Trong suốt cuộc nói chuyện dài, nhạc sĩ Nguyễn Ánh nói rất nhiều đến vợ ḿnh với một sự trân trọng, yêu thương đặc biệt.
“Trong suốt cuộc nói chuyện dài, người nhạc sĩ của những ca khúc đă sống với bao thế hệ khán giả: Buồn ơi, chào mi; Không; Ai đưa em về; Bơ vơ… nói rất nhiều đến vợ ḿnh với một sự trân trọng, yêu thương đặc biệt. Nhạc sĩ đă 73 tuổi, vợ ông kém ông 5 tuổi, cả hai vẫn gọi nhau anh – em rất ngọt ngào. Trải qua gần 50 năm chung sống, dù gặp biết bao sóng gió, bao nỗi vui buồn nhưng suốt đời bà luôn là bến đậu an toàn và b́nh yên đối với nhạc sĩ.
Tên thật của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là Nguyễn Đ́nh Ánh. Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 xuất phát từ chính t́nh yêu của ông dành cho vợ. Ngày cưới của ông là ngày 9 tháng Giêng. Ông thấy đó là ngày tuyệt vời nên đă thêm số 9 vào tên ḿnh như đánh dấu một sự trưởng thành”
Nỗi ân hận lớn với cha và mẹ không ǵ khỏa lấp nổi
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sinh ra trong một gia đ́nh khá giả, ông được coi là một đại công tử, được ba mẹ chăm sóc chu đáo, cho đi học nội trú ở trường Tây. Thời đó đi học trường Tây là khủng khiếp lắm, giàu có lắm. Ba mẹ mong muốn ông sẽ trở thành một người có danh giá, học vị. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ, những ngày học nội trú ở Đà Lạt, ông quen với nhạc sĩ Hoàng Nguyên (tác giả của Tà áo tím, Ai lên xứ Hoa đào, Sao em không đến…) và được nhạc sĩ Hoàng Nguyên d́u dắt vào con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp Tú tái 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, ông được tham gia chương tŕnh Tuổi xanh của Đài phát thanh Đà Lạt. Nguyễn Ánh 9 mê đắm dương cầm từ đó. Năm 18 tuổi, ông nói với cha mẹ là muốn đi đàn chứ không muốn học, khuyên can không được, ba ông giận dữ nói rằng nếu đi học th́ ba mẹ nuôi nếu đi đàn th́ tự kiếm sống mà nuôi thân.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
18 tuổi, ư chí thanh niên phiêu bồng đầy trong tinh thần, hơn nữa, “dân” học trường Tây cũng “nhiễm” cái cách sống độc lập rất Tây, rất mạnh mẽ nên ông chấp nhận ra đi không cần ǵ, không ngại con đường phía trước đầy gian nan, chỉ cần được sống với niềm đam mê của ḿnh là đủ. Ra đi tức là Nguyễn Ánh 9 từ bỏ cuộc sống phong lưu khá giả để bắt đầu tự kiếm sống, tuy nhiên cuộc đời không êm đềm và phẳng như ông suy nghĩ, đời sống người nhạc công luôn khó khăn và vất vả. May mắn khi đó, Nguyễn Ánh 9 có người bạn đang làm ở pḥng trà Anh Vũ (Đà Lạt) được nhận học bổng đi nước ngoài học, khi người bạn đi th́ Nguyễn Ánh 9 xin thế luôn chỗ người bạn để làm. Ban đêm Nguyễn Ánh 9 làm việc cho pḥng trà, ban ngày th́ lấy đàn của họ để tập, cứ mỗi ngày như thế, mỗi ngày một tiến triển.
