V́ sao đàn ông thích về Việt Nam lấy vợ? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-13-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,343
Thanks: 11
Thanked 13,259 Times in 10,585 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default V́ sao đàn ông thích về Việt Nam lấy vợ?

Kỳ 1: Sợ vợ ở Mỹ, trúng sét ái t́nh Việt Nam

WESTMINSTER (NV) - “Không phải ở Mỹ tôi không làm quen được bạn gái ở Mỹ mà là v́ tôi sợ họ,” Thịnh Phạm, ngoài 30 tuổi, kỹ sư tin học, đang làm IT cho hệ thống ngân hàng Well Fargo tại Irvine, bắt đầu câu chuyện.



Lấy nhà thờ Đức Bà làm cảnh, một cô dâu ở Việt Nam chụp h́nh ngoại cảnh ở Sài G̣n. Có nhiều lư do khiến đàn ông ở Mỹ về Việt Nam t́m vợ, trong đó có cả yếu tố “trúng gió” cú sét ái t́nh v́ phụ nữ Việt Nam đẹp. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)

“Điều ǵ khiến anh sợ?” Phóng viên Người Việt hỏi.

“Sợ tính t́nh, sợ tính đi shopping và sợ cả suy nghĩ của họ về vai tṛ làm vợ, làm mẹ,” Thịnh cười cho biết.

Chính v́ “nỗi sợ” này mà Thịnh Phạm đă phải nhờ người mai mốt và trở về Việt Nam t́m kiếm “một nửa của ḿnh.”

Thịnh Phạm chỉ là một trong số hàng ngàn người đàn ông Việt Nam đang sống tại Mỹ trở về quê nhà để cưới vợ mỗi năm. Và lư do của Thịnh cũng chỉ là một trong số nhiều lư do để có sự xuất hiện ngày càng nhiều của những những cô dâu từ bên kia đại dương hiện diện tại Hoa Kỳ.

Theo số liệu của Bộ Nội An, trong năm 2010, có tới tổng cộng 2,981 visa được cấp cho người đi theo diện bảo lănh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Số gần 3,000 visa vợ chồng này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 visa cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lănh gia đ́nh.

Tại sao lại có hàng ngàn hàng ngàn người phải lội ngược nửa ṿng trái đất để t́m kiếm một nửa của ḿnh, cho dù điều đó có thể quá phiêu lưu?

Thịnh Phạm, kỹ sư tin học, đang làm IT cho hệ thống ngân hàng Well Fargo tại Irvine, Tuấn Phan, cư dân thành phố Anaheim, đang làm kỹ sư điện toán cho hăng IBM, Lâm Nguyễn, cư dân Garden Grove, làm nghề buôn bán nhà, Minh Lư, làm công việc quét dọn cho một công ty ở Santa Ana, là những người có kinh nghiệm trong chuyện về Việt Nam cưới vợ, và họ kể cho báo Người Việt nghe lư do.

Cưới vợ ở Việt Nam v́ sợ con gái ở Mỹ

Thịnh Phạm kể, anh đă làm quen với nhiều cô bạn gái Việt Nam tại Mỹ, “có cô lớn lên ở đây, có cô mới sang 5, 6 năm, học hành th́ chưa thấy đến đâu mà hội nhập ăn chơi th́ rất lẹ.”

Sang Mỹ khi vừa học xong trung học, Thịnh Phạm cho rằng ít nhiều anh “vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng gia đ́nh truyền thống Việt Nam, tuy không cố chấp, cổ hủ kiểu người Việt Nam.” Anh nghĩ “khi quen làm bạn gái th́ vui vẻ, ok, nhưng khi đă là vợ chồng th́ vợ phải sanh con, cùng chồng chăm sóc gia đ́nh.”

Tuy nhiên, những người bạn gái Thịnh từng quen biết đều có những điều kiện đưa ra khi họ quyết định đám cưới. Người th́ “không thích nấu cơm, chỉ muốn đi ăn ngoài.” Người th́ “không thích có con.” Người lại nêu thẳng suy nghĩ “ở đây thứ nhất đàn bà, thứ hai con nít, thứ ba là chó, c̣n đàn ông sau cùng.”

“Vậy tôi cưới vợ về để làm ǵ?” Người kỹ sư IT này tự hỏi.

