Theo báo cáo của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, tỉ lệ sinh viên đại học trong số tân binh đă tăng từ 50% vào năm 2017 lên khoảng 80% vào năm 2022.
Nhập ngũ - con đường tắt để lấy bằng đại học
Đối với Alan Yuan, việc gia nhập quân đội Trung Quốc không phải là mục tiêu cao cả là phục vụ đất nước. Thay vào đó, dành 2 năm trong doanh trại là con đường tắt để anh lấy bằng đại học.
"Tôi học không giỏi và bị điểm kém trong kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc nên khả năng tôi có thể vượt qua kỳ thi nâng hạng là rất thấp", Yuan nói.
Yuan cho biết, chọn nhập ngũ, anh được miễn kỳ thi bắt buộc để chuyển từ cao đẳng lên đại học.
Ở Trung Quốc, bằng đại học thường được coi là "tấm vé thành công". Năm ngoái, khoảng 10,47 triệu sinh viên tốt nghiệp tại các trường cao đẳng và đại học công lập ở Trung Quốc.
Với số lượng người t́m việc lớn như vậy, những sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp hoặc kinh nghiệm tốt có cơ hội t́m được việc làm cao hơn trong một thị trường việc làm ảm đạm.Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16-24 tuổi ở khu vực thành thị là 14,55% trong nửa đầu năm nay. Con số này đạt đỉnh là 17,3% vào tháng 7, mức cao kỷ lục trong năm nay.
Sinh viên từ 18-22 tuổi trong các chương tŕnh đại học hoặc cao đẳng có thể nộp đơn xin nhập ngũ tùy thuộc vào việc vượt qua bài kiểm tra thể chất. Độ tuổi giới hạn cho sinh viên sau đại học đă được nâng lên 24.
Luật nghĩa vụ quân sự của Trung Quốc đă được cập nhật vào năm 2021 để nới lỏng yêu cầu nhập ngũ đối với sinh viên đại học và các quy định về nghĩa vụ quân sự của nước này đă được sửa đổi vào năm ngoái để ưu tiên tuyển sinh viên.
Theo báo cáo của Bộ Quốc pḥng, tỉ lệ sinh viên đại học trong số tân binh đă tăng từ 50% vào năm 2017 lên khoảng 80% vào năm 2022. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đại học coi nghĩa vụ quân sự là bước đệm chứ không phải là mục tiêu cuối cùng.
Ví dụ, sinh viên nhập ngũ có quyền thay đổi chuyên ngành khi quay lại trường đại học và được miễn kỳ thi tuyển sinh khi nộp đơn xin chuyển từ trường cao đẳng lên trường đại học.
Những quyền lợi như vậy làm cho việc nhập ngũ trở nên hấp dẫn v́ việc thay đổi chuyên ngành rất khó khăn và thông thường chỉ những sinh viên có điểm cao nhất mới có thể chuyển sang các chuyên ngành phổ biến.
Chen, người theo học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán cho biết, anh nhập ngũ v́ biết rằng anh sẽ được tự do lựa chọn chuyên ngành sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
"Tôi không hứng thú với kỹ thuật cơ khí và muốn chuyển sang ngành thương mại quốc tế. Nhưng sự cạnh tranh cho các chuyên ngành ở trường đại học quá khốc liệt và tôi không thể nào đạt được điểm số", Chen nói.
"Tôi cũng mơ ước trở thành một người lính nên quyết định nhập ngũ", anh nói thêm và chia sẻ 4 tháng đầu tiên của khóa huấn luyện quân sự rất khó khăn.
"Nhưng tôi không hối hận. Sau cùng, trở thành một người lính là ước mơ của tôi và tôi cũng có cơ hội thay đổi chuyên ngành của ḿnh", Chen chia sẻ.
Chen nói thêm rằng anh đă gặp những người lính khác cũng nhập ngũ v́ lư do tương tự.
Không phải là giải pháp tối ưu
Xiong Bingqi, Giám đốc Viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 cho biết, sẽ có ít sinh viên cao đẳng và đại học đăng kư nhập ngũ nếu thị trường việc làm sôi động hơn và các trường đại học Trung Quốc chào đón họ hơn.
Mặc dù việc nhập ngũ có thể mở ra cánh cửa mới, một số sinh viên đă chọn con đường tắt này cho biết, đây không phải là giải pháp tối ưu và họ đă phải vật lộn để theo kịp các bạn cùng lớp khi trở lại trường.
William Zhou, người đă thành công trong việc chuyển chuyên ngành sang kế toán sau khi nhập ngũ cho biết, anh mất nhiều thời gian để thích nghi v́ anh đứng cuối lớp về chuyên ngành kế toán.
Một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Giáo dục Trung Quốc cho biết, sinh viên trở lại trường sau hai năm phục vụ trong quân đội thường cần thời gian để thích nghi với môi trường học tập ở trường đại học.
William Zhou nói rằng tính kỷ luật và thói quen học tập mà anh học được trong quân đội rất khó áp dụng vào trường đại học.
Giáo dục trung học ở Trung Quốc nổi tiếng là rất nghiêm ngặt và Zhou đă chọn nhập ngũ v́ lo lắng cuộc sống sau khi tốt nghiệp trung học sẽ khiến anh trở nên quá buông thả và nuông chiều bản thân. Anh phải mất hơn một năm mới theo kịp các bạn cùng lớp ở trường đại học.
"Việc học trong quân đội khá cứng nhắc, chủ yếu tập trung vào học chính trị. Phương pháp này không phù hợp với việc học chuyên nghiệp. Tôi đă phải trải qua rất nhiều khó khăn để t́m ra cách học kế toán phù hợp", Zhou cho biết.
Tuy nhiên, kinh nghiệm quân sự có thể định h́nh kế hoạch nghề nghiệp của một số sinh viên, mở đường cho một số người t́m kiếm việc làm trong chính phủ sau khi tốt nghiệp.
"Tôi đă đổi chuyên ngành của ḿnh sang kế toán, điều này sẽ giúp tôi có nhiều cơ hội hơn trong kỳ thi công chức. Quân đội đă dạy tôi cách tuân thủ mệnh lệnh và tôi nghĩ ḿnh có thể thích nghi tốt nếu trở thành công chức", Zhou nói.
|