Đến giờ chưa bao giờ Nguyễn Ánh 9 ân hận v́ quyết định của ḿnh, ông nghĩ rằng đó là con đường định mệnh, có lẽ cũng nhờ những khó khăn của gia đ́nh mà ông quyết tâm hơn, ông muốn chứng minh cho ba mẹ thấy là cái nghề của ông không phải xướng ca vô loài, là nghề chính đáng, đáng được trân trọng, yêu quư. Ngay cả sau này, khi ông cưới vợ, vợ ông là một vũ công, ông cũng vấp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đ́nh và gia đ́nh ông nghĩ t́nh nghệ sĩ muôn đời mong manh, dễ vỡ, muôn đời chẳng bao giờ hạnh phúc trọn vẹn. Gia đ́nh chỉ có một cậu con trai cưng là ông, chẳng ai muốn cậu con trai phải khổ sở, bất hạnh v́ cái t́nh nghệ sĩ. Nhưng, cũng v́ điều đó mà ông đă cố gắng sống tốt với vợ, đă trọn vẹn với gia đ́nh để minh chứng một điều cái t́nh nghệ sĩ là cái t́nh đàng hoàng, không thể chê trách.
Những năm tháng sau chiến tranh, đời sống ai cũng vất vả, người nhạc công chơi dương cầm như Nguyễn Ánh 9 lại càng vui chơi, ai cũng mải mê kiếm sống mà người chơi dương cầm như ông muốn có chỗ làm th́ phải có những tụ điểm Dancing. Dancing ở Sài G̣n không có, ông và các con khi đó cũng đă phải lặn lội sang Campuchia kiếm sống. Cũng v́ thời gian tha hương kiếm sống này mà ông đă phải gánh nỗi ân hận lớn lao không ǵ khỏa lấp nổi.
Trong khi ông đi làm th́ mẹ ông ở nhà bị ngă bệnh nằm một chỗ, ông chưa kịp làm ǵ cho mẹ, chưa kịp lo lắng cho mẹ, chăm sóc cho mẹ th́ mẹ qua đời.
Đây là nỗi đớn đau mỗi khi nhắc tới lại làm nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nghẹn ngào rơi lệ. Một năm sau ngày mẹ ông qua đời th́ ba ông mất. Nguyễn Ánh 9 đă bàng hoàng vô cùng khi ông mở cánh tủ ra và nhận thấy tất cả những bài nhạc mà ông viết, ba ông đều giữ ǵn cẩn thận trong tủ, không thiếu một bài nào. Khi đó ông mới hiểu không phải là ba chê trách ḿnh, không thương ḿnh mà là bởi ba luôn lo cho ḿnh một cuộc sống yên ấm, một công việc đàng hoàng để yên phận, để được sống khá giả.
Cả cuộc đời Nguyễn Ánh 9 chỉ biết sống với cây đàn. Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sáng tác kể từ sự gợi ư của ca sĩ Khánh Ly, người bạn thân thiết trong cuộc sống của ḿnh. Một lần, nhân chuyến sang Nhật biểu diễn, Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn c̣n ông là nhạc công đi theo đệm đàn. Nhưng người Nhật lại yêu cầu hát nhạc Trịnh với đàn ghi ta chứ không phải piano và cho Nguyễn Ánh 9 mượn cây đàn ghi ta. Khánh Ly và Nguyễn Ánh 9 th́ gọi nhau là tao và mày, trong lúc đợi thang máy, chợt Khánh Ly hỏi: “Mày c̣n thương nó không?”, sẵn cây đàn trên tay, Nguyễn Ánh 9 gẩy ngay và cất tiếng hát ngêu ngao: “Không! Không! Tôi không c̣n, tôi không c̣n yêu em nữa…”.
Nguyễn Ánh và vợ trong ngày cưới.
Khi trở về Việt Nam, Khánh Ly gợi ư Nguyễn Ánh 9 “thêm mắm thêm muối” để viết thành bài hát và Khánh Ly là người đầu tiên thu âm ca khúc “Không” này. Sau này ca khúc này cũng góp phần làm nên tên tuổi của Elvis Phương và nhiều ca sĩ khác nổi tiếng trên nhiều nước. Nhưng Nguyễn Ánh 9 mê nhất ca sĩ Hồng Kong – Đặng Lệ Quân hát, bởi Đặng Lệ Quân hát nhẹ nhàng, da diết, như một t́nh yêu đă xa bởi một định mệnh. Bắt đầu từ ca khúc “Không”, Nguyễn Ánh 9 tập trung hơn vào sự nghiệp sáng tác và đă có nhiều ca khúc nổi tiếng, góp phần làm nổi danh rất nhiều ca sĩ.