Chuyện e ngại tính t́nh, cách suy nghĩ của nhiều cô gái tại Mỹ cũng là điều khiến Tuấn Phan, cư dân thành phố Anaheim, đang làm kỹ sư điện toán cho hăng IBM, quyết định về Việt Nam cưới vợ sau nhiều cuộc ḥ hẹn không thành tại Hoa Kỳ.

Tuấn dè dặt trước khi kể chuyện bản thân ḿnh, “Đương nhiên ở đâu cũng có người vầy người khác. Ở Mỹ cũng có rất nhiều cô gái tốt, biết điều, nhưng có lẽ v́ tôi không may mắn để gặp được họ.”

“Nửa vời, nửa nạc nửa mỡ” là điều Tuấn Phan nhận xét về những cô gái Việt ở Mỹ mà anh chàng kỹ sư này từng quen biết.

Tuấn nói trong sự ngán ngẩm, “Nhiều cô sang đây, học theo tư tưởng ‘độc lập, tự do’ của Mỹ, nhưng lại hiểu một cách lệch lạc, như hễ có chuyện ǵ hai người chưa đồng ư với nhau th́ cứ nói ‘tôi là như vậy, tôi không phụ thuộc anh, anh thích không thích th́ thôi.’ Các cô quên rằng cho dù là tự do ở Mỹ đến mức nào cũng cần có sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau. Điều ǵ ḿnh chưa ḥa hợp th́ t́m cách giải quyết, chứ đâu mà cứ lúc nào cũng sẵn sàng vùng lên như đi đánh giặc vậy.”

Cả hai người này đều cùng có đánh giá, “Nhiều cô mới lớn tính t́nh ích kỷ lắm. Họ muốn đàn bà cái ǵ cũng phải là nhất, đ̣i hỏi nhiều, kiểu chỉ biết nhận chứ chẳng hề biết cho đi, taker chứ không bao giờ là giver. Các cô muốn ḿnh là nhất, nhưng có bao giờ tự hỏi ḿnh đă làm được ǵ cho người yêu, cho chồng để mà đ̣i hỏi những điều như vậy chưa?”

Với những lư do như vậy, Thịnh Phạm quyết định “về Việt Nam kiếm cô nào tính t́nh c̣n Việt Nam th́ cưới, cho hợp với ḿnh.” Tuấn Phan cũng nh́n nhận chuyện anh về Việt Nam cưới vợ là “một quyết định sáng suốt.”

Cưới vợ ở Việt Nam v́ bị “trúng gió”

Trong khi Thịnh Phạm hay Tuấn Phan v́ “sợ các cô ở Mỹ” mà quyết định về Việt Nam t́m “bạn trăm năm,” th́ Lâm Nguyễn, ngoài 50, đang làm nghề kinh doanh địa ốc, cho rằng ḿnh cưới vợ v́ “bị trúng gió.”

Lâm Nguyễn cho biết ông không hề có ư định về Việt Nam cưới vợ, “tôi về Việt Nam v́ tôi có business bên đó.” Trước khi về Việt Nam, ông Lâm đang có một người vợ thứ hai ở Mỹ, sau khi đă ly dị người vợ đầu.

Tuy nhiên, “Việt Nam là ' Disneyland for men.' Anh nào lần đầu về Việt Nam chơi mà không 'tớn lên'?” Ông Lâm Nguyễn nói một cách chậm răi, như thể vừa nói vừa nghiền ngẫm điều ḿnh nói ra là chân lư.

Theo ông Lâm, “người đàn ông nào đang ở Mỹ gặp phải những áp lực về công việc, gia đ́nh đổ vỡ th́ Việt Nam là phương thuốc chữa stress hiệu nghiệm nhất.”

Mặc dù không hề mảy may nghĩ đến chuyện cưới vợ ở Việt Nam v́ đă nh́n thấy nhiều cuộc hôn đổ vỡ của bạn bè, người quen, thế mà sau những cuộc “ăn chơi, gái gú,” ông Lâm “đă bị trúng gió nặng.” Kết quả là ông này một lần nữa ly dị người vợ ở Mỹ để có thể chính thức cưới một cô gái ông quen tại Việt Nam.

“Tôi vẫn chưa hiểu tại sao các ông về Việt Nam th́ lại ‘trúng gió’ mà điều đó lại không xảy ra ngay tại Mỹ hay những nước khác?” phóng viên Người Việt hỏi.

