Câu hỏi đặt ra rằng liệu nền kinh tế Mỹ có thể “trụ vững” với 4 tác nhân này hay không?
Theo Wall Street Journal (WSJ), kinh tế Mỹ đă vượt qua nhiều khó khăn trong năm nay. Tuy nhiên, giờ đây nước này đang phải đối mặt với các “thách thức” - có nguy cơ tiếp tục gây ra nhiều bất ổn hơn.
Được biết, Mỹ phải đối mặt với 4 vấn đề không hề nhỏ, bao gồm cuộc đ́nh công quy mô lớn của công nhân ngành ô tô, rủi ro chính phủ đóng cửa, việc khôi phục các khoản thanh toán nợ vay sinh viên và giá dầu tăng cao.
“Đi một ḿnh” sẽ không gây ra tác động lớn nhưng nếu cả 4 vấn đề đều “bao vây” Mỹ th́ có thể gây ra thiệt hại đáng kể, đặc biệt khi nền kinh tế đang hạ nhiệt do lăi suất cao.
Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại EY-Parthenon nhấn mạnh: “4 mối đe doạ này có thể làm gián đoạn hoạt động kinh tế của Mỹ”.
Nhiều nhà phân tích dự đoán nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn trong mùa thu năm nay nhưng sẽ không xảy ra suy thoái. Ông Daco dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ giảm mạnh xuống mức 0,6% trong quư IV. Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs th́ cho rằng tăng trưởng sẽ giảm tốc từ 3,1% trong quư III xuống 1,3% trong quư tới.
Cho đến nay, chi tiêu tiêu dùng vẫn mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp thấp đă hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế xứ cờ hoa, bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang FED nâng lăi suất lên mức cao nhất trong 22 năm để hạ nhiệt lạm phát.
Cuộc đ́nh công trong ngành ô tô
Mối lo đầu tiên mà kinh tế Mỹ đang phải đối mặt là cuộc đ́nh công của Nghiệp đoàn công nhân ngành ô tô Mỹ (UAW) tại các nhà máy của 3 “ông lớn” - General Motors, Ford Motor và Stellantis - sẽ ngày càng mở rộng và kéo dài.
Theo WSJ, gần 13.000 công nhân đă đ́nh công tại ba nhà máy này từ ngày 15/9. Thứ 6 tuần trước, Chủ tịch UAW Shawn Fain cho biết cuộc đ́nh công có thể sẽ mở rộng sang 38 cơ sở khác của General Motors và Stellantis.
Tác động ban đầu của cuộc đ́nh công chưa có ǵ nghiêm trọng. Tuy nhiên, một khi sự việc diễn ra trên phạm vi rộng hơn, hoạt động sản xuất ô tô sẽ bị ḱm hăm và đẩy giá lên cao.
Theo Goldman Sachs, công nhân tại các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của các công ty này cũng có thể mất việc. Thậm chí, cứ mỗi tuần trôi qua, cuộc đ́nh công trên diện rộng sẽ khiến tăng trưởng kinh tế sụt khoảng 0,05 đến 0,1 điểm phần trăm.
Khi công nhân đ́nh công, các nhà máy ngừng hoạt động, quá tŕnh phục hồi hoàn toàn của ngành công nghiệp ô tô sau đợt gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 sẽ bị làm chậm trễ.
Gabe Ehrlich, nhà kinh tế tại Đại học Michigan, cho biết: “Tôi không nghĩ cuộc đ́nh công sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái, nhưng cũng có thể sẽ có những thiệt hại đáng kể khác. Nếu gộp tất cả vào với nhau, quư IV sẽ rất gập ghềnh”.
Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa
Khó khăn tiếp theo mà Mỹ phải đối mặt là Chính phủ có nguy cơ đóng cửa một phần. Theo WSJ, Quốc hội có thời gian từ nay đến hết tháng 9 để thống nhất về chi tiêu ngân sách của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện tại, các nhà lập pháp vẫn c̣n những ư kiến trái chiều.
Được biết, nếu không thể đạt được thỏa thuận chung, những nhân viên thiết yếu của Chính phủ có thể sẽ phải nghỉ việc tạm thời - con số có thể lên tới 800.000 người trên toàn quốc và họ sẽ cắt giảm chi tiêu.
Vào tháng 12/2018, một bế tắc tương tự đă khiến một phần của Chính phủ phải đóng cửa một phần trong 5 tuần. Khoảng 300.000 nhân viên liên bang phải nghỉ việc tạm thời.
Theo Văn pḥng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), việc này đă làm giảm 0,1% sản lượng kinh tế trong quư IV/2018 và 0,2% trong quư I/2019. Tuy nhiên chúng đă được bù đắp sau đó khi Chính phủ mở cửa trở lại và các công chức liên bang được nhận lại tiền lương.
Khôi phục thanh toán nợ vay sinh viên
Một mối lo khác là việc Chính phủ Mỹ khôi phục các khoản thanh toán nợ vay sinh viên vào ngày 1/10. Việc này có thể khiến “túi tiền” người Mỹ mất khoảng 100 tỷ USD trong năm tới, theo ước tính của nhà kinh tế Tim Quinlan của Wells Fargo.
Được biết, từ tháng 3/2020, Bộ Giáo dục Mỹ đă tạm dừng việc thanh toán để giảm bớt tác động tài chính của đại dịch. Nhờ đó, người dân có thể dùng tiền để chi tiêu vào những thứ khác - giúp thúc đẩy tăng trưởng.
Nhưng một khi khôi phục, người đi vay trung b́nh sẽ mất 200-300 USD/tháng/người. Mặc dù chúng chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng chi tiêu tiêu dùng hàng năm của Mỹ là 18.000 tỷ USD, nhưng đây vẫn là mối lo ngại đối với các nhà bán lẻ lớn như Walmart hay Target.
Giá xăng dầu tăng cao
Giá xăng tăng cao hơn sẽ gây thêm áp lực cho nền kinh tế Mỹ. Giá dầu Brent đă dao động trên mức 90 USD/thùng trong vài ngày qua, tăng mạnh từ mức hơn 70 USD vào mùa hè.
Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, giá xăng trong tháng 8 đă tăng 10,6% so với tháng trước. Đây là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 6/2022. Điều này khiến lạm phát tiêu dùng tăng cao tháng thứ 2 liên tiếp.
Trong tháng 9, giá xăng vẫn duy tŕ ở mức cao. Dữ liệu từ nền tảng OPIS cho thấy, giá xăng trung b́nh vào ngày 22/9 là 3,86 USD/gallon.
Chi phí năng lượng tăng, tương tự như khoản thanh toán nợ vay sinh viên, cũng làm ảnh hưởng tới ngân sách của người Mỹ - vốn có thể dùng cho việc đi ăn nhà hàng bên ngoài, mua quà tặng hay các khoản chi tiêu tùy ư khác.
Khi được hỏi về các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết: “Đó là cuộc đ́nh công, nguy cơ chính phủ đóng cửa, việc khôi phục thanh toán nợ vay sinh viên, lăi suất mức cao kéo dài và cú sốc giá dầu”.
VietBF@ Sưu tập