R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Cuộc đời kỳ lạ có một không hai của “kẻ giang hồ” Lê Vũ Cầu
Nếu có một người nghệ sĩ nào có số phận long đong, ch́m nổi nhất, th́ có lẽ đó chính là Lê Vũ Cầu – người đàn ông đă sống một cuộc đời đầy thăng trầm, vất vả, từ một đứa trẻ mồ côi, bụi đời thành một người nghệ sĩ nổi tiếng; từ một gă giang hồ nghiện ngập thành ông chủ của quán cơm từ thiện nổi tiếng đất Sài thành.
Ngày Lê Vũ Cầu mất, quán cơm Vợ thằng Đậu đông chật người khóc thương anh. Đó là nơi Lê Vũ Cầu phát hàng trăm suất ăn miễn phí mỗi ngày cho người nghèo, người già không nơi nương tựa và trẻ lang thang cơ nhỡ; là nơi anh cảm ơn cuộc đời, cảm ơn số phận, cảm ơn khán giả đă cho anh được sống và trở thành người có ích. Bởi khi c̣n sống trên đời, anh vẫn nói nếu không có ân t́nh của khán giả, anh có lẽ vẫn măi măi là đứa trẻ bụi đời, là kẻ giang hồ nghiện ngập lang thang, vất vưởng và không bao giờ biết đến hạnh phúc.
Tuổi thơ bị đánh cắp
Ngày 23/9/2008, khi nghệ sĩ Lê Vũ Cầu trút hơi thở cuối cùng, di nguyện của anh là mong cho quán cơm từ thiện Vợ thằng Đậu của ḿnh sẽ được những người ở lại duy tŕ hoạt động. Bởi những ngày tháng cuối đời, hạnh phúc duy nhất và cũng là sức mạnh duy nhất giúp anh vượt qua những cơn đau của căn bệnh sơ gan cổ chướng chính là cái ư nghĩ quán cơm nhỏ bé của ḿnh đang lo cái ăn cho hàng trăm người có hoàn cảnh bất hạnh mỗi ngày.
Lê Vũ Cầu là người nghệ sĩ giàu ḷng nhân ái. (nguồn: danong.com)
Những người bạn của anh, như nghệ sĩ Lê Tuấn Anh, đạo diễn Phước Sang, đạo diễn Thế Ngữ nói rằng, đó là cách Lê Vũ Cầu tri ân cuộc đời, tri ân khán giả. Bởi t́nh cảm của khán giả và sự ưu ái của số phận đă biến Lê Vũ Cầu từ một gă giang hồ nghiện ngập, lang thang, không nhà cửa, trở thành một nghệ sĩ lừng lẫy của sân khấu kịch miền Nam.
Cố nghệ sĩ – danh hài Lê Vũ Cầu tên thật là Lê Bửu Cầu, sinh năm 1956, tại huyện Phú Khương, tỉnh Tây Ninh. Anh là người con thứ 3 trong một gia đ́nh có 6 anh chị em. Khi Lê Vũ Cầu c̣n rất nhỏ, cha mẹ ông đă chuyển về sống tại quê ngoại ở Cà Mau và xây dựng cơ nghiệp, nuôi dạy con cái.
Tuổi thơ của Lê Vũ Cầu đă có những ngày tháng hạnh phúc ngắn ngủi bên cha mẹ, các chị em, với một cuộc sống no ấm, đủ đầy. Nhưng vào một ngày định mệnh năm 1963, một chiếc máy bay Mỹ bị trúng đạn khi đi rải bom ở rừng U Minh đang trên đường trở về căn cứ đă lao thẳng xuống cái ấp bé nhỏ nơi gia đ́nh anh sinh sống.
Cha mẹ anh và rất nhiều người dân trong ấp đă chết thảm thương trong thảm kịch đó, để lại 6 chị em Lê Vũ Cầu côi cút, bơ vơ, không nơi nương tựa. Năm đó Lê Vũ Cầu mới 8 tuổi. Nhưng những kư ức tang thương đó vẫn ám ảnh anh đến cuối đời. H́nh ảnh đám tang cha mẹ và những người xấu số trong làng đă khiến thế giới tuổi thơ b́nh yên của anh ra đi măi măi.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh khá giả, nên những biến cố đó không hề dễ dàng với Lê Vũ Cầu và những người chị, người em của ḿnh. Cha mẹ mất, nhà cửa bị cháy rụi, tài sản không c̣n lại ǵ, 6 chị em Lê Vũ Cầu, đứa nhỏ nhất vẫn c̣n đang ẵm ngửa, được chia ra và gửi về nhà họ hàng. Riêng Lê Vũ Cầu được đưa về sống ở quê nội tại Tây Ninh với bà nội và các cô, các bác.