“Có ǵ đâu là khó hiểu,” ông Lâm nói một cách điềm nhiên. “Chuyện rất đơn giản là người ḿnh nói tiếng ḿnh, nói ra cái ǵ hiểu liền cái đó. Các cô gái Việt Nam mà đàn ông t́m thấy trong vũ trường, quán bar, karaoke cô nào cũng đẹp, cũng nhỏ nhẹ, dễ thương.”

“Và như một nghề nghiệp thôi, họ đă sống bằng nghề ăn chơi th́ họ phải professional trong nghề ăn chơi. Vậy thôi.” Ông Lâm nói thêm.

Thịnh Phạm cũng đồng ư với ông Lâm Nguyễn rằng “Việt Nam là Disneyland for men.”

“Đàn ông ai cũng có máu dê nhưng chừng mực và đến mức nào là tùy người.” Thịnh nói. “Ở đây, một vụ 'sex' từ $500 đến $1,000, trong khi ở Việt Nam th́ quá rẻ. Xă hội Việt Nam hiện nay lại dường như cũng khuyến khích điều đó nên chuyện nhiều người dễ rơi vào tay các cô hay mê mệt các cô gái đó cũng là chuyện b́nh thường.” Thịnh Phạm tiếp tục.

Cưới vợ Việt Nam v́ không có điều kiện cưới vợ ở Mỹ

Khác những người đàn ông nói trên, ông Minh Lư, nhân viên của một công ty quét dọn ở Santa Ana, về Việt Nam cưới vợ v́ “không có cơ hội cưới vợ ở Mỹ.”

Người đàn ông này đă gần 50, sống cùng mẹ. “Tôi đi làm ca đêm, sáng ra về nhà chỉ có lăn ra ngủ, chẳng có mấy bạn bè để chơi bời, cũng ít tiếp xúc với ai.” Ông Minh thổ lộ.

“Tôi sang Mỹ khi tuổi đă lớn nên tôi phải đi làm như trâu với đồng lương tối thiểu. Không có người phụ nữ nào muốn lấy một người như tôi. Lương tôi chỉ vừa đủ cho tôi sống, làm sao tôi có thể chu cấp thêm cho một phụ nữ quen sống ở Mỹ?” Người đàn ông nói tiếp.

Theo lời ông, nếu ông cưới vợ ở Mỹ, người phụ nữ đó cũng sẽ chẳng thấy thích thú ǵ với công việc làm của ông. “Nếu một người phụ nữ đă không tôn trọng công việc ḿnh làm th́ cô ta cũng sẽ không tôn trọng ḿnh. Vậy th́ cưới vợ làm ǵ khi không có sự tôn trọng trong đó?” Ông Ḿnh nh́n tôi hỏi.

Vậy là chỉ c̣n cách nhờ người thân ở Việt Nam mai mối cho ông một cô làm nghề cắt tóc ở Vĩnh Long.

Sau nhiều lần nói chuyện qua điện thoại, ông Minh cùng mẹ ông thu xếp trở về Việt Nam tính chuyện cưới hỏi. Đương nhiên, ông không nói thẳng cho vợ ông biết công việc ông đang làm là ǵ, chỉ nói “đi làm hăng.”

“Hiện giờ vợ tôi đă có bầu, c̣n đang ở Vĩnh Long, tôi đang lo thủ tục bảo lănh cổ sang đây.” Ông Minh Lư cho biết.

Ông Cường Nguyễn cũng v́ không thể t́m được ư trung nhân tại Mỹ, phải nhờ họ hàng ở Việt Nam mai mốt giúp.

Cường cho biết ông từng làm qua nhiều nghề, “hết nhà hàng, làm chợ, rồi cố gắng học hành chút đỉnh, hiện giờ th́ đang làm việc cho chính phủ với mức lương vừa đủ sống.” Sau vài cuộc t́nh không thành ở Mỹ, ông được bà con giới thiệu cho một cô làm thợ may công nghiệp ở Đồng Nai.

Việc cưới hỏi của ông Cường diễn ra khá chóng vánh. Hiện tại, vợ ông cũng đă sang Mỹ hơn một năm, đang chờ đến ngày sanh nở.

