn là quất (tắc).
Hoa Đà Lạt chuyển về cũng phần nhiều là phong lan, cúc, thược dược, đồng tiền và họa hoằn một ít mâm xôi và phù dung. Hoa cắm cành ngày đầu Xuân th́ có lay-ơn, hoa hồng.
Cũng từ Đà Lạt về nhưng các chủng loại hoa hồng hồi đó c̣n hơi nghèo nàn.
Dân chơi Sài G̣n hồi những năm đầu của thập niên 1960 vẫn c̣n chơi trội bằng cách ra băi biển Thủy Triều gần Cam Ranh để t́m cành mai rừng, cũng tương tự như lên Sapa t́m cành đào thế ở ngoài Bắc.
Dọc băi biển Thủy Triều trước đây là hàng cây số rừng mai vàng hoang dă rất đẹp. Thường người ta đốn nguyên cây đem về cắm mấy ngày Tết.
Những người hiếu cổ th́ vào Chợ Lớn t́m mua mấy gị thủy tiên. Hồi đó người ta chơi rễ cây thiết mộc lan chứ không ai chơi rễ thủy tiên. Thủy tiên chỉ chơi hoa, đơn hoặc kép.
Những cái thú chơi thủy tiên là gọt, hăm và thúc. Mẹ tôi chăm sóc thủy tiên với sự tŕu mến đặc biệt. Trước hết là phải chọn gị có số củ và h́nh dáng chuẩn. Sau đó gọt củ để lá và chồi hoa sẽ mọc ra theo những dạng, thế ḿnh muốn, thí dụ như long, ly, quy, phụng, v.v.
Và phải biết thúc hay hăm để kiểm soát thời điểm hoa nở theo đúng ư ḿnh, tốt nhất là ngay (bỏ chữ sau) giờ Giao thừa.
Chợ dưa hấu Tết, Sài G̣n những năm 1960
Bán bóng bay ở chợ Tết Bến Thành, những năm 1960
Những ngày giáp Tết người ta dựng rạp bao quanh hai mặt phía công Trường Quách Thị Trang và đường Phan Bội Châu của chợ Bến Thành để bán hàng Tết.
Đèn đuốc sáng trưng, trai thanh gái lịch dập d́u. Nhiều nhất là bánh, kẹo, rượu; và nhất là mứt các loại và hạt dưa. Hàng Tết ở đây phần nhiều là hàng sản xuất trong nước, thí dụ như :
- Khô nai
- Khô cá thiều Phú Quốc
- Rượu dâu
- Rượu Mận Đà Lạt
- Trái cây Lái Thiêu
- Bột gạo lức Bích Chi…
Mỗi cửa hàng bắc loa với công suất cực mạnh để lấn át hàng xóm.
Ồn ào nhất bao giờ cũng là quầy bán thuốc đánh răng hiệu anh Bẩy Chà Hynos. Những câu rao hàng thường ngộ nghĩnh, như của quầy bán vải:
- “ Trăm ba pô-pơ-lin, trăm sáu pô-pơ-lin, một trăm ba bán sáu chục”.
Hay khi hàng đồ chơi ồn ào :
- “ Xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó chơi, em nhỏ nó mừng ” .... th́ quầy dưa hấu bên cạnh tiếp luôn :
- “ Xanh xanh, đỏ đỏ em nhỏ nó ăn, em nhỏ nó cười đi ”.
Những ngày giáp Tết, khu vực đường Nguyễn Huệ, trước cửa Nhà hát lớn (hồi đó vẫn c̣n là nhà Quốc hội).
Nhưng cảm giác Tết thật sự bắt đầu khi người ta bắt đầu mua, trữ thực phẩm và vật dụng cho những ngày Tết.
Từ khoảng rằm tháng Chạp trở đi mẹ tôi bắt đầu tích trữ các thực phẩm khô như măng lưỡi lợn, bóng cá, gạo nếp nấu bánh chưng, đường làm mứt…
Các loại rau, lá xanh như cải bẹ muối dưa, hành củ, hành lá, kiệu… thường được mua ở chợ Cầu Muối. Thịt thà các loại th́ phải ra chợ Ông Tạ. Chợ này cũng là nơi cung cấp thịt cầy tơ, cả sống lẫn chín, cho dân nhậu gốc Bắc ở Sài G̣n.
Thật thú vị khi được theo mẹ và mấy chị giúp việc đi chợ Cầu Muối ban đêm. Mùi ung ủng của hành, kiệu để muối dưa ở những chợ đầu mối bán rau như thế này và những ánh đèn vàng bóng tṛn, khi hồi tưởng lại trở nên rất ấm áp, rất Tết đối với tôi.