Sống với cha mẹ được chiều chuộng đă quen, cộng thêm với nỗi đau mất mát quá lớn, nên khi về sống với bà nội và các bác, các cô, Lê Vũ Cầu đă không c̣n có thể sống như một đứa trẻ b́nh thường. Cậu bé Lê Vũ Cầu ngày đó trở nên bướng bỉnh, khó bảo, cộc cằn và hay tủi thân khi không được cưng yêu, ch́u chuộng như khi cha mẹ c̣n sống. Trong một lần đùa nghịch, căi nhau với cậu anh họ và bị cậu anh họ bắt nạt, Lê Vũ Cầu lỡ đánh người anh họ đến chảy máu mũi. Nghĩ ḿnh côi cút, không có cha mẹ bảo vệ, sợ về nhà sẽ bị các bác phạt đ̣n, Lê Vũ Cầu bỏ nhà đi, bắt đầu sống cuộc đời lang thang, ăn bờ ngủ bụi. Năm đó, cậu bé Lê Vũ Cầu mới 10 tuổi.
Lên thành phố Hồ Chí Minh, đói lay lắt v́ không có ǵ ăn, lại hoàn toàn không biết đi đâu về đâu, nên khi có một chiếc xe cần tuyển lơ xe đón khách ra miền Trung, Lê Vũ Cầu đă xin đi theo, chỉ đổi lấy 2 bữa cơm mỗi ngày. Trên đường đi, Lê Vũ Cầu đă chọn Quy Nhơn là điểm dừng chân. Một đứa trẻ 10 tuổi lang thang nơi đất khách quê người, không nơi nương tựa là điều chẳng bao giờ dễ dàng.
Ngày đó, kiếm đủ miếng cơm ăn để tồn tại từ ngày này qua ngày khác cũng là cả một thách thức với Lê Vũ Cầu. Không ai nhận một cậu bé 10 tuổi yếu ớt như ông vào làm việc. Đói quá, anh phải đi kết thân với đám trẻ bụi đời, gia nhập nhóm bụi đời làm đủ các nghề kiếm sống. Ban đầu là đánh giày, bán báo, ăn xin, sau là trộm cắp, bảo kê gái mại dâm, không một việc ǵ cậu bé Lê Vũ Cầu không dám làm. Chỉ vài năm ở đất Quy Nhơn, Lê Vũ Cầu đă nổi danh với biệt hiệu Cầu “Sài G̣n”, v́ sự liều lĩnh, bất chấp.
13 tuổi, cậu bé Lê Vũ Cầu đă trở thành thủ lĩnh của một băng trẻ bụi đời nổi tiếng liều mạng ở đất Quy Nhơn, sẵn sàng đánh nhau với lính Mỹ có vũ khí để hoạt động bảo kê gái mại dâm.
Cuộc đời Lê Vũ Cầu có hai kư ức hăi hùng: một là cái chết tang thương của cha mẹ ḿnh năm 1963, hai là cái chết của 6 người bạn – đám trẻ bụi đời đă cùng anh trải qua những ngày tháng cơ hàn ở đất Quy Nhơn. Ngày đó, v́ t́nh cờ phát hiện ra kho vũ khí của Mỹ, nên đêm đêm Lê Vũ Cầu thường cùng với đám bạn bụi đời đột nhập vào kho ăn trộm vũ khí mang ra ngoài bán.
Trong một đêm đột nhập vào căn cứ của Mỹ, nhóm cảu Lê Vũ Cầu bị phát hiện. Quân Mỹ dàn quân thành hàng ngang và dùng súng bắn không thương tiếc vào đám trẻ bụi đời. 6 người bạn của Lê Vũ Cầu chết ngay tại chỗ, chỉ có một ḿnh Lê Vũ Cầu sống sót. Sáng hôm sau, bọn giặc phơi xác 6 đứa trẻ đó ra ngoài lề đường, với hai chữ VC (Việt Công) dính to tướng trước ngực. Đó là một cú sốc thực sự với Lê Vũ Cầu. Suốt một thời gian dài, anh sống khủng hoảng, tuyệt vọng và dần lao vào con đường nghiện ngập ma túy lúc nào không hay. Đó là quăng thời gian Lê Vũ Cầu sống như một kẻ thân tàn ma dại, hoàn toàn mất phương hướng và niềm tin vào cuộc đời.
Ngày ấy, tất cả những đứa trẻ bụi đời ở Quy Nhơn đều phải chịu sự quản lư của một “đại ca” tên Tư Rô. Tiền đi đánh giày, bán báo, khuôn vác được bao nhiêu, cứ chiều đến là tất cả những đứa trẻ bụi đời phải giao nộp lại cho tay chân của Tư Rô. Đổi lại, Tư Rô sẽ cho cả nhóm một chút ít đồ ăn cộng với những điếu thuốc có tẩm ma túy để thỏa cơn nghiền. Lê Vũ Cầu cũng không phải là ngoại lệ. Dưới trướng Tư Rô, anh trở thành một kẻ nghiện ngập, bạc nhược, sống không biết ngày mai.