50 năm một t́nh yêu trọn vẹn và nồng nàn
Cũng trong lần đi Nhật biểu diễn ấy sau khi biểu diễn xong ngày 18.8 năm đó, Nguyễn Ánh 9 vội vă bay về Việt Nam, Khánh Ly th́ năn nỉ Nguyễn Ánh 9 ở lại để tiện thể đi chơi loanh quanh thêm ở Nhật, nhưng Nguyễn Ánh 9 không chịu và bay về Việt Nam trước. Khánh Ly về nước giận dỗi đi t́m Nguyễn Ánh 9 để “hỏi tội” xem tại sao lại về nước sớm như thế, khi đó Nguyễn Ánh 9 mới cho hay v́ ngày 19.8 là ngày sinh nhật của nàng vũ công xinh đẹp của ông nên ông phải về nước bằng được. Chỉ điều đó thôi cũng đủ để biết t́nh cảm của Khánh Ly th́ năn nỉ Nguyễn Ánh 9 ở lại
Dành cho vợ như thế nào. T́nh cảm của ông dành cho vợ rất đặc biệt, mấy chục năm nay, không năm nào ông quên tặng vợ những món quà trong những ngày đặc biệt, có những món quà mà vợ ông chẳng thể nào ngờ được, ông muốn đem lại niềm vui nho nhỏ cho người phụ nữ mà ḿnh yêu thương, trân trọng. Hồi kỷ niệm 36 năm ngày cưới, năm 1991, hôm đó Nguyễn Ánh 9 không có tiền để mua quà cho vợ kỉ niệm cưới, biết làm sao bây giờ? Ông vào pḥng thu của con trai là nhạc sĩ Nguyễn Quang viết một bài hát có tên “Chuyện chúng ḿnh” kể rằng cuộc đời ông th́ mải mê rong chơi quá, cứ lo đi chơi bỏ lại cái bến rộng mênh mông, khi đi ra ngoài gặp sóng gió tả tơi, quay lại bến th́ bến vẫn chờ đợi ḿnh như thường…
Ông viết rồi nhờ ca sĩ hát thu vào băng cát xét mang về tặng quà cưới cho vợ. Vợ ông đă rất cảm động và bà nói đây là món quà mà bà thích nhất trong đời. Lời hát này rất đúng với hoàn cảnh của gia đ́nh Nguyễn Ánh 9 , thể hiện hết t́nh thương yêu và hy sinh của người vợ dành cho ông và các con.
Nguyễn Ánh 9 gặp vợ ông khi ông đang làm ở pḥng trà Anh Vũ. Lúc đó cô nổi tiếng là một vũ công xinh đẹp, tên là Ngọc Hân. Nguyễn Ánh 9 th́ mê nhảy thiết hài, bất cứ phim nào có nhảy thiết hài ông đều đi xem cả. Vợ ông lại là một trong những vũ công nhảy thiết hài đầu tiên ở Việt Nam. Anh trai bà là vũ công nhảy thiết hài nên dạy cho em gái. Khi nh́n thấy cô vũ công nhảy thiết hài, Nguyễn Ánh 9 ngạc nhiên lắm, thấy tại sao ở Việt Nam mà cũng có người con gái đẹp thế nhảy thiết hài. Và ông mê luôn cô vũ công.
Hàng ngày, Nguyễn Ánh 9 thường t́m cách đến cổng nhà cô vũ công để được nh́n cô đi qua đi lại, đi ra đi vào. Trước ngơ nhà cô có tiệm bia, ngày nào Nguyễn Ánh 9 cũng lân la ở tiệm đó, đến khi mẹ của cô thấy mới ngạc nhiên sao lại có cậu con trai cứ đứng trước cổng nhà ḿnh hoài như thế. Say này th́ mẹ vợ rất thương Nguyễn Ánh 9 và ủng hộ cho mối quan hệ giữa hai người, cũng bởi bà là dân trường Tây nên cũng quư chàng nhạc công đă học trường Tây như Nguyễn Ánh 9.