Đón xem kỳ 2: Cưới vợ từ Việt Nam: Thành công và tan vỡ
Ngọc Lan/Người Việt
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	137005-A1_Co-dau-Viet-Nam-73148226---400.jpg
Views:	18
Size:	15.9 KB
ID:	316728
Old 09-14-2011   #2
anh2lua35
R2 Kiếm Khách
 
Join Date: Sep 2011
Posts: 100
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 14
anh2lua35 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Sợ con gái VN ở Mỹ? Chuyện lạ đấy. Thế các anh có nghĩ là khi cưới vợ VN sang rồi vài năm họ không hội nhập với văn hóa Mỹ và từ từ cũng theo cách sử xự như con gái ở đây? Hay các anh tính nhốt các cô vợ mới từ VN qua trong nhà suốt ngày?

anh 2 lúa nghĩ rằng ở đâu th́ quen đó thôi, ở Mỹ th́ cưới vợ ở Mỹ.
anh2lua35_is_offline  
Old 09-15-2011   #3
Luther789
R2 Kiếm Khách
 
Luther789's Avatar
 
Join Date: May 2009
Posts: 68
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 16
Luther789 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa! Tại sao lại phải sợ? Nam nhi chi chí đâu rồi?
Luther789_is_offline  
Old 09-15-2011   #4
philipdam
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Aug 2009
Posts: 845
Thanks: 47
Thanked 61 Times in 28 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7 Post(s)
Rep Power: 16
philipdam Reputation Uy Tín Level 1philipdam Reputation Uy Tín Level 1
Default

Tại vì các anh ấy không có khã năng đáp ứng yêu cầu của gái VN ở Mỹ, còn gái ở VN các anh cứ tưởng là họ không đua đòi ư ? sau này còn hơn cả các cô gái ở Mỹ lâu năm nữa là khác ! trừ trường hợp quen biết qua bạn bè giới thiệu thì không nói, chớ mấy em ở VN bây không thua gì gái Tây, điển hình các anh về VN lâu ngày rồi sẽ thấy thôi, và đã có nhiều anh chàng ngây thơ bị em qua Mỹ xong là cho de. Không tin đi tìm hiểu sẽ thấy thôi ! Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn .v.v... mà các em còn sắp hàng dài trung bình cứ 20 em cho một anh chàng ngoại quốc mà biết rằng thương đau chờ chực mấy em, như báo chí cả thế giới đều đăng tin !
philipdam_is_offline  
Old 09-15-2011   #5
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,343
Thanks: 11
Thanked 13,259 Times in 10,585 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Về Việt Nam lấy vợ: Thành công và tan vỡ

WESTMINSTER (NV) -“Cần nói cho người kia biết ở Mỹ ḿnh đang làm ǵ. Đừng giả bộ khoe khoang để người ta nuôi hy vọng rồi sụp đổ hụt hẫng khi sang đây.


Một cô dâu được làm tóc bên cạnh Hồ Gươm, Hà Nội. Một số Việt Kiều về Việt Nam cưới vợ “nổ” quá làm vợ vỡ mộng sau này. (H́nh minh họa: Paula Bronstein /Getty Images)

Ḿnh đi 'share' pḥng th́ cứ nói là đi 'share' pḥng, tại sao lại cứ 'nổ' là có nhà cửa lớn lao làm chi,” Thịnh Phạm, kỹ sư tin học, đang làm IT cho hệ thống ngân hàng Wells Fargo tại Irvine, người cũng từng về Việt Nam cưới vợ, thẳng thắn nói.

Thịnh cho rằng, “điều đầu tiên để có được cuộc hôn nhân bền chặt th́ cần phải có sự thành thật.”

Theo số liệu của Bộ Nội An, trong năm 2010, có 2,981 giấy nhập cảnh (visa) được cấp cho người đi theo diện bảo lănh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Con số gần 3,000 người này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 giấy nhập cảnh cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lănh gia đ́nh.

Số bảo lănh theo diện vợ chồng sang Mỹ nhiều, nhưng số ly dị từ những cuộc hôn nhân này cũng không ít.

Một văn pḥng luật sư chuyên lo về thủ tục kết hôn và ly dị trên đường Westminster cho biết “số cặp kết hôn và ly hôn mỗi tháng gần tương đương nhau.”

Trong khi đó, một văn pḥng luật sư “thuộc loại bận rộn nhất ở vùng Bắc California” th́ cho rằng “có chừng 8 đến 15 hồ sơ kết hôn mỗi tháng được thực hiện ở văn pḥng này.”

