Lực lượng "Cẩm Y vệ" của nhà Hán tàn ác ra sao? Trước t́nh h́nh giặc cướp làm loạn nhà Hán, Hán Vũ Đế phải thành lập lực lượng đặc biệt để đánh dẹp, gọi là Trực chỉ sứ giả.
Theo Sohu, khác với những sứ giả thông thường, Trực chỉ sứ giả không phải cơ quan ngoại giao. Họ hành động như một lực lượng cảnh sát mật và chỉ nghe lệnh hoàng đế. Nhiệm vụ chính của Trực chỉ sứ giả là giữ ǵn trị an trong nước, tiêu diệt đạo tặc và trộm cướp.
Thành viên của Trực chỉ sứ giả đông tới hàng ngh́n người. Họ mặc áo gấm thêu hoa (v́ thế c̣n gọi là Tú y sứ giả), cưỡi ngựa và đeo hổ phù (lệnh bài h́nh hổ). Vũ khí tiêu chuẩn của Trực chỉ sứ giả khá gọn nhẹ, chủ yếu là kiếm và ŕu.
Hán Vũ Đế lập ra Trực chỉ sứ giả, phái đi dẹp loạn (ảnh: Sina)
Tư trị thông giám chép:
"Hán Vũ Đế phái Quang lộc đại phu Phạm Côn và quan Cửu khanh Trương Đức mặc áo gấm thêu, cầm cờ tiết, hổ phù, dùng phép tắc phát binh đánh dẹp đạo tặc. Ở các quận lớn chém giết hàng vạn người. Người nào giúp đỡ đạo tặc đi qua, cung cấp đồ ăn, đều mắc tội liên đới và bị giết. Có quận chém giết đến mấy ngh́n người. Qua mấy năm, bắt được gần hết đám cầm đầu của bọn đạo tặc. Chỉ c̣n một số ít (đạo tặc) chiếm giữ nơi núi sông hiểm trở".
Hành động của Trực chỉ sứ giả khiến Hán Vũ Đế rất hài ḷng. Để diệt tận gốc nạn đạo tặc và trừng trị đám quan lại "vô năng", ông ra chiếu:
"Đạo tặc nổi dậy, quan phủ không phát giác được hoặc phát giác nhưng không diệt được hết, th́ từ quan Nhị thiên thạch xuống đến chủ sự, nha lại đều phải xử chết".
Theo Tư trị thông giám, mệnh lệnh này đă nâng tầm quyền lực của Trực chỉ sứ giả, cho phép họ "trảm" cả quan lại địa phương. Tuy nhiên, nó cũng khiến quan lại địa phương sợ "vỡ mật". Từ đó, dù đạo tặc có hoành hoành, họ cũng không báo lên triều đ́nh nữa để tránh bị phạt.
Trực chỉ sứ giả - lực lượng được ví như Cẩm Y vệ thời Minh (ảnh từ phim truyền h́nh Trung Quốc)
Theo Sohu, hành động và h́nh ảnh của Trực chỉ sứ giả thời Hán có nét tương đồng với lực lượng Cẩm Y vệ thời Minh. Những người này đều mặc áo gấm, được trang bị vũ khí và có quyền bắt giữ, hành quyết quan lại phạm tội.
Tư trị thông giám chép:
"Thời Bạo Thắng Chi làm thủ lĩnh Trực chỉ sứ giả, quan lại từ Nhị thiên thạch trở xuống bị ông ta giết rất nhiều. Danh tiếng của Bạo Thắng Chi uy chấn khắp châu quận".
Tư trị thông giám cũng có đoạn chép:
"Người quận Tế Nam tên Vương Hạ từng làm thủ lĩnh Trực chỉ sứ giả, đuổi bắt đạo tặc ở Ngụy Quận, tha cho rất nhiều người. Hán Vũ Đế cho là làm việc không xứng chức, liền băi miễn. Hạ than:
Ta nghe nói cứu sống hàng ngh́n người, con cháu được phong tước. Mà ta đây cứu sống đến hơn vạn, con cháu ta đời sau có lẽ được hưng vượng chăng?".