Vấp phải sự phản đối kịch liệt của ba v́ mối quan hệ với một nữ vũ công nên khi tổ chức đám cưới, Nguyễn Ánh 9 phải bỏ tiền túi ra để tổ chức. Cũng may mắn là nhiều người thương cặp đôi lận đận này nên cuối cùng đám cưới vẫn c̣n được… lời tiền mừng. Nhưng cũng v́ sự phản đối đó mà Nguyễn Ánh 9 tâm niệm sẽ chứng minh cho ba thấy là đời vợ chồng nghệ sĩ không phải như người ta nói và tới giờ này, 46 năm nay, ông rất hănh diện là một người nhạc sĩ mà không hề bị mang tai mang tiếng v́ t́nh cảm lộn xộn. Cuộc sống êm đẹp là bởi vợ chồng ông biết nhường nhịn, tôn trọng lẫn nhau. Cái cách của Nguyễn Ánh 9 là khi vợ có ǵ không hài ḷng với ông th́ ông bỏ đi, đợi khi vợ nguôi rồi th́ về chia sẻ với nhau, lúc đó sẽ thông cảm nhau hơn, dễ hiểu nhau hơn.
Nguyễn Ánh 9 khoe h́nh ông chụp vợ bằng điện thoại.
Ông yêu thương, trân trọng vợ ông c̣n bởi cái tính giản dị. Mặc dù bà là vũ công nhưng bà không thích trưng diện, rất b́nh thường giản dị. Bà không bao giờ tới những nơi ông làm việc, dù ông năn nỉ mấy cũng không đi, bà nói trong khi chồng ḿnh đàn, ḿnh ngồi chơi coi chồng đàn như vậy nó… kỳ lắm. Nguyễn Ánh 9 “tổng kết” rằng suốt cuộc đời khi lấy ông, bà ít khi nào ra khỏi nhà, cứ quanh quẩn không lo cho con th́ lo cho cháu, đi chơi xa th́ bắt buộc lắm bà mới đi. Bà nói mỗi lần đi ra ngoài lại phải sửa soạn lâu lắm, thôi đi chi cho nó mệt.
Cả cuộc đời bà cứ âm thầm làm cái bến b́nh an bên cạnh ông. Bà thích cuộc sống gia đ́nh, chăm sóc con cái, trồng hoa, chăm sóc hoa, lau chùi cây đàn lúc nào cũng sáng bóng, đẹp đẽ. Bao nhiêu những thứ hơi có vẻ “phù hoa” như nước hoa để trong nhà là đều do Nguyễn Ánh 9 đi ra ngoài mua mang về tặng chứ bà th́ chẳng mua bao giờ. Cuộc sống gia đ́nh trải qua nhiều vất vả để kiếm sống, bà đă tằn tiện cho chồng cho con, đôi khi chấp nhận giảm mua đồ ăn để mua cái áo đi diễn, đôi giày đẹp hơn để đi ra ngoài làm việc. Nguyễn Ánh 9 quư đức tính ấy ở vợ vô cùng. Trong gia đ́nh ông, không ai bị nô lệ bởi đồng tiền, ai cũng sống giản dị, có ǵ tiêu đó, có ǵ sống đó, tất cả chỉ có niềm đam mê âm nhạc quá lớn.
Ngay như vợ chồng ông, dù bà không đi ra ngoài, thường ở nhà lo việc nhà nhưng với ông, đó là người trợ lư cực kỳ sâu sắc trong sự nghiệp âm nhạc của ông. Khi Nguyễn Ánh 9 viết bài “Lặng lẽ tiếng dương cầm”, ông viết: Giờ đây một tiếng đàn trong đêm, một nỗi buồn không tên, một t́nh yêu tôi đă quên… Vợ ông nghe thấy liền nói rằng viết “một t́nh yêu đâu dễ quên” mới đúng là tâm trạng và nỗi vương vấn của t́nh người. B́nh thường, bà đâu để ư đến nhiều đến công việc của ông đâu, mỗi khi ông viết xong bài hát nào ngồi vào đàn vừa đàn vừa hát, bà lau nhà đi ngang qua nói sửa chữ này đi, sửa chữ kia đi và ông thấy ư kiến của vợ chẳng bao giờ sai.