Hồi đó Sài G̣n hăy c̣n nhiều xích lô máy. Loại xe này to hơn và chở được nhiều hơn xích lô đạp. Một chuyến xích lô máy lạch bạch có thể chở tất cả rau trái cho một cái Tết của mẹ tôi.
Xích lô máy
Bắt đầu từ Tết ông Táo th́ mọi chuyện trở nên cấp bách. Đây là ngày mẹ tôi bắt đầu làm các loại mứt.
Đối với những người c̣n sót lại từ nền văn hóa bà Phủ, bác Phán cổ xưa th́ các thức ăn, món cỗ ngoài hương vị c̣n phải tỏa ra được nét tinh tế, thanh tao.
Mứt không những ngon, mà c̣n phải trông đẹp mắt. Mẹ tôi lúc nào cũng trung thành với những loại mứt cổ truyền, mà quay đi quẩn lại cũng chỉ có các loại khoai, sen, gừng, bí, chanh, quất. Không hiểu tại sao mứt cà chua cũng lọt được vào danh sách này.
Vài loại mứt
Loại mứt phổ thông và dân giă nhất thời đó là mứt khoai lang ruột nghệ, th́ không hiểu sao nay đă hoàn toàn biến mất ở Việt Nam.
Khoai lang thái lát bán nguyệt, ngâm qua với nước vôi trong đă được gạn thật kỹ. Sau đó rửa xả nước vôi, luộc sơ rồi để ráo trước khi xào đường trên lửa nhỏ. Đảo đều tay đến khi khoai khô để đường có thể đóng thành lớp bột trắng, mỏng trên khoai là được. Làm như thế lượng đường ngấm vào khoai bị hạn chế, mứt khoai sẽ khô nhưng mềm và ngọt dịu.
Muốn làm mứt khoai ướt, gọi là mứt khoai châu, th́ nhỏ một, hai giọt chanh vào đường. Chỉ thế thôi mà khoai sẽ thấm đường nhưng không thể khô được, dù có xào thật lâu.
Hiện ở Huế cũng c̣n có vài nơi bán loại mứt khoai lang gọi là khoai ngào gừng. Nhưng thường v́ làm lối hàng chợ nên thô, và đường vón cục rất ngấy.
Mứt khoai trắng ở chợ Bến Thành ngày nay không khử vôi nên đường thấm nhiều quá thành ra ngọt chát và không mềm dẻo.
Chán nhất là loại khoai phơi khô được gọi là mứt khoai dẻo ngoài thị trường ngày nay.
Mua mứt Tết
Gần Tết nữa là bắt đầu việc biếu xén. Các hộp mứt, chai rượu đi ṿng vo rồi nhiều khi cuối cùng lại quay về chủ ban đầu.
Ngoài những món đồ truyền thống, thường t́nh, nhiều người muốn khoe sang th́ ra đường Hàm Nghi, nhưng chắc ăn nhất là vào Chợ Lớn, mua đồ kiểu cách như vịt khô ép mỏng như cái đĩa và lạp xường ngũ vị, bát vị, v.v. Tất cả đều được tẩm rượu mai quế lộ.
Các loại rượu quư, rượu vang của Âu, Mỹ hay các loại rượu Trung Hoa cổ (như Trúc Diệp Thanh Tửu, Hoàng Hoa, Ngũ Gia B́…) đều được coi trọng.
Nhưng những người theo lối xưa như bố mẹ tôi lại thích biếu họ hàng, bè bạn các loại sản phẩm do chính tay ḿnh tạo ra. Thông thường nhất là bánh chưng, hơi lạc loài trong rừng bánh tét.
V́ lư do thời tiết, nên phải đợi thật muộn, thường là ngày 28 Âm lịch, mới nấu bánh chưng để bánh c̣n ăn được trong ngày Tết, v́ nếu bỏ tủ lạnh sẽ bị lại gạo. Riêng lá dong gói bánh bán nhiều nhất ở chợ Ông Tạ.
Mấy loại gị (chả lụa) cũng hay được nấu ghém vào nồi bánh chưng. Và ngày gói bánh chưng là lúc Tết hơn Tết đối với bọn trẻ chúng tôi.
Nồi Bánh Chưng
Bắt đầu từ hôm nay mọi việc xem như xả láng. Các trường học, sau các hoạt động tất niên kéo dài cả tuần lễ, đă nghỉ Tết. Quần áo giầy dép mới đă được may, đóng và háo hức đợi được chính thức cắt chỉ.
