Trên thế giới có rất nhiều nghĩa địa máy bay, những máy bay hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng hoặc không thể nào bay được nữa thì nghĩa địa máy bay chính là chỗ cuối cùng của những con chim sắt ấy. Những chiếc máy bay nằm đó chờ bán sắt vụn hoặc tháo dỡ những bộ phận nào còn sử dụng được, sau khi thao ra tất cả thì chúng sẽ như những đống phế thải chờ ngày sử lý.
Nghĩa địa máy bay lớn nhất thế giới là Khu bảo trì và cải tạo hàng không 309 ở căn cứ quân sự Davis-Monthan, Tuscon, bang Arizona, Mỹ. Gần 5.000 máy bay đang nằm rỉ sét ở nghĩa địa rộng hơn 10 km2 này. Phần lớn là các máy bay thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ.
Tại đây, chúng được rửa sạch, rút hết nhiên liệu và tháo dỡ các chất nổ nếu có. Những chiếc chờ hoạt động tiếp sẽ có đường ống được bịt băng dính và vỏ ngoài với 2 lớp sơn đen và một lớp sơn trắng phía trên để phản chiếu ánh nắng và giữ mát.
Một số được tháo dỡ lấy phụ tùng, phần còn lại chờ tới khi được dùng tới. Số khác bị phá hủy và tái chế ở xưởng đúc trong khuôn viên nghĩa địa.
Thông thường, để vào các khu vực để máy bay hỏng không cho phép du khách tự do tham quan. Tuy nhiên, bảo tàng Pima ở Tucson có có tour tham quan căn cứ quân sự Davis-Monthan bằng xe bus
Cảng hàng không và vũ trụ Mojave ở California (Mỹ) nằm giữa sa mạc cũng là một nghĩa địa máy bay lớn trên thế giới.
Đây là đích cuối cùng của nhiều chiếc máy bay chở khách như Boeing, Airbus, Lockheed, Douglas...
Cảng hàng không Nam California, hay còn gọi là sân bay Victorville, cũng là bến cuối của hàng trăm máy bay “về hưu”. Nơi đây được thiết kế cho các máy bay quân sự và chở hàng, tuy nhiên phần nhiều máy bay cũ ở đây lại là dân dụng.
Bãi đỗ hàng không Pinal ở Arizona là một nghĩa địa máy bay thương mại. Môi trường khô ở sa mạc làm giảm tốc độ bào mòn và rỉ sét.
Ngoài ra, sân bay Alice Springs ở Australia cũng là nơi để máy bay chờ bán hoặc lấy phụ tùng. Khí hậu khô nóng của vùng phía bắc Australia rất hợp để lưu trữ máy móc.