Chi tiết này cho thấy lực lượng Trực chỉ sứ giả giết hại quá nhiều người, ngay cả thủ lĩnh của họ cũng có lúc cảm thấy "ghê tay", theo Sohu.
Theo Tư trị thông giám, Trực chỉ sứ giả hoạt động mạnh nhất vào thời Hán Vũ Đế, đến các hoàng đế đời sau của nhà Hán, lực lượng này không c̣n được trọng dụng.
Năm 8, Vương Măng cướp ngôi nhà Hán, lập ra nhà Tân. Vương Măng áp dụng nhiều chính sách sai lầm, khiến người dân oán thán, nổi loạn khắp nơi. Lúc này, Trực chỉ sứ giả lại được Vương Măng đề cao, phái đi đánh dẹp.
Tuy nhiên, dưới quyền Vương Măng, Trực chỉ sứ giả đă trở nên tham lam và biến chất.
Theo Tư trị thông giám, Trực chỉ sứ giả làm đủ tṛ xằng bậy, "nhiễu loạn châu quận, nhận hối lộ công khai, cướp bóc lừa gạt bách tính". Vương Măng ra chiếu nghiêm phạt, nhưng t́nh h́nh vẫn không thay đổi.
Năm 23, nhà Tân diệt vong, lực lượng Trực chỉ sứ giả cũng bị giải tán.
Giang Sung hăm hại thái tử (tranh minh họa).
Trực chỉ sứ giả lộng quyền
Hán sử chép, cuối thời Hán Vũ Đế, Giang Sung (? – 91 TCN) được phong làm thủ lĩnh Trực chỉ sứ giả.
Theo mô tả trong Tư trị thông giám, Giang Sung "vóc người cao lớn, y phục tinh tế, đẹp đẽ, chúa thượng cho là lạ, cùng Sung nói chuyện thấy rất hợp ư, bởi thế sủng ái, phong làm thủ lĩnh Trực chỉ sứ giả".
Dưới quyền Hán Vũ Đế, Giang Sung "tra xét hành vi xa hoa, lăng phí" của quư tộc và quan lại, bẩm tấu không hề né tránh. Hán Vũ Đế khen ông ta là người trung thực.
Tuy nhiên, Giang Sung thực chất lại là con người xảo trá, thích vu oan giá họa cho người khác để tâng công.
Năm 92 TCN, vụ án Vu cổ (dùng độc trùng, tà thuật hại người) nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa xảy ra, cả nhà thừa tướng Công Tôn Hạ bị xử tử. Hán Vũ Đế giao cho Giang Sung mở rộng điều tra.
Hán sử chép, Giang Sung dẫn quân xông vào phủ thái tử Lưu Cứ, rao ầm lên là có cổ khí (cổ trùng do tà thuật luyện thành) trong cung. Giang Sung vốn có hiềm khích với thái tử, nên nhân việc này giá họa.
Lưu Cứ sợ bị hại, dẫn quân bắt Giang Sung và chiếm cứ các vị trí quan trọng trong thành Trường An. Cuộc nổi loạn nhanh chóng bị Hán Vũ Đế dập tắt. Thái tử Lưu Cứ uất ức phải tự tử.
Sau khi Lưu Cứ chết, Hán Vũ Đế vô cùng hối hận. Lúc này ông mới nhận ra bộ mặt thật của Giang Sung và ra lệnh xử tử cả nhà ông ta.
Hán sử chép, năm 90 TCN, Hán Vũ Đế cho xây Tử Tư cung (cung nhớ con) để tưởng nhớ Lưu Cứ. Năm 89 TCN, Hán Vũ Đế viết "Luân đài hồi chiếu" để tạ lỗi trước thần dân về những sai lầm trong quá khứ.
VietBF@ sưu tập