Mấy hôm này chỉ lo lượn chợ hoa, chợ Tết. Bạn bè kéo đến chung vui với nồi bánh chưng. Lúc lửa ḷ nấu bánh bắt đầu được thổi lên là vài thứ hạt dưa, mứt Tết được đem ra cho chúng tôi, các “thợ” trông nồi bánh thử trước.
Rồi trong khi trông nồi bánh, thường là qua đêm, các loại bài bạc được chơi tự do. Tổ tôm, mạt chược dành riêng cho người lớn.
C̣n các loại bài như bất, đố mười, tam cúc, tôm cua c̣ cá (bầu cua cá cọp); hay bài Tây “các tê” th́ của mọi lứa tuổi, và từ bấy giờ sẽ luôn hiện diện cho đến cái lúc buồn thảm nhất trong năm là tối mồng Ba Tết.
Một số cây bài bất (bên trái)
Cây bài bất giống y như bài tổ tôm nhưng nhỏ hơn, và mỗi loại chỉ có một quân bài.
Ngoài các hàng văn, sách, vạn như tổ tôm, cỗ bài bất c̣n thêm hàng sừng, tức là ṣ, với cây bài ông cụ là quân nhất sừng.
Khi chơi th́ có một nhà cái gọi là trương, hay trang, chọi với từng nhà con, và tất cả các nhà con gọi chung là làng.
Cỗ bất được để úp trên một đĩa nhỏ để mọi người rút theo lượt, mỗi lần một lá bài. Tổng số các quân bài rút, được quyết định tùy hỷ, được cộng điểm thành 10 là tốt nhất.
Trên 10 th́ bị loại, gọi là bị bất. Nếu cùng điểm th́ so hơn thua theo hàng :
- Sừng cao nhất, sau đó theo thứ tự là vạn, sách và thấp nhất là văn.
Khi tất cả đă rút đủ bài, nhà cái (trương) so sánh hơn thua với từng nhà để thu hay chi tiền.
Đố mười cũng dùng cỗ bài bất.
Mỗi người chơi được rút hay chia lần theo ṿng 3 cây bài. Tổng số cộng lại nếu trên 10 sẽ trừ đi 10 làm số thành. Điểm 10 là cao nhất. Nếu cùng điểm th́ cũng lại so sánh hơn thua theo hàng. Ai cao điểm nhất sẽ thắng số tiền tất cả người chơi chung vào mỗi ván.
- Đố mười hơi giống bài cào 3 lá đánh bằng bài Tây.
Nói chung th́ các lối chơi bài ngày xưa hiền, nhẹ nhàng và ít sát phạt hơn so với các dạng bài bạc bây giờ.
Đêm 30 là lúc Tết nhất của Tết. Càng gần giờ Giao thừa th́ mọi người càng trở nên nghiêm túc hơn, [coor=blue]“ hiền ”[/color] hơn.
Bố mẹ tôi tự nhiên có vẻ nghiêm trang, nhưng nhă nhặn hơn ngày thường. Bàn thờ Giao thừa và bàn thờ gia tiên đă sẵn sàng. Bố tôi vẫn giữ được đôi tranh Thần Đồ, Uất Lũy cũ đem ra treo hai bên cửa ra vào dưới nhà, từ tối 30 Tết mỗi năm.
Người Bắc xưa ngày Tết treo cặp tranh Thần Đồ, Uất Lũy hay đôi tranh Tử Vi, Huỳnh Đàn để trấn trước nhà, chứ không treo tranh Tŕnh Giảo Kim, Uất Tŕ Cung như người Hoa.
Cũng có năm bố tôi trổ tài vẽ và giảng giải về ba vuông bẩy tṛn và cung tên bằng vôi cho chúng tôi. V́ sân trước nhỏ, nên việc này đành phải thực hiện ở sân sau nhà.
Cặp tranh Tử Vi-Huỳnh Đàn treo trước cửa (tranh Hàng Trống)
Rồi Giao thừa đến. Trên radio, và sau này cả trên truyền h́nh, bài Ly Rượu Mừng vang lên. Hương khói nghi ngút. Mẹ tôi trở nên nghiêm trang, thành kính tối đa trong mỗi cử chỉ. Phấn son, nhưng mẹ vẫn mặc áo dài của năm cũ khi cúng Giao thừa.
Những kiêng cữ như tránh quét nhà, to tiếng, nói dối… bắt đầu được tuân thủ. Trang nghiêm là đúng, v́ đối với các thế hệ cũ th́ cho đến lúc ấy mọi sự tin tưởng và kiêng cữ vẫn c̣n là hơi thở.
