Giá đỗ không rễ, bí đỏ để lâu, gừng bị thối hay dập, sắn chưa nấu chín, khoai tây mọc mầm và măng chưa xử lư kỹ ngậm đầy độc tố.
Thông tin được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo cộng đồng.
Rau củ là thực phẩm cực kỳ quan trọng, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Dưới đây là một số loại rau củ chứa độc tố nên tránh hoặc hạn chế ăn, nếu ăn th́ nên xử lư, chế biến đúng cách để không gây hại cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cà chua xanh
Cà chua xanh giàu chất dinh dưỡng quư giá nhưng chứa hàm lượng khá lớn alkaloid, có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Các triệu chứng ngộ độc cà chua xanh bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, viêm dạ dày...
Trong quá tŕnh cà chua chín, lượng alkaloid giảm dần và hết khi quả chín đỏ. V́ vậy, không nên ăn cà chua xanh, hoặc không ăn quá nhiều và thường xuyên.
Giá đỗ không rễ
Giá đỗ không chỉ bổ dưỡng mà c̣n thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá tŕnh sản xuất giá đỗ để bán, nhiều người sử dụng chất kích rễ, chất bảo quản, hóa chất cực kỳ độc hại như bột tẩy trắng, chất giữ tươi...
Giá đỗ sử dụng hóa chất thường không có rễ và ngậm đầy độc tố. Ăn loại giá này thường xuyên và lâu dài sẽ gây hại cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Dấu hiệu phân biệt giá đỗ làm thủ công và giá đỗ ủ bằng thuốc: Giá đỗ ủ theo cách thông thường sẽ chặt hơn, rễ giá dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ dài, thân, lá mầm. C̣n giá đỗ dùng thuốc kích thích độc hại thường có cọng ngắn, thân mập, đặc biệt là không có rễ hoặc có rễ nhưng rất ngắn.
Bí đỏ để lâu ngày
Bí đỏ không chỉ ngon, bổ dưỡng mà c̣n có tác dụng chữa nhiều bệnh, song để lâu ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong bí đỏ có hàm lượng đường cao, nếu để trong thời gian dài sẽ bị lên men và biến chất. Người ăn loại bí này có thể ngộ độc, biểu hiện là chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược toàn thân, nôn mửa nhiều, tiêu chảy.
Bí đỏ có mùi như mùi rượu chứng tỏ nó đă bị biến chất, không nên ăn.
Mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi có chất porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Nếu nạp nhiều chất này th́ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể bị viêm da, xuất hiện triệu chứng ngứa, phù thũng, đau nhức.
Phần lớn porphyrin trong mộc nhĩ sẽ phân hủy khi được phơi khô. V́ vậy, nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước và nấu lên để đảm bảo an toàn. Việc ngâm mộc nhĩ khô trong nước trước khi nấu sẽ giúp lượng porphyrin c̣n lại bị ḥa tan. Khi ngâm mộc nhĩ khô, cần lưu ư thay nước nhiều lần, tốt nhất không ngâm quá hai tiếng v́ ngâm lâu sẽ khiến vi khuẩn phát triển.
Gừng bị thối, dập
Củ gừng có chỗ bị thối, nhũn dập, nên vứt bỏ bởi không c̣n an toàn. Ở củ gừng thối sinh loại độc tố mạnh tên gọi safrole. Ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển nó đến gan, gây trúng độc tế bào gan. Thường xuyên ăn gừng thối, dập sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản.
Sắn chưa nấu chín
Sắn có thể ngậm đầy độc tố nếu bạn không biết cách chế biến. Sắn sống chứa glucosides cyanogenic, chúng kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide - một chất rất độc. Chất này có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà dân gian gọi là say sắn, dẫn đến tê liệt và tử vong.
Để tránh say sắn, khi chế biến bạn nên lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (tốt nhất là ngâm bằng nước vo gạo). Khi luộc, cần mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, và đặc biệt phải luộc thật chín mới ăn. Khi nếm thử nếu thấy có vị đắng th́ nên bỏ.
Khoai tây mọc mầm
Trong khoai tây mọc mầm có một lượng lớn solanine - chất có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2-0,4 g/kg trọng lượng cơ thể.
Triệu chứng ngộ độc solanine là nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, tê liệt hệ thần kinh trung ương, hôn mê và một số trường hợp tử vong. Ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt (do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai), nhưng tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đă mọc mầm hay phần vỏ đă chuyển màu xanh.
Nhiều người v́ tiếc nên cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng khoai tây. Điều này là sai lầm, v́ nếu như gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn c̣n lưu trong phần c̣n lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.
Măng chưa xử lư kỹ
Măng chứa độc chất cyanogen glucosides, có thể gây tê miệng, chóng mặt, nôn mửa, khó thở, thậm chí co giật, hôn mê và ngừng tim. Đặc biệt, những người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, bệnh ngoài da, khả năng miễn dịch kém, dị ứng rất dễ gặp các triệu chứng khó chịu khi ăn măng.
Nên xử lư măng đúng cách để tránh bị ngộ độc. Đầu tiên, cần bóc bỏ lá măng, bỏ rễ rồi thái thành lát mỏng, đun sôi trong nước muối nhạt vài chục phút, trong quá tŕnh đun nên mở nắp để loại bỏ chất độc. Có thể luộc măng vài lần để đảm bảo an toàn.
Tuyệt đối không ăn măng tươi hoặc chưa luộc kỹ để tránh ngộ độc.
|
|