Đây là món ăn được nhiều người Việt xem như "đặc sản". Tuy nhiên, món ăn này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương năo, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Loại gia vị Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu: Hóa ra có rất nhiều tác dụng
Người phụ nữ ở Phú Thọ được lấy ra 172 viên sỏi trong túi mật sau cơn đau vùng bụng
8 thực phẩm là "sát thủ ngầm" nuôi dưỡng tế bào ung thư mỗi ngày mà ít ai biết
Anh L.Đ.S (59 tuổi, Hải Dương) làm kỹ thuật viên điện lực. Theo anh S, cách đây 5 năm, anh đă có triệu chứng đau đầu. Mỗi lần đau, anh thường uống thuốc giảm đau, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng vài tiếng, sau đó cơn đau đầu lại quay lại.
“Tôi đi khám tại một bệnh viện, bác sĩ nghi ngờ u năo nên yêu cầu nhập viện mổ. Tôi nằm viện 5 ngày, bác sĩ theo dơi, sau kết luận chỉ có nốt vôi hóa ở năo và cho tôi về theo dơi. Từ sau lần khám đó, tôi không c̣n bị đau đầu nữa nên cũng không đi khám lại”, anh S nói.
Anh S cho biết, sau đó, sức khỏe của anh rất tốt, ít khi đau ốm. Tuy nhiên, một hôm, anh S có nhiều biểu hiện như bị trúng gió, người nôn nao, chóng mặt, nôn mửa, bất tỉnh. Lo ngại anh S có thể mắc đột quỵ nên gia đ́nh đă đưa anh tới bệnh viện tỉnh khám. Bác sĩ nghi ngờ anh S bị sán kư sinh tại năo, gây ra tổn thương năo.
Bác sĩ truyền nước và tiêm thuốc cho anh S. Tới buổi chiều, khi sức khỏe anh S ổn định, bác sĩ chỉ định anh S chụp CT. Kết quả cho thấy anh S bị sán năo. Sau đó, anh S được chuyển tuyến tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để tiếp tục điều trị.
Anh S nói: “Đây là lần đầu tôi có triệu chứng nôn mửa như vậy. Khi thấy tôi bất tỉnh, người nhà đă đưa tôi đi cấp cứu”.
Anh S chia sẻ, anh có thói quen ăn rau sống và tiết canh lợn.
Anh S chia sẻ (ảnh Ngọc Minh).
Nguy cơ nhiễm bệnh khi ăn tiết canh
Bác sĩ Phùng Xuân Hách, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, trường hợp của bệnh nhân S nhập viện với các triệu chứng nhiễm sán mờ nhạt, chỉ chóng mặt, buồn nôn nên thường dễ bị nhầm với các bệnh lư khác. Khi có kết quả chụp CT, bệnh nhân biết bản thân mắc sán năo nên đă khá bất ngờ. Bệnh nhân luôn tin rằng ḿnh "ăn uống sạch sẽ" nên sẽ không nhiễm sán.
Triệu chứng của bệnh sán năo rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ, vị trí tổn thương năo mà bệnh nhân có thể có những biểu hiện khác nhau. Có những trường hợp bệnh nhân xuất hiện cơn co giật, đau đầu dữ dội, liệt yếu, chóng mặt, nôn mửa… Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng khác.
Theo bác sĩ Hách, do triệu chứng của bệnh sán năo đa dạng dễ nhầm lẫn do vậy bệnh nhân cần phải khám chuyên sâu để xác định nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ra sán năo là do người bệnh ăn phải ấu trùng sán lợn từ những thực phẩm chưa được nấu chín như: ăn tiết canh lợn, thịt lợn chưa nấu chín, nem chạo…
“Rất nhiều người cho rằng ăn lợn sạch nhà nuôi sẽ không bị nhiễm sán. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa đúng v́ chúng ta không thể kiểm soát được nguy cơ bệnh tật, kư sinh trùng trong quá tŕnh nuôi”, bác sĩ Hách cho hay.
Theo bác sĩ, ăn tiết canh lợn ngoài hàng hay ăn tiết canh lợn do nhà nuôi đều tiềm ẩn nguy cơ mắc sán năo. Ngoài ra, ăn tiết canh lợn c̣n tăng nguy cơ nhiễm liên cầu lợn và một số bệnh lư khác.
Khi được bác sĩ giải thích nguy cơ mắc sán năo từ thói quen tiết canh, ăn thịt lợn chế biến chưa chín kỹ, anh S thốt lên: “Xin chừa, sợ quá rồi!”.
Để pḥng ngừa sán năo, chuyên gia cho biết cách đơn giản nhất là đảm bảo ăn chín uống sôi, không dùng chung thớt khi chế biến thức ăn chín và thức ăn sống, không ăn tiết canh và các sản phẩm chế biến từ lợn chưa được nấu chín kỹ.