Theo phong tục cổ của người ḿnh, thời khắc Giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất của năm. Lúc trừ tịch này trên không trung phải tuyệt đối tĩnh lặng để các thần năm cũ giao tiếp các thần năm mới.
Trong khi đó dưới đất phải đốt pháo, đánh trống chiêng, xoong, nồi các thứ thật ồn ào để xua đuổi ma quỷ nhân đêm tối nhất của năm, khi mọi thổ, trạch thần đều vắng mặt, mà xâm nhập làm hại thế gian.
Sai nguyên tắc này sẽ không bao giờ đạt được quốc thái dân an trong năm mới.
Lúc mọi nhà cúng Giao thừa và gia tiên xong, ở những năm được đốt pháo, pháo bắt đầu rền. Các bánh pháo Điện Quang, Toàn Hồng nổ gịn vang xa gần. Mỗi đoạn khoảng 20cm pháo con lại chen một cái pháo đại.
Văn hóa đốt pháo của giới trẻ hồi đó bây giờ nghĩ lại thấy lành lắm. Nghịch nhất cũng chỉ là úp ống lon sữa ḅ lên pháo rời nhặt được rồi đốt cho lon bay lên.
Dĩ nhiên cũng có những trường hợp rắn mắt hơn, nhưng cố ư làm đau người khác th́ rất họa hoằn.
Thật ra lũ chó mèo là bọn oán hờn pháo nhất. Các tràng pháo có khi dài từ lầu ba xuống đất, hoặc có khi dài hơn. Mùi khói pháo thật tuyệt vời và rất "sạch” .
Sau đó bố mẹ tôi đi lễ Giao thừa. Hướng xuất hành đă được bố tôi tra xét kỹ từ lịch Tam Tông Miếu. Cũng có năm các cụ đi lễ Lăng Ông, nhưng thường là đền đức Thánh Trần. Sau này tôi mới biết là do hướng xuất hành của tùy năm.
Giao thừa và ngày Tết bố mẹ tôi thường không đi lễ chùa, mà để dành đến Rầm tháng Giêng.
Người Bắc ở Sài G̣n thủa ấy hay đi chùa Vạn Thọ. Đây là một ngôi chùa nhỏ ấm cúng bên bờ nước, h́nh như ở Tân Định. Chỉ có một vài năm bọn trẻ chúng tôi theo bố mẹ đi lễ tối 30 Tết, c̣n th́ vừa bị khích động v́ pháo, vừa c̣n say khói pháo nên hay ở nhà đánh bài, ăn mứt, cắn hạt dưa.
Ở các đ́nh, đền đầu năm cũng có khi có hát bội, mà hồi c̣n bé tôi rất sợ. Lại có nhiều người đi rao “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.
Hành khất th́ vô số kể. Khói hương nghi ngút và người đông đến ngộp thở. Tiếng lắc thẻ xin xăm vang khắp nơi. Khách đi lễ ai cũng tỏ ra vui vẻ, ḥa nhă. Nhưng các ông bà bán hàng đầu năm như vôi, muối, cành lộc, hoa quả, bánh mứt, gị chả, bánh chưng, bánh tét…, th́ đon đả một cách rất Tết.
Lăng Ông – Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt
Lúc trở về bao giờ bố mẹ tôi cũng có một cành lộc, mà chẳng hiểu tại sao năm nào cũng là một đọt trúc đằng ngà.
V́ ỷ là người được mời đi xông đất đầu năm rất nhiều, nên bao giờ bố tôi cũng tự xông đất. Một bánh pháo nhỏ lại được khai hỏa.
Sau đó cả nhà quây quần ăn nhẹ một ít bánh mứt và đánh bài. Lúc này bố mẹ tôi mừng tuổi (ĺ x́) các con.
Mỗi đứa được một phong bao, trên đó bố tôi viết sẵn rất đẹp tên từng người, và, bằng cả chữ Việt lẫn chữ Nho, ḍng chữ “nhất bản vạn lợi”.
Dù lúc đó xă hội hoàn toàn theo nền giáo dục tân học mang nhiều ảnh hưởng phương Tây, nhưng chúng tôi luôn thấy cảm động, và luôn trân trọng những phong tục truyền thống đẹp đẽ này.
Lăng Ông 1956
MỒNG MỘT TẾT
Sáng sớm mồng Một Tết được bắt đầu bằng tràng pháo đón vị khách đầu tiên của năm mới. Quần áo mới được mọi người đem ra diện.