Lạc lối và thức tỉnh
Đúng vào lúc cuộc đời tăm tối đến cùng cực th́ vận may đến với Lê Vũ Cầu. Bữa đó có đoàn cải lương Minh Cảnh về diễn ở Quy Nhơn. Dù là một đứa trẻ bụi đời, không được học hành,Lê Vũ Cầu vẫn là một người yêu nghệ thuật. Anh thường trèo tường vào trong khu vực biểu diễn để “xem chùa” các chương tŕnh cải lương của đoàn. Khi nghe những câu vọng cổ, anh bỗng nhiên ứa nước mắt.
Khao khát giă từ cuộc sống giang hồ để trở về với cuộc đời b́nh thường bỗng thôi thúc anh mạnh mẽ, mănh liệt. T́nh cờ đúng lúc đó đoàn cải lương Minh Cảnh lại đang cần nhân viên phục vụ hậu đại cho đoàn, Lê Vũ Cầu đă không bỏ lỡ dịp may xin ông chủ gánh gát cho anh gia nhập đoàn. Khi nghe Lê Vũ Cầu kể về quăng đời cơ cực của ḿnh, dù biết anh là một kẻ giang hồ nghiện ngập, ông chủ gánh hát Minh Cảnh vẫn nhận anh vào làm nhân viên trong đoàn.
Đêm hôm đó, quá vui mừng và hạnh phúc v́ được nhận vào đoàn cải lương Minh Cảnh, Lê Vũ Cầu về xin đại ca Tư Rô cho rời bỏ cuộc sống giang hồ để bắt đầu cuộc đời mới. Nhưng tên đại ca hung hăn ấy không dễ ǵ buông tha anh – một công cụ hái ra tiền của hắn. Hắn nói với Lê Vũ Cầu hoặc anh ở lại, hoặc anh sẽ không c̣n đường rời khỏi đất Quy Nhơn. Hắn cho người theo Lê Vũ Cầu rất chặt, anh đi đâu một bước sẽ có người đi theo một bước.
Nghệ sĩ cải lương Lê Vũ Cầu. (nguồn: vnexpress)
Nhưng tất cả những điều đó không làm Lê Vũ Cầu run sợ và nhụt chí. Sáng hôm sau anh hẹn Tư Rô ra quán nước đầu bến xe Quy Nhơn, rồi không nói không rằng quăng hộp đánh giầy vào đầu tên đại ca hung bạo. Sau sự việc động trời đó, Lê Vũ Cầu chạy đến đoàn hát Minh Cảnh, xin gia nhập đoàn hát và rời khỏi đất Quy Nhơn để trở về Sài G̣n. Những ngày đầu mới rời Quy Nhơn, không có ma túy mà đại ca Tư Rô vẫn cung cấp, Lê Vũ Cầu phải chịu những cơn vật dữ dội v́ thèm thuốc. Phải đến vài tháng sau, anh mới chấm dứt được cơn nghiện của ḿnh, chính thức bắt đầu một cuộc đời “hoàn lương”, sống cuộc sống lương thiện.
Cuộc đời Lê Vũ Cầu đă trải qua rất nhiều đoàn cải lương: từ đoàn cải lương Minh Cảnh, anh gia nhập đoàn Mây Tần, Hương Mùa Thu, Phước Chung, Kim Chung, các đoàn kịch nói bông Hồng, Cửu Long Giang với đủ những thân phận khác nhau. Ban đầu anh làm nhân viên hậu trường, chuyên nhiệm vụ khuân vác đồ diễn và các thiết bị sân khấu, rồi “lên đời” làm nhân viên soát vé, kéo màn. Nhờ học hỏi kinh nghiệm của các diễn viên trong các đoàn cải lương mà anh đă từng kinh qua, Lê Vũ Cầu đă có một mớ kiến thức đáng nể về diễn xuất.
Anh bắt đầu nhận các vai quần chúng, vai phụ trong các vở diễn. Trong một lần t́nh cờ, một ông bầu đă phát hiện ra năng khiếu diễn xuất hài bẩm sinh của Lê Vũ Cầu. Anh bắt đầu xuất hiện trên sân khấu với tư cách cây hài Lê Vũ Cầu, rồi nhanh chóng từ một nghệ sĩ hài vô danh trở thành một danh hài nổi tiếng.
Ngày đó, có nằm mơ Lê Vũ Cầu cũng không bao giờ nghĩ một kẻ thất học từng vất vưởng chốn giang hồ như ḿnh sẽ trở thành một diễn viên cải lương; càng không bao giờ nghĩ rằng ḿnh sẽ từ một nhân viên hậu đài trở thành một nghệ sĩ sân khấu nổi tiếng với những vai diễn đă trở thành kinh điển.
Thế nhưng cái thời khắc anh quăng thùng đánh giày vào đầu đại ca Tư Rô, chính thức chấm dứt cuộc đời giang hồ và đi theo đoàn diễn cải lương Minh Cảnh đă trở thành bước ngoặt của cuộc đời anh, đưa anh từ một kẻ bụi đời trở thành một nghệ sĩ nổi danh, được khán giả yêu mến cho đến tận bây giờ.
(c̣n tiếp)
Lâm B́nh
(Phụ nữ today)
|