Lực lượng Triều Tiên đă có cuộc giao tranh đầu tiên với quân Ukraine tại Kursk. Thông tin về vụ đụng độ vừa được hé lộ.
Trận giao tranh đầu tiên giữa quân Ukraine và Triều Tiên
Tờ New York Times (NYT, Mỹ) ngày 5/11 dẫn lời một quan chức cấp cao Ukraine và một quan chức cấp cao Mỹ cho hay, lực lượng Triều Tiên đă lần đầu tiên giao tranh với quân đội Ukraine tại tỉnh Kursk (Nga).
Trước đó, hôm 4/11, người đứng đầu Trung tâm chống thông tin sai lệch của Hội đồng An ninh và quốc pḥng Ukraine ông Andrey Kovalenko thông báo, quân đội Triều Tiên đă "hứng chịu hỏa lực" tại Kursk. Nhưng ông không cung cấp thêm chi tiết.
Trao đổi với NYT, quan chức Ukraine cho biết cuộc giao tranh đă diễn ra với quy mô hạn chế, và có thể được tiến hành nhằm thăm ḍ các điểm yếu của pḥng tuyến Ukraine. Theo vị quan chức, quân đội Triều Tiên đă chiến đấu cùng Lữ đoàn bộ binh hải quân độc lập số 810 của Nga.
Thời điểm cuộc giao tranh không được tiết lộ, và quan chức Ukraine cũng không cung cấp thông tin về thương vong.
Theo các quan chức Mỹ và Ukraine, lực lượng Triều Tiên tại Kursk đă có cuộc giao tranh đầu tiên với quân đội Ukraine. Ảnh: Al Jazeera
Trong bài phát biểu hàng đêm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng xác nhận rằng, lực lượng Triều Tiên đă tham chiến ở Kursk, đồng thời kêu gọi các đồng minh của Ukraine hỗ trợ đối phó mối đe dọa.
"Những trận chiến đầu tiên với lực lượng Triều Tiên đă đánh dấu một chương mới của bất ổn toàn cầu" – ông Zelensky nói -"Cùng với cộng đồng thế giới, chúng ta phải làm mọi thứ để đảm bảo rằng, bước đi của Nga nhằm mở rộng cuộc chiến này – bước leo thang này – trở thành một mất mát [với Moscow]".
Các binh sĩ Triều Tiên đến Kursk là một phần trong số 10.000 quân mà giới chức Ukraine và phương Tây ước tính rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đă cử tới để giúp lực lượng Nga đánh bật quân Ukraine ra khỏi Kursk.
Theo NYT, lực lượng Ukraine hiện đang nắm quyền kiểm soát các địa bàn với tổng diện tích khoảng 250 dặm vuông (hơn 647 km2) tại Kursk, sau khi tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới vào tháng 8 năm nay.
Quân Triều Tiên đă được đưa tới cảng Vladivostok ở vùng Viễn Đông, Nga vào tháng trước, sau đó bắt đầu hành tŕnh dài 4.000 dặm về phía tây đến Kursk.
Một quan chức cấp cao Ukraine cho biết, phần lớn lực lượng c̣n lại của Triều Tiên tại Kursk có thể sẽ tham chiến trong vài ngày tới. Theo quan chức này, quân Triều Tiên được chia thành 2 nhóm – một nhóm thực hiện nhiệm vụ tấn công, và một nhóm đóng vai tṛ hỗ trợ, tổ chức bảo vệ các vùng lănh thổ mà Nga đă giành lại ở Kursk.
Đă có các cuộc tranh luận giữa Ukraine và đồng minh về ư nghĩa sự hiện diện của quân đội Triều Tiên ở Kursk. Một số cho rằng, Nga muốn thông qua điều này để chứng minh Moscow không bị cô lập, từ đó làm suy yếu quyết tâm của phương Tây.
Quân đội Triều Tiên cũng có thể tạo điều kiện để Nga tập trung lực lượng cho các hoạt động tấn công ở mặt trận Ukraine, đặc biệt ở Donbass – nơi họ đang cố giành càng nhiều địa bàn càng tốt trước khi mùa đông khắc nghiệt ập đến.
Hiện cả Nga và Triều Tiên đều đưa ra phản ứng tương tự nhau khi không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận việc B́nh Nhưỡng điều quân sang Nga.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia hôm 30/10 chất vấn rằng, tại sao các đồng minh của Nga như Triều Tiên lại không thể giúp đỡ Moscow chống lại Ukraine, trong khi các nước phương Tây tuyên bố họ có quyền giúp Kiev?
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Song Kim th́ tuyên bố: "Nếu chủ quyền và lợi ích an ninh của Nga bị đe dọa bởi những nỗ lực nguy hiểm liên tục của Mỹ và phương Tây, và nếu chúng tôi cho rằng chúng tôi nên đáp trả họ bằng điều ǵ đó th́ chúng tôi sẽ đưa ra quyết định cần thiết".
Hành động kéo dài 1 phút đầy bất ngờ của ông Putin
Ở một diễn biến đáng chú ư khác, tờ Independent (Anh) ngày 6/11 đưa tin, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui đă có chuyến thăm Nga nhằm thảo luận về các biện pháp triển khai Hiệp ước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai phía.
Theo Hiệp ước này, nếu một trong hai bên rơi vào t́nh trạng chiến tranh do bị một hoặc nhiều phía tấn công vũ trang, th́ bên c̣n lại trong Hiệp ước sẽ ngay lập tức cung cấp hỗ trợ quân sự bằng mọi cách có thể theo Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc và tuân thủ luật pháp Nga, Triều Tiên.
Đáng lưu ư, bà Choe Son Hui đă có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 4/11 dù trước đó không có kế hoạch.
Theo truyền thông Anh, ông Putin đă sắp xếp lại lịch tŕnh để gặp riêng Ngoại trưởng Choe Son Hui tại Điện Kremlin. Cuộc gặp này diễn ra ngoài dự kiến, cho thấy sự coi trọng của lănh đạo Nga đối với quan hệ Nga-Triều trong bối cảnh chiến sự đang diễn ra.
Đáng chú ư, theo đoạn video do Điện Kremlin công bố, ông Putin và bà Choe đă có màn bắt tay kéo dài tới 1 phút. Đây là cử chỉ hiếm thấy trong văn hóa ngoại giao, đặc biệt là với Triều Tiên, nơi bắt tay không phải là một phong tục phổ biến.
"Điều này có thể lư giải vẻ mặt có phần bối rối của bà Choe Son Hui" – Tờ Metro (Anh) nhận định.
Tại cuộc gặp, bà Choe đă chuyển lời "chào chân thành, nồng ấm, đồng chí" từ Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tới ông Putin, đồng thời khẳng định sự ủng hộ vững chắc của Triều Tiên dành cho Nga.
Bà nhấn mạnh, nhà lănh đạo Kim Jong Un đă chỉ đạo ngay từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga rằng "chúng tôi, không cần nh́n lại bất kỳ ai, phải luôn kiên định và mạnh mẽ hỗ trợ, giúp đỡ quân đội và nhân dân Nga".
Theo hăng tin Reuters (Anh), tính đến ngày 5/11, bà Choe Son Hui đă ở Nga gần 1 tuần sau khi tới cảng Vladivostok vào ngày 29/10.
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hai ngày sau đó, bà Choe nhấn mạnh rằng Nga-Triều Tiên có "mối quan hệ quân sự vững chắc và không thể lay chuyển", Triều Tiên sẽ sát cánh cùng Nga "cho tới ngày chiến thắng" ở Ukraine.