Với bọn nhỏ chúng tôi th́ câu vui như Tết chỉ cảm thấy được đêm 30 và sáng mồng Một mà thôi, v́ những người họ hàng và bạn bè thân thiết nhất của bố mẹ tôi đều đến chúc Tết vào buổi sáng này, và họ là những khách sộp ĺ x́ hậu hĩ nhất.
Doanh thu của tất cả thời giờ c̣n lại của mấy ngày Tết sau đó thường không bằng một phần ba buổi sáng mồng Một.
Sau khi tiếp các vị khách này, bố tôi đi chúc Tết họ hàng bè bạn, trong khi mẹ tôi ở nhà tiếp khách. Đến gần trưa bố tôi về, và lúc đó các họ hàng và bè bạn chí thân của gia đ́nh đă có mặt đông đủ để dùng bữa đầu năm với chúng tôi.
Có một cái lệ đặc biệt mà những người thuộc gịng dơi khoa bảng cũ miền Bắc ở Sài G̣n vẫn c̣n giữ cho đến măi sau này, là khi đă họp mặt đông đủ ngày mồng Một Tết, người ta dở tấm Thăng quan đồ ra để chơi cờ Thăng quan, loại giải trí phổ thông nhất của giới nho sỹ, khoa bảng từ ngàn xưa, để xem vận mệnh công danh trong năm mới.
Cụ Ngô Tất Tố có lẽ đă bỏ quên món này trong tác phẩm Lều Chơng.
MỘT BẢN CỜ THĂNG QUAN
Bản thăng quan đồ này to bằng một mặt bàn nhỏ. Sang th́ bằng gỗ sơn son thếp vàng có thể gập đôi lại được. Thường th́ in trên vải hay giấy.
Trên đó chia thành nhiều ô ghi cấp bậc của hệ thống quan chế triều đ́nh ngày xưa, từ thấp nhất là Hàn lâm Đăi chiếu (ṭng cửu phẩm văn giai) cho đến cao nhất là Thái tử Thái bảo (trên nhất phẩm, đầu triều).
Mỗi người chơi nhận quân của ḿnh rồi gieo xúc sắc (xí ngầu) mà đi.
Chung quanh ô của mỗi cấp bậc đều có các ô mà sa vào đấy sẽ được thăng, hay bị giáng, phạt thế nào. Ai đạt đến Thái tử Thái bảo trước hết cả là thắng.
Bản bố tôi giữ được không phải thuộc hệ thống triều Lê, mà từ thời Tự Đức. Cờ Thăng Quan hồi đó đă được dịch ra chữ Quốc ngữ, và trong Sài G̣n hồi ấy có thể mua ở các tiệm tạp hóa của người Bắc ở chợ Ông Tạ.
H́nh như bàn cờ Thăng Quan bố tôi có hồi ấy chỉ có văn ban chứ không có vơ ban.
Năm 1992 tôi có mua được một bản Thăng quan đồ in trên giấy từ một cửa hàng tạp hóa ở Cửu Long, Hong Kong. Nhưng bản đó lại theo quan chế Minh triều, Trung Quốc, và cũng chỉ có văn ban.
Rồi cỗ bàn lúc nào cũng sẵn sàng, một phần nhờ ơn cái tủ lạnh.
Ngoài những món truyền thống cố hữu của ngày Tết như bóng, chân gị ninh măng, thang cuốn, gị chả, bánh chưng, hành kiệu, thịt thà…, v́ tổ tiên họ Trịnh chúng tôi ngày xưa xuất phát từ Thanh Hóa nên mẹ tôi c̣n được các cụ truyền cho vài món cỗ Tết đặc biệt của vương thất xứ Thanh xưa, như sơn hào hải vị thang, nộm sứa khô bát vị, v.v.
Đây là những món dùng nguyên liệu khô có thể nấu được trong những ngày Tết không có họp chợ.
Nguyên liệu nấu những món này như gân nai, hải sâm trắng, gị lụa lợn rừng, sứa khô, vẫn c̣n mua được ở Sài G̣n thủa ấy. Những món đơn giản hơn là nem ngang, gị ḷng.
Nem ngang hơi giống như nem Phùng hay nem b́ của các vùng Hà Tây, Nam Định, Ninh B́nh. Thịt lợn thật tươi cắt miếng vừa phải, luộc hơi tái bên ngoài, nêm với ít nước mắm, thấm thật khô, thái nhỏ, rồi băm dập đi bằng sống dao.
B́ lợn thái sợi với lượng nhiều nhất là bằng lượng thịt. Mỡ giắt luộc thái nhỏ hạt lựu. Thính giă thô. Tất cả trộn đều rồi nắm thật chặt lại bằng nắm tay.
