Kỹ thuật được các bác sĩ chuyên khoa Mắt đến từ Ấn Độ và Mỹ chuyển giao cho Bệnh viện Mắt TP HCM sáng 24/11 thông qua việc ghép giác mạc nội mô cho hơn 10 bệnh nhân.
Mỗi ca mổ kéo dài gần một giờ đồng hồ cho phép các bác sĩ chỉ thay đúng lớp giác mạc bị hỏng của bệnh nhân.
Thạc sĩ - bác sĩ Phạm Nguyên Huân, phó pḥng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Mắt TP HCM cho biết, trong số nguyên nhân gây mù th́ giác mạc chiếm một tỷ lệ khá lớn. Hiện có tới 100.000 người mù hai mắt do bệnh lư giác mạc.
Hiện Việt Nam có khoảng 300.000 người mù do bệnh lư giác mạc và cứ mỗi năm lại có thêm khoảng 15.000 người bị mù mới. Phương pháp điều trị duy nhất có thể khôi phục một phần thị lực cho những bệnh nhân này là ghép giác mạc.
Trước đây, các bác sĩ dùng phương pháp ghép xuyên, tức là ghép toàn bộ 5 lớp của giác mạc người cho vào người nhận. Phương pháp này dễ gây tai biến, trong khi đó phương pháp mới chỉ thay đúng lớp có bệnh.
Nội mô là lớp trong cùng của giác mạc. Những bệnh lư nội mô thường gặp là t́nh trạng mất bù nội mô giác mạc sau phẫu thuật glaucoma, phẫu thuật đục thủy tinh thể, hoặc người có bệnh lư nội mô giác mạc di truyền. Khi bị bệnh, lớp nội mô sẽ làm các lớp khác của giác mạc phù lên, không c̣n trong suốt nữa và làm bệnh nhân có triệu chứng giảm thị lực, cộm xốn, chảy nước mắt, có thể kèm theo đau nhức.
“Ghép nội mô giảm các biến chứng do chỉ khâu gây nhiễm trùng sau mổ, loạn thị sau mổ. Thị lực phục hồi nhanh, không cần theo dơi lâu dài và ít bị thải ghép như kỹ thuật trước đây”, bác sĩ Huân cho biết.
Thiên Chương