Quân đội Mỹ t́m 'kế hoạch B' tại Nam Phi sau khi rút khỏi Niger
Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đă có chuyến thăm hiếm hoi đến châu Phi để thảo luận các biện pháp nhằm giữ một phần sự hiện diện của Mỹ tại Tây Phi sau khi quân đội nước này rút khỏi Niger.Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Charles Q. Brown trước khi hạ cánh xuống Botswana ngày 24/6 chia sẻ với các phóng viên tháp tùng rằng ông sẽ thảo luận với một số đối tác trong khu vực.
Tướng Charles Q. Brown nêu rơ: “Tôi đă thấy cơ hội. Có những quốc gia chúng tôi từng cộng tác tại Tây Phi”.
Tướng Brown bổ sung rằng việc xây dựng những mối quan hệ này giúp Mỹ có cơ hội để bố trí lực lượng ở Niger đến một số địa điểm khác, nhưng từ chối nêu rơ những quốc gia đang trong tầm ngắm.
Một số chuyên gia cho rằng quân đội Mỹ sẽ khó có thể sớm tái tạo dấu ấn chống khủng bố như tại Niger. Đặc biệt, việc Mỹ rút quân khỏi Niger đồng nghĩa với chia tay với căn cứ Không quân 201 Mỹ đă xây gần Agadez ở miền Trung quốc gia Tây Phi này với chi phí trên 100 triệu USD.
Căn cứ này từng đóng vai tṛ then chốt trong cuộc chiến chung của Mỹ và Niger chống lại lực lượng nổi dậy.
Bối cảnh chính trị thay đổi tại Tây và Trung Phi đang là vấn đề nan giải đối với Mỹ. Chỉ trong ṿng 4 năm qua, khu vực này có đến 8 cuộc đảo chính, bao gồm đảo chính tại Niger, Burkina Faso và Mali. Lănh đạo của những quốc gia này không mặn mà hợp tác với các nước phương Tây.Bà Catherine Nzuki tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) phân tích: “Mỹ có các đối tác vững chắc ở khu vực. Nhưng hiện nay Mỹ phải rút quân khỏi Niger và tôi cho rằng câu hỏi chính trị mà Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đang tự băn khoăn là: Liệu chúng ta có đang mất các đồng minh trong khu vực? Chúng ta đang không theo kịp những thay đổi diễn ra quá nhanh?”.
Thời hạn chót để Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Niger là vào ngày 15/9. Hiện tại có khoảng 600 binh sĩ Mỹ vẫn đồn trú ở căn cứ Không quân 101. Trong khi đó, quân đội Nga cũng đă đến và hoạt động tại căn cứ này. Căn cứ Không quân 101 nằm đối diện sân bay quốc tế Diori Hamani ở thủ đô Niamey của Niger.
Vào tháng 3, chính quyền quân sự Niger thông báo sẽ chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ tại Niger trong gần một thập kỷ tập trung vào các hoạt động chống khủng bố, bao gồm huấn luyện quân đội Niger và hỗ trợ các chiến dịch quân sự chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Jama'at Nusrat al-Islam wal Muslimeen, một nhánh của tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính quân sự ở Niger vào tháng 7/2023. Sau sự kiện này, Niger cũng đă yêu cầu lực lượng Pháp rời đi và chuyển hướng hợp tác với Nga.
|