Cũng theo vị luật sư tại đây, “tuy chưa có con số kiểm chứng cụ thể, nhưng theo phỏng đoán th́ số vụ ly dị từ những cuộc hôn nhân này lại chiếm từ 60 đến 70%.”

Nếu sự thành thật ngay từ đầu mang lại cho Thịnh Phạm và Tuấn Phan, cư dân thành phố Anaheim, đang làm kỹ sư điện toán cho hăng IBM, cuộc hôn nhân hài ḷng, hạnh phúc, th́ Lâm Nguyễn, cư dân Garden Grove, làm nghề buôn bán nhà, và Minh Lư, làm công việc quét dọn cho một công ty ở Santa Ana, lại khiến cho người phối ngẫu cảm thấy “vỡ mộng” sau khi cưới bởi v́ những điều “che giấu” của ḿnh.

Thành công khi có sự t́m hiểu, biết thành thật và cảm thông

“Thực tế có nhiều người về Việt Nam cưới vợ vội vă rồi lại ly dị không bao lâu sau khi tới Mỹ. Anh có nghĩ ḿnh ‘liều’ quá không khi quyết định về cưới vợ ở quê nhà?” Phóng viên Người Việt hỏi Thịnh Phạm.

“Chia tay có thể là do họ chưa t́m hiểu kỹ càng, hoặc người từ Mỹ về khoe khoang, khoác lác làm cho người ta hy vọng hăo huyền.” Thịnh nói.

Người kỹ sư này cho biết anh “tin vào trực giác, cảm nghĩ của ḿnh” khi quyết định cưới cô gái mà anh quen ở Việt Nam làm vợ.

Tuy nhiên, theo Thịnh, quyết định về Việt Nam cưới vợ, nhưng đừng nghĩ rằng chuyện đó là dễ dàng. “Cưới vợ về chung sống, chứ không phải đi mua hàng, có sẵn cho lựa, không hài ḷng th́ mang trả.”

Thịnh nói: “Quen mấy cô Việt Nam không dễ, v́ thực tế nhiều cô cốt quen ḿnh chỉ v́ muốn ḿnh làm cái cầu cho họ sang Mỹ thôi. Phải có thời gian t́m hiểu mới được.”

Mà t́m hiểu trong lúc hai người ở hai phương cũng không đơn giản, nên “phải có người quen ở Việt Nam giới thiệu trước, ít nhất ḿnh cũng biết được gia đ́nh đó như thế nào, cô đó ra làm sao, th́ cũng tiết kiệm được phần nào thời gian.” Thịnh cho biết.

Với trường hợp của Thịnh Phạm, anh cho rằng ngoài sự giúp đỡ của người thân ở Việt Nam anh cũng mất cả năm thư từ, điện thoại qua lại nói chuyện t́m hiểu trước khi anh quyết định về Việt Nam gặp gỡ, rồi mới quyết định có hợp để cưới hay không.

Theo lời Thịnh, cô gái anh quyết định cưới là “người hiền lành, cũng tốt nghiệp đại học, nên cả hai có sự ḥa hợp trong cách nghĩ.”

“Đương nhiên vợ chồng lúc đầu bao giờ cũng có những bỡ ngỡ nhưng ḿnh phải t́m cách khắc phục. Ở Mỹ, ở Việt Nam, hay ở đâu cũng vậy thôi.” Thịnh nói thêm.

Người kỹ sư IT này cho rằng “điều đầu tiên để có được cuộc hôn nhân bền chặt th́ cần phải có sự thành thật.”

Hiện tại, cô gái được Thịnh về cưới cũng đă sang Mỹ đoàn tụ cùng anh được gần 4 năm, và “tôi cảm thấy hạnh phúc với người vợ của ḿnh,” Thịnh nói một cách hài ḷng.

Khi phóng viên Người Việt hỏi, “Nghe nói có người chỉ về Việt Nam chơi thôi, nhưng lại quen được một cô và chỉ một tháng sau là cưới. Rồi về làm giấy tờ, bảo lănh sang Mỹ. Anh nghĩ sao về điều này?” Tuấn Phan ph́ cười, tự nhận rằng ḿnh là một trong số đó.

