Trong Phật giáo có một loài hoa đặc biệt, mang ư nghĩa vô cùng lớn lao – Hoa ưu đàm. Nó c̣n có tên gọi khác là hoa ưu đàm bát la, hoa ưu đàm bà la hoa hay hoa ô đàm. Hoa này như những chiếc chuông nhỏ li ti, mỏng manh, có màu trắng và hương thơm nhẹ nhàng.
Với nhà Phật, hoa ưu đàm được tin đă xuất hiện cùng Đức Phật từ khoảng 3.000 năm trước. Nó tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sạch của con người. Dù nhỏ bé nhưng chúng lại có sức sống rất mănh liệt, cũng giống như con người không bao giờ chịu khuất phục, luôn vươn lên bằng mọi giá.
Tương truyền, hoa ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần. Mỗi lần nó xuất hiện có nghĩa là điều may mắn, tốt lành đang sắp đến. Ngoài ra, hoa ưu đàm cũng là dấu hiệu cho thấy Đức Như Lai hay Pháp Luân Thánh Vương (Di Lặc) xuất hiện trên nhân gian. Người nh́n thấy được hoa ưu đàm nở là người rất may mắn, phải rất có duyên với Phật giáo.
Năm 1997, hoa ưu đàm lần đầu được phát hiện ở Hàn Quốc, khiến người dân nước này cũng như cả thế giới sốt sắng. Nó mọc ngay trên bức tượng Phật Như Lai nên lại càng xuất hiện nhiều đồn đoán. Dần dà, nhiều đất nước cũng t́m thấy hoa ưu đàm, có thể kể đến như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Úc, Pháp…
Đến năm 2012, hoa ưu đàm lần đầu được thấy ở Việt Nam, cụ thể là tại Hải Pḥng. Cũng kể từ đó, nó xuất hiện rất nhiều, khi th́ Phú Yên, Quảng Nam, khi lại Nam Định, Thái Nguyên, có lúc là cả TP.HCM… Nhưng nơi nó mọc không chỉ là tượng Phật mà c̣n là thanh sắt, khung cửa sổ, cửa nhôm…
Thế nhưng, dưới góc nh́n của các nhà khoa học chuyên ngành vi sinh th́ hoa ưu đàm không hề cao siêu, thần thánh như vậy. Họ khẳng định, hoa ưu đàm là nấm nhầy, nấm mốc hay một loại nấm nào đó.
Việc hoa ưu đàm xuất hiện trên các vật liệu như đồng, nhôm có thể là v́ phản ứng hóa học “nhôm mọc lông tơ” (phản ứng giữa nhôm với ô xy) mà thôi.
Trên thực tế, kinh Phật có nhắc đến hoa ưu đàm, gọi là hoa Udumbara, từng xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh. Nhưng Udumbara có nghĩa là cây sung (hoặc hoa cây sung), tên khoa học là Ficus Glomerata hay Ficus racemosa.
Một giả thuyết đưa ra, hoa ưu đàm nếu là hoa sung th́ có khả năng chúng là hoa ẩn. Bởi với cây sung, quả chính là hoa. Nói cách khác, trái sung chỉ là trái giả, thật ra nó là những đài hoa bao bọc bên ngoài, c̣n phần bên trong là cánh hoa, ṿi và nhị hoa. Dẫu vậy ư kiến này vẫn chưa thực sự thuyết phục được những người theo đạo Phật