Nem ngang bao lót bằng lá ổi chứ không dùng đinh lăng như ở vài nơi khác. Sau đó gói bằng lá chuối đă rửa thật sạch, lau và phơi khô thật kỹ rồi buộc lại.
Khác với nem b́ nấu chín ăn ngay của Nam Định, nem ngang Thanh Hóa phải đợi ít nhất ba ngày cho chín, nghĩa là hơi chua, mới dùng. Ngon nhất là cuốn bánh tráng với rau diếp, húng, thơm, mùi (ng̣) cho thật chặt, rồi thái khúc. Khi ăn chấm nước mắm ngon pha tỏi ớt.
Làm gị ḷng th́ ḷng lợn, khấu đuôi, bao tử cắt mở dọc ra thành lá cắt khúc, và b́ heo đă bỏ sạch mỡ thái nhỏ, với chút nước mắm, hạt tiêu, rồi để ráo.
Nấu b́ heo cho đến khi thành hồ, giống như làm thịt đông. Trộn ḷng, bao tử đă sửa soạn sẵn như trên và ít hạt tiêu vào nấu nhừ. Rồi để ráo, cho vào hồ b́ trộn kỹ và gói lá chuối cho thật chặt. Sau đó luộc chín trở lại.
Một phiên bản khác là trộn các thứ ḷng, bao tử đă sửa soạn như trên đă hầm kỹ, để ráo và ít hạt tiêu vào nửa phân lượng gị sống đă nêm. Gói thật chặt, buộc kỹ rồi luộc chín như luộc gị b́nh thường.
Thử tưởng tượng ngày xưa khi chưa có tủ lạnh, nếu không có không khí lạnh giá của miền Bắc th́ loại gị này có thể giữ được bao lâu. Và hồi ấy người ta vẫn c̣n dùng hàn the mà chưa biết sợ.
Chiều mồng Một bố mẹ tôi bắt đầu cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, bè bạn. Chúng tôi ở nhà tiếp khách để nhận ĺ x́. Bắt đầu từ chiều hôm nay cho đến chiều ngày mồng Ba Tết, đường phố bắt đầu có nhiều người hơn.
Các nhóm Sơn Đông măi vơ lưu động, phần nhiều là người Hoa, đi múa lân và biểu diễn vơ thuật kiếm tiền thưởng khắp thành phố. Chiêng trống inh ỏi.
Người Sài G̣n múa lân (không phải sư tử) vào dịp Tết Nguyên Đán chứ không phải Trung Thu như ở Huế và ngoài Bắc.
Tối ba ngày Tết nhiều đ́nh, đền ở Sài G̣n và các vùng phụ cận có tổ chức hát bội. Vẫn ăn uống, bài bạc, nhưng bắt đầu từ tối mồng Một Tết, không khí thiêng liêng của ngày Tết đă bắt đầu nhạt.
TỪ MỒNG HAI TẾT
Sang đến ngày mồng Hai Tết th́ câu “ ngày vui qua mau ” đă bắt đầu được cảm thấy. Vẫn có khách đến chúc Tết, ăn uống, bài bạc, nhưng sự háo hức không c̣n nữa.
Mồng Ba Tết bắt đầu phải ăn bánh chưng rán. Khách chờ đến ngày hôm nay mới đến chúc Tết có vẻ hơi thẹn, gượng gạo.
Chủ nhà vẫn niềm nở nhưng quần áo, thái độ không c̣n được chăm chút như hai ngày đầu. Bọn trẻ th́ tên nào mặt mũi cũng buồn rười rượi.
Đến sau khi mẹ tôi hóa vàng tối mồng Ba th́ tiếng Tết gần như bị tránh nhắc đến, mặc dù các hội hè nhiều nơi vẫn được tổ chức cho đến Rằm tháng Giêng.
Để ư kỹ th́ dường như thường thường tối hôm mồng Ba bố mẹ tôi không giấu được nét mệt mỏi và tiếng thở dài nhẹ nhơm, có lẽ v́ đă thoát được ba ngày giữ ǵn, kiêng cữ và đóng bộ hết mức.
Chưa kể đến sự tiêu pha đến xót ruột và công sức bỏ ra trong cả tháng trời trước đó.
Trịnh Bách
Sưu tầm : Nguyễn Hữu Khoáng
Nguồn :Giai phẩm Vườn Chu Văn An 54-61 Xuân Bính Thân 2016
Cái thú đọc báo xuân của người Sài G̣n từ xưa đă trở thành nét văn hóa, nhắc nhở về khát vọng tươi đẹp, những giá trị nhân văn mà đến giờ vẫn c̣n nguyên giá trị.
Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng tờ báo đầu tiên trong nam làm báo xuân là Phụ nữ tân văn vào năm 1930. Nhưng trên thực tế, hai năm trước đó, năm 1928, tờ Đông Pháp thời báo đă làm báo xuân.
Trong số báo này có in nhiều bài viết về xuân, về tết như bài Chơi xuân của Tản Đà:
“Người ta sanh ra ở đời, nếu chẳng chơi th́ cũng thiệt, mỗi năm một lần xuân, nếu bỏ qua th́ cũng hoài. Vậy chơi xuân cũng là phải, song mà cách chơi thế nào cho lịch sự…”.
Tài liệu ghi chép rành rành nhưng đến nay mọi người vẫn chọn tờ Phụ nữ tân văn, có lẽ v́ tờ báo này tràn đầy nét xuân đậm đà hơn so với các ấn phẩm khác.
Thật vậy, tờ báo xuân 1930 của Phụ nữ tân văn thật ấn tượng khi ngoài b́a in chữ xuân thật lớn và tŕnh bày bài thơ:
“Vui xuân vui khắp xa gần
Ḷng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng
Đốt hương nguyện với xuân hoàng
Sao cho nước cũ ngày càng thêm xuân?
Xuân tới xuân đi xuân chẳng ở
Có yêu xuân, xin chớ phụ ngày xuân…”.
B́a báo Phụ Nữ Tân Văn Tết 1933. Năm 1930, lần đầu tiên, Phụ Nữ Tân Văn ra mắt giai phẩm Xuân. Đây được ghi nhận như một trong những tờ báo Xuân được phát hành sớm nhất tại miền Nam.
Duy tŕ báo xuân
V́ sao làng báo Sài G̣n đă giữ ǵn, phát huy được nét đẹp làm báo xuân ?
Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam, vốn một đời chỉ sống bằng nghề cầm bút, ngần ngừ một lát ông quả quyết , đại khái, ấn phẩm báo xuân ở trong nam tồn tại măi chính là từ tấm ḷng chịu chơi, tính cách hào phóng của dân Sài G̣n.
Cuối năm, sau khi quyết toán xong sổ sách, lời lỗ trong một năm, các vị chủ báo nghĩ rằng ḿnh đă “kiếm cơm” quanh năm th́ “năm hết tết đến” cũng phải chia ngọt xẻ bùi cùng cộng sự.
Đó là tạo điều kiện cho họ có thể kiếm tiền xúng xính tiêu tết. Các chủ báo cho giấy, tiền công in ấn để các kư giả, công nhân, tạp dịch… trong ṭa soạn chủ động thực hiện một ấn phẩm đặc biệt.
Ấn phẩm này có trang in nhiều hơn, dày hơn, h́nh thức đẹp hơn, tất nhiên giá bán cao hơn thường lệ và muốn bán được th́ phải đầu tư chất lượng bài vở. Họ phát hành ấn phẩm đó rồi cùng chia nhau hưởng lợi. Nói cách khác, đây là cách thưởng “lương tháng 13” của chủ báo dành cho những người cộng sự đắc lực của ḿnh trong suốt một năm cộng tác gắn bó.
Lật những trang báo xuân ngày trước
Tờ Tiếng Việt xuân 1971 in h́nh b́a là ca sĩ Phương Hồng Quế.
Ngay trang đầu là ḍng chữ “Cung chúc tân xuân” với h́nh ảnh thiếu nữ đội nón lá tung tăng bên ngàn hoa sắc thắm.
Do năm Hợi nên không thể thiếu “Năm heo nói chuyện lợn” , âu cũng là nét chung của báo xuân thuở ấy, tức năm con ǵ th́ bàn về con ấy ở góc độ lịch sử, văn hóa.
Và thêm một “đặc sản” không thể thiếu là Sớ Táo quân, năm nào cũng có. Một h́nh thức sử dụng thể loại vần vè tóm tắt t́nh h́nh, chính trị, xă hội, văn hóa trong năm qua.
Tờ Tin sớm số xuân 1971 chọn b́a là tranh vẽ những chú ủn ngộ nghĩnh. Có nhiều cây bút nổi tiếng cộng tác như :
B́nh Nguyên Lộc, Ái Lan, Thiếu Sơn…
Trích lại đôi câu “Quẻ đầu năm” cà rỡn thân t́nh về nghệ sĩ thuở ấy. Chẳng hạn:
“Bạch Tuyết :
Mua nhà Thủ Đức, khỏe thân ghê
Gánh cũ vừa đi lại trở về
Danh vọng lên như diều gặp gió
Ông chồng c̣n được đóng xi nê”… Nay, đọc lại cũng vui vui.