“Không giải thích được. Chính tôi đôi khi cũng tự hỏi tại sao lại như thế được, nhưng mà tôi cũng không giải thích được với chính ḿnh. Chỉ c̣n biết cho rằng đó là duyên số.” Người đàn ông trên dưới 45 tuổi nói.

Theo lời Tuấn, sau những thất bại trong t́nh trường tại Mỹ, Tuấn về Việt Nam chơi, trong đầu cũng nghĩ đến chuyện “thử làm quen với ai đó,” theo nhiều lời gợi ư của người quen. Một lần theo gia đ́nh đi chơi ở Đà Lạt, Tuấn làm quen với cô quản lư khách sạn nơi anh ở, người cũng tốt nghiệp đại học ngành tài chánh kế toán.

“Cũng không biết có thể gọi là tiếng sét ái t́nh không, nhưng tự dưng tôi nghĩ đă đến lúc ḿnh cần 'settle down,' thế là sau vài lần nói chuyện, đi chơi, tôi ngỏ lời. Và cô ấy đồng ư. Một tháng sau chúng tôi làm đám hỏi, rồi tôi về Mỹ, lo giấy tờ. Một năm sau về làm đám cưới và mang nàng sang luôn.”

Từ ngày đó đến nay đă 8 năm, Tuấn cho biết anh đă có 2 con, và anh bằng ḷng với cuộc sống cùng người vợ “quen rất t́nh cờ” đó.

Tuấn Phan cũng đồng ư là cần nên cho người vợ sắp cưới của ḿnh biết rơ về sự khó khăn khi sang Mỹ, nhất là ở những năm tháng đầu tiên. “Phải giúp họ hiểu rằng phụ nữ ở đây cũng phải bươn chải như đàn ông. Ở đây, ngoài đi làm ra, về nhà ai cũng phải lo thêm công việc nhà, tự nấu nướng, giặt giũ, chăm con, chứ không phải có người giúp việc như phần đông gia đ́nh ở Việt Nam hiện nay.” Chàng kỹ sư điện toán chia sẻ.

Thất bại v́ khoe mẽ, vung tay quá trán

Ngược lại với cảm giác “hạnh phúc” của Thịnh Phạm và Tuấn Phan, ông Cường Nguyễn, người làm việc cho chính phủ với mức lương vừa đủ sống, lại cảm thấy “mệt mỏi” sau một năm mang vợ từ Việt Nam sang.

Ông Cường nói như than, “Hồi xưa ao ước cưới vợ Việt Nam qua bao nhiêu, giờ thấy mệt mỏi bấy nhiêu.”

Theo lời người đàn ông này, sau khi cưới, trong lúc chờ bảo lănh, mỗi tháng ông gửi về cho vợ, một thợ may công nghiệp ở Đồng Nai, $300 để “sống và đóng tiền học tiếng Anh.” Hơn một năm sau, ông mang được vợ sang Mỹ cũng là lúc vợ ông có bầu, không đi làm.


Một cô dâu làm dáng để chụp h́nh tại một khách sạn cổ ở Hà Nội. Nhiều Việt Kiều về Việt Nam cưới vợ chỉ v́ “tiếng sét ái t́nh.” (H́nh minh họa: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)

Ông kể: “Tiền nhà thôi đă $1,300 rồi thêm đủ thứ chi phí mà lúc độc thân tôi không tính, giờ có vợ lại nảy sinh thêm, một ḿnh tôi đi làm công chức quèn cho chính phủ, xoay sở, tiết kiệm lắm mới vừa đủ.”

Nhưng “tiết kiệm” đồng nghĩa với việc ông mang tiếng là “keo kiệt và chi li với vợ” v́ khi vợ ông muốn mua ǵ ông cũng nói “ráng chờ sale.”

Ông trách móc, “Sao cổ không hiểu là ngày trước lâu lâu cổ đ̣i mua chai dầu thơm, cái quần cái áo gửi về là tôi mua tôi gửi về. V́ đó là lâu lâu. C̣n bây giờ cứ cuối tuần là đ̣i đi shopping rồi cứ thích ǵ là mua, không cần biết tiền bạc chi tiêu như thế nào. Nói ra th́ cổ nói tôi làm cổ vỡ mộng, sống ở Mỹ mà ky bo c̣n hơn lúc ở Việt Nam.”