Với Nguyễn Ánh 9, ông thấy vợ ḿnh luôn như là một người mẹ, người chị, người vợ cũng là một người t́nh. Ông hài ḷng và biết ơn vợ. Cũng giống như bài hát ông viết tặng bà kỉ niệm ngày cưới 36 năm, ông đi làm ở ngoài, cứ mải mê rong chơi ở ngoài ít khi nghĩ đến việc rủ vợ đi chơi, trong khi vợ ông là nữ vũ công, đă đi múa, đi làm ngoài xă hội rồi lại chấp nhận ở nhà làm cái bến mênh mông của ông là một sự hy sinh to lớn. Năm 2007, khi Nguyễn Ánh 9 quyết định giă từ sân khấu và ở nhà, lúc đó ông mới chợt nhận ra rằng ḿnh ở nhà mà không có sân khấu th́ buồn vô cùng, lúc đó mới sực nhớ rằng vợ ḿnh bỏ sân khấu ở nhà như vậy thật không dễ dàng ǵ, ông thấy thương vợ quá và ngỏ lời xin lỗi vợ. Vợ ông nói giản dị: “Anh biết vậy là đủ rồi, khỏi cần nói ǵ thêm nữa”.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và ca sĩ Ư Lan
Nhạc sĩ thường mang tiếng đa t́nh, nhưng Nguyễn Ánh 9 th́ hoàn toàn không. Thi thoảng có người nhắc về mối t́nh đầu của ông, người phụ nữ đă chờ đợi ông cả một đời ông ngậm ngùi coi đó là mối t́nh đẹp của đời ḿnh mà ông ghi nhớ măi. Mối t́nh học tṛ ngày ấy quá đẹp và trong sáng, bản thân ông cũng không thể nào ngờ người phụ nữ đó đă chờ đợi ông như thế.
Măi sau này gặp lại ông mới biết điều đó, nhưng biết th́ ông cũng có gia đ́nh rồi, không thể nào bỏ gia đ́nh mà đến với người ta được. Hơn nữa, theo quan niệm của ông th́ thà dang dở nhưng giữ cái đẹp ấy c̣n trọn vẹn hơn. Bản thân vợ ông cũng biết ông có một góc t́nh cảm dành cho người xưa, nhưng bà tôn trọng v́ bà biết ḿnh là người đến sau. Cuộc sống vợ chồng ban đầu có thể chưa mặn mà nhưng khi lấy nhau về rồi, biết những thói hư tật xấu của nhau, trải qua những đắng cay ngọt bùi với nhau, đó mới là cái t́nh cảm quan trọng nhất của gia đ́nh và cuộc sống mỗi con người.
Nguyễn Ánh 9 tự nhận tính ḿnh hay giỡn, hay nói yêu đương, nhưng chỉ giỡn vậy thôi chứ ông một ḷng hướng về cái bến của ḿnh. Hơn nữa, ông cho rằng ḿnh không có thời gian để lo chuyện yêu đương, thời gian của ông c̣n đủ lo cho ông tập đàn, sáng tác nữa nói ǵ chuyện này nọ. Ông muốn được làm nhiều hơn cho âm nhạc Việt Nam, nhiều hơn rất nhiều những ǵ đang có hôm nay…
Hai người con - hai nhạc sĩ thành danh
Suốt đời Nguyễn Ánh 9 chăm lo cho sự nghiệp âm nhạc, ông khát vọng đem âm nhạc Việt Nam ḿnh đi khắp cùng thế giới, phải cho thế giới biết đến. Khi ông đàn cho người nước ngoài nghe những ca khúc của Đoàn Chuẩn – Từ Linh, họ đều bảo sao nhạc Việt Nam hay quá vậy. Và thắc mắc sao ḿnh không có những bản nhạc độc tấu đưa ra nước ngoài. Nhưng những người đưa được âm nhạc Việt ra thế giới không nhiều nên Nguyễn Ánh 9 tiếc lắm. Âm nhạc th́ hôm nay phải hay hơn hôm qua, âm nhạc mênh mông lắm đi hết cả đời không hết, ông chưa khi nào tự măn với những ǵ ḿnh đang có.
