Ṭa án sau đó đă khoan hồng cho người đàn ông sau khi người bác sĩ này đến tự thủ với cảnh sát và bồi thường cả cho gia đ́nh nạn nhân gây ra làn sóng lên án trực tuyến
SCMP đưa tin, vị bác sĩ họ Khuất (Qu) là một bác sĩ gây mê tại một bệnh viện ở huyện Gia Giang, thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc.
Theo Cover News, Khuất gặp nạn nhân họ Trần (Chen), làm nghề bán dược phẩm, thông qua một nền tảng hẹn ḥ trực tuyến vào mùa hè năm 2022. Thông tin chi tiết về tŕnh độ y khoa cũng như kinh nghiệm thực tế của Khuất không được tiết lộ.
Cặp đôi gặp nhau trên một trang web hẹn ḥ vào năm 2020 nhưng chỉ hai năm sau nạn nhân đă tử vong. Ảnh: Shutterstock
Sau khi cặp đôi này xác lập mối quan hệ, Trần thường xuyên yêu cầu Khuất tiêm propofol, một loại thuốc gây mê mạnh, cho cô tại khách sạn để giúp cô giảm chứng mất ngủ, từ tháng 9 năm 2023 cho đến tháng 3 năm 2024 th́ thảm kịch xảy ra.
Trước đó, ngày 6/3, Khuất đă tiêm gần 1.300 mg propofol chia làm 20 liều qua mắt cá chân của Trần trong sáu tiếng từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.
Anh ta cũng để lại thêm 100 mg propofol cho Trần tự dùng khi rời khỏi khách sạn vào buổi sáng. Tuy nhiên sau khi quay trở lại khách sạn, Khuất bất ngờ phát hiện Trần đă tử vong. Kết quả khám nghiệm tử thi xác nhận nguyên nhân tử vong của Trần là do ngộ độc propofol cấp tính.
Ngay khi thảm kịch xảy ra, Khuất đă nhanh chóng báo cáo vụ việc với cảnh sát và thú nhận hành vi của ḿnh. Anh này sau đó cũng đă bồi thường cho người thân của Trần 400.000 nhân dân tệ (1,4 tỷ đồng) để đảm bảo rằng không ai khởi kiện anh.
Chia sẻ với phóng viên, một nhân viên làm việc tại một nhà sản xuất propofol quốc tế hàng đầu tại Thượng Hải cho biết, propofol không dùng để điều trị chứng mất ngủ. Ngoài ra, liều lượng mà Khuất cho Trần sử dụng trong trường hợp này vượt xa giới hạn an toàn.
“Propofol là thuốc gây mê toàn thân tác dụng trong thời gian ngắn hoặc an thần. Thông thường, liều dùng lâm sàng để gây mê là 1,5-2,5 mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Để duy tŕ t́nh trạng gây mê, liều lượng thường dao động từ 4-12 mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, trong khi liều an thần dao động từ 1,5-4,5 mg cho mỗi kg, được điều chỉnh tùy theo quy tŕnh và độ tuổi của bệnh nhân”, nhân viên này giải thích.
Các chuyên gia về dược phẩm cho biết loại thuốc được sử dụng không phù hợp để điều trị chứng mất ngủ. Ảnh: thecover
Người nhân viên này cũng nói thêm: "Liều tiêm 1.300 mg cao hơn đáng kể so với các phác đồ điều trị tiêu chuẩn. Tử vong do sử dụng quá nhiều thuốc gây mê như thế này không phải là hiếm. Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc, ngoài các vấn đề về an toàn, có thể dẫn đến việc gây nghiện.”
Ngày 1/11 vừa qua, ṭa án nhân dân huyện Nhân Thọ, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đă tuyên án Khuất phải chịu 2,5 năm tù giam v́ tội ngộ sát.
Ṭa án thừa nhận rằng việc Khuất ra đầu thú, thành khẩn khai báo và bồi thường cho gia đ́nh nạn nhân cũng như sự tha thứ sau đó của gia đ́nh nạn nhân đă góp phần vào sự khoan hồng cho bản án của Khuất.
Tuy nhiên, h́nh phạt nhẹ này đă bị cư dân mạng lên án.
"Một bác sĩ gây mê mà không biết liều lượng thuốc gây mê bao nhiêu cho phù hợp? Đây có phải là sự cẩu thả không? Đây không phải là giết người sao?", một cư dân mạng bức xúc.
“Tiêm hơn 20 mũi tiêm trong 6 giờ. Làm sao anh ta có thể lấy được nhiều thuốc gây mê như vậy ra khỏi bệnh viện? Bệnh viện không phải cũng phải chịu trách nhiệm liên đới hay sao?”, người khác thắc mắc.
“Cứ ngộ sát giết người rồi tự thú và bồi thường nên chỉ phải nhận 2,5 năm tù thôi sao?”, người thứ 3 thắc mắc.