Giáo Sư Hùng Thái Cẩm, chuyên về bộ môn xă hội học và các vấn đề người Mỹ gốc Á của trường Pomona College, đă bỏ ra hơn 25 chuyến đi về Việt Nam kể từ năm 1997 đến năm 2006 để thực hiện các cuộc nghiên cứu, phỏng vấn, thu thập các số liệu xoay quanh vấn đề những người đàn ông Việt kiều trở về Việt Nam cưới vợ.

Từ những cuộc tiếp xúc, tṛ chuyện này, Giáo Sư Cẩm viết quyển “Tốt Hơn Hay Tồi Tệ Hơn - Những Cuộc Hôn Nhân Việt Nam Quốc Tế Thời Kinh Tế Toàn Cầu (For Better or For Worse - Vietnamese International Marriages in the New Global Economy).

Trong quyển này, Giáo Sư Hùng có cái nh́n sâu hơn về vấn đề hôn nhân và di dân giữa những người đàn ông sống tại Mỹ và những người phụ nữ mà họ kết hôn. Thông qua những câu chuyện cụ thể của từng người, Giáo Sư Hùng Thái Cẩm nhấn mạnh sự trớ trêu và thách thức mà những người này phải đối mặt. Trong đó có cả tiếng nói của những người đàn ông Việt kiều thuộc tầng lớp lao động nhập cư mong muốn có được những người vợ “truyền thống.” Đồng thời có cả khát vọng của những phụ nữ trẻ có học, muốn t́m được cho ḿnh người chồng cùng dân tộc nhưng có cái nh́n cởi mở, tự do hơn về vấn đề b́nh quyền nam nữ.

Tác giả nắm bắt được quan điểm không tương thích của những cặp vợ chồng này không chỉ bị giới hạn bởi khoảng cách địa lư mà c̣n nằm trong vấn đề ư thức hệ.

Trong những câu chuyện mà Giáo Sư Hùng Thái Cẩm dẫn ra trong quyển sách của ḿnh, có những câu chuyện giống như trường hợp của ông Cường Nguyễn. Có những chàng Việt kiều có đời sống khá khó khăn tại Mỹ, nhưng khi về đến quê nhà, lại cố t́nh khoe mẽ, vung tiền như nước cho đáng mặt Việt kiều. Việc “giả làm chàng Việt kiều đốt tiền” chẳng chóng th́ chày, sự thật phơi bày, và người vợ cảm thấy ḿnh bị lường gạt, hụt hẫng.

Ông Minh Lư, làm công việc quét dọn cho một công ty ở Santa Ana, cũng đang dùng dằng với suy nghĩ liệu có nên tiếp tục làm hồ sơ bảo lănh vợ sang hay không. Vợ ông làm nghề hớt tóc ở Vĩnh Long. Lư do ông chần chờ phần nhiều liên quan đến vấn đề tiền bạc.

Ông kể: “Lúc mới cưới, mỗi tháng tôi gửi về cho cổ $300 để tiêu xài. Khi cổ có bầu, tôi ráng chắt mót gửi $400. Rồi cổ nói không đủ, phải tăng lên thành $500 mỗi tháng.”

Điều ông Minh lo là “chỉ thấy cô ta ṿi tiền mà không quan tâm xem tôi sống như thế nào, lương tôi phải chi tiêu ra sao th́ liệu khi sang đây, cổ có chấp nhận được cuộc sống này, cùng tôi đồng cam cộng khổ hay không?”

“Vậy ngay từ đầu ông có nói công việc ông đang làm và thu nhập của ông cho vợ ông biết không?” Phóng viên Người Việt hỏi.

“Không.” Người đàn ông trả lời cụt lủn.


Ngọc Lan/Người Việt
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	137074-HonNhan-1-400.jpg
Views:	12
Size:	64.3 KB
ID:	317195
Old 09-15-2011   #6
username
R2 Kiếm Khách
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 71
Thanks: 5
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 18
username Reputation Uy Tín Level 1
Default

cac bac ve vn lay vo da so la tre deppp ,nen biet vo tre deppp thi nguoi dan ong can phai co 1 trong 2 yeu to thi moi giu duoc vo tre deppp. 1 khong dep trai,khong tien tai(nhung gioi ve xxx thi vo nuoi suot doi).2 co tien co tai( thi nuoi vo suottt doi)
username_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:41.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10586 seconds with 13 queries