Nguyễn Ánh 9 luôn dạy 3 người con trai của ḿnh rằng cần phải có một t́nh yêu âm nhạc thực sự, ḿnh phải biết nâng niu nó, hăy yêu cái đàn như người yêu của ḿnh, phải trân trọng, thương yêu, đừng bỏ bê nó, bỏ nó th́ nó bỏ ḿnh tức khắc. Con trai ông là nhạc sĩ Nguyễn Quang và nhạc sĩ Nguyễn Quang Anh. Cả hai hiện đều là những nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Nguyễn Ánh 9 nói, cả nhà ông có 3 nhạc công th́ đều là nhạc công tự học.
Cậu em trai Nguyễn Quang Anh khi đi học ở trường th́ ghi lư lịch cha là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tụi văn nghệ trong trường nói tại sao con của nhạc sĩ mà không biết đàn? Nguyễn Quang Anh tức quá nên đi học đàn. Trước đây, Nguyễn Ánh 9 yêu cầu Quang Anh học đàn nhưng Quang Anh không học nên ông bán đàn đi, đến khi Quang Anh tức khí học th́ đàn đă bán rồi, Quang Anh phải đi thuê đàn ở ngoài học, bao nhiêu tiền ăn sáng đều gom góp cả vào để học đàn. Và rồi Quang Anh là người chỉn chu, nề nếp. chăm lo gia đ́nh, yêu thương gia đ́nh hết mực. V́ là người nề nếp nên mọi việc với Nguyễn Quang Anh đều chậm mà chắc, từ từ mà ổn.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh trên sân khấu
Khác với cậu em trai Nguyễn Quang Anh th́ ông anh Nguyễn Quang lại là một nhạc sĩ đặc biệt. Mới đầu, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng mong cho các con ḿnh học thành bác sĩ, luật sư để có đời sống đảm bảo. Nhưng, Nguyễn Quang cũng không học mà đi theo đàn. Năm 16 tuổi, Nguyễn Quang đă bắt đầu đi đàn, nghệ sĩ Kim Cương đă mê tiếng đàn của Nguyễn Quang ngay từ khi đó, bà cho rằng khó có ai đệm kịch hay như Nguyễn Quang.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét, Nguyễn Quang có nhạc cảm rất tốt, có những cái xuất thần đặc biệt. Từ nhỏ, Nguyễn Quang đă là cậu bé cá tính, muốn làm ǵ là làm tới cùng. Hồi nhỏ, bị tai nạn, khi đang đi xe đạp về th́ bị đụng xe té ngă đập đầu, bị chấn thương ở đầu và xương hàm phải phẫu thuật. Ngày hôm sau đó là ngày thi chung kết một cuộc thi piano, dù bị như thế nhưng Nguyễn Quang vẫn nhất định phải đi thi bằng được, đến mức ông bác sĩ thương quá phải đi theo để có ǵ c̣n giúp đỡ. Cuộc thi ấy, Nguyễn Quang đă giành giải.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 rất tự hào về các con trai của ḿnh, nhưng ông cũng ngại ngần khi cái bóng của ḿnh quá lớn nên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự nghiệp của các con. Ông hy vọng với t́nh yêu âm nhạc, các con ông sẽ vượt qua ông để có những thành tựu cho cá nhân và cho âm nhạc Việt Nam. Nguyễn Ánh 9 luôn đau đáu một điều làm thế nào để âm nhạc Việt Nam phải bằng với âm nhạc nước ngoài. Thơ văn Việt Nam hay lắm, đẹp lắm tại sao lại cứ phải đi sử dụng nhạc của nước ngoài, thơ văn của nước ngoài?! Và hôm nay, dù ở tuổi 73, Nguyễn Ánh 9 vẫn say xưa bên chiếc dương cầm, cống hiến từng giây từng phút cuộc đời ḿnh cho âm nhạc Việt Nam.
(Theo Hồ Xuân/Đang yêu)