Tờ Tin Sáng xuân 1971 ngoài b́a là bàn tay thả cánh chim bồ câu khát vọng ḥa b́nh, có sự cộng tác :
Thú vị nhất là 2 trang biếm họa, hài hước Một năm chó đă qua do họa sĩ Diệp Đ́nh vẽ theo ḍng tin nổi cộm nhất trong năm qua.
Tất nhiên không thể thiếu Tin vịt nghe qua rồi bỏ của cây bút phiếm hàng đầu thuở đó là Tư Trời Biển, theo tôi biết, bút danh này do nhiều người cùng kư.
Tờ Thách đố, ca sĩ Thanh Tuyền và Thảo Ly được chọn cho b́a ấn phẩm xuân 1971.
Ngoài các bài xuân từ thể loại thơ, truyện ngắn, bút kư… là loạt bài về nghệ sĩ. Theo nhận định của báo này, trong năm 1970 tại miền Nam có “4 ban thoại kịch ăn khách nhất” là :
Ban Kim Cương, Ban Thẩm Thúy Hằng, Ban Sống Túy Hồng, Ban Dân Nam. Và họ cũng b́nh chọn “Diễn viên nổi bật nhứt trong năm”:
- Ngọc Đức
- Khả Năng
- Thanh Tú
- Diễm Kiều
- Tú Trinh
- Kiều Phượng Loan và các pḥng trà nổi đ́nh nổi đám…
Tờ Sân khấu truyền h́nh số xuân năm 1972 là số báo khá độc đáo v́ quy tụ các tên tuổi nổi tiếng trong nghệ sĩ. Năm qua, họ đă làm được ǵ, kế hoạch năm tới ra làm sao.
Và đặc biệt là 4 trang in khổ lớn “Hợp soạn của 2 chiêm tinh gia nổi danh Huỳnh Liên - Minh Nguyệt”. Hai ông này cùng xem “Tử vi trọn năm” và “Cho số hên trọn năm để mua số kiến thiết !”
. Có thể nói, chiêm tinh gia Huỳnh Liên “hot” nhất thời ấy, không một nhà báo chuyên nghiệp nào có thể “địch lại” mức độ xuất hiện dày đặc của ông trên các báo xuân thuở ấy.
Tờ Minh tinh số xuân 1973, ngoài b́a là h́nh nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng. Ngay trang trong là h́nh ba thiếu nữ với trang phục bắc - trung - nam.
Thú thật, nay đọc lại số báo này đôi lúc tôi tủm tỉm cười v́ có nhiều h́nh ảnh “độc” về nghệ sĩ và cách viết dí dỏm của các kư giả, nhà văn như:
- Hề Ốm
- Nguyễn Thị Thụy Vũ
- Hoàng Hương Trang
- Phi Sơn... qua các bài như Nghệ sĩ đón tết, Xông đất làng văn nghệ văn gừng…
Ngược lên trước nữa, tờ Ngày mới số xuân 1959 đă “phá cách” là tranh vẽ in một màu cho tươi tắn, bắt mắt. Và quà tặng bạn đọc là :
- “Tử vi năm Kỷ Hợi”. Dù c̣n có khá nhiều tờ báo xuân khác đă sưu tập được nhưng do khuôn khổ bài báo, tôi tạm dừng và chọn lấy Lời nói đầu trong tờ Phụ nữ diễn đàn xuân 1963 như một lời chúc xuân:
“Tin tưởng để phấn khởi.
Hy vọng để nỗ lực.
Góp sức để thành công.
Đó là lư lẽ của mùa xuân tin tưởng vậy”.
BÁO XUÂN VIỆT NAM CÓ TỪ BAO GIỜ ?
Vinh dự này dành cho tờ Nam phong tạp chí xuất bản trong thời gian 1917 - 1934 tại Hà Nội do nhà văn hóa Phạm Quỳnh chủ bút, ra hằng tháng. Tờ báo này có ảnh hưởng lớn trong giới trí thức VN những năm đầu thế kỷ 20.
Năm 1918, Nam phong tạp chí đă ra thêm một số xuân in toàn thơ văn có giá trị, nhưng không đánh theo số thứ tự, ngoài b́a chỉ ghi “Số Tết 1918”. Đó là tờ báo xuân đầu tiên của làng báo VN.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.