Mâu thuẫn giữa người theo chủ nghĩa thực dụng và các nhà tư tưởng trong giới lănh đạo Taliban gia tăng sau khi chính phủ lâm thời được thành lập.
Tin đồn về sự chia rẽ trong giới lănh đạo Taliban ngày càng rộ lên sau khi BBC dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao Taliban cho biết xảy ra ẩu đả giữa hai phe trong dinh tổng thống Afghanistan cuối tuần qua v́ tranh căi ai có công đánh đuổi quân đội Mỹ. Các bên cũng tranh căi việc ai đảm nhận vai tṛ nào trong nội các chính phủ lâm thời.
Người đồng sáng lập kiêm Phó thủ tướng lâm thời Taliban Abdul Ghani Baradar tham dự hội nghị ḥa b́nh Afghanistan ở Moskva, Nga hồi đầu năm nay. Ảnh: Anadolu Agency.
Dẫn đầu một bên ẩu đả là người đồng sáng lập kiêm phó thủ tướng lâm thời Abdul Ghani Baradar, trong khi phía bên kia là Khalil ur-Rahman Haqqani, Bộ trưởng Vấn đề Người tị nạn. Các nguồn tin khẳng định ẩu đả xảy ra v́ Baradar không hài ḷng với cơ cấu chính phủ lâm thời.
Baradar cho rằng những nỗ lực ngoại giao nhằm tiếp quản Afghanistan, như nỗ lực do ông thực hiện, hiệu quả hơn sử dụng vũ lực quân sự. Haqqani và những người cùng phe không đồng t́nh quan điểm này. Hai thủ lĩnh tranh căi gay gắt, trong khi những người ủng hộ họ lao vào đánh nhau.
Có nhiều tin đồn cho rằng nội bộ Taliban đang chia rẽ v́ cạnh tranh quyền lực giữa các chỉ huy quân sự Mạng lưới Haqqani (nhánh vũ trang quan trọng trong Taliban) vốn bị Mỹ xem là nhóm khủng bố, và các lănh đạo văn pḥng chính trị ở Doha, như Baradar, người dẫn đầu nỗ lực ngoại giao để đạt thỏa thuận với Mỹ. Baradar cũng được cho là muốn đưa người từ các cộng đồng thiểu số vào chính phủ, trong khi Haqqani không muốn chia sẻ quyền lực với bất kỳ ai.
Ngay sau khi Taliban tiếp quản Kabul, Baradar là quan chức cấp cao đầu tiên đề xuất khả năng thành lập chính phủ gồm nhiều thành phần, nhưng nội các được công bố tuần trước chỉ có các thành viên Taliban và cũng không có phụ nữ. Baradar ban đầu được cho là thủ tướng lâm thời, nhưng cuối cùng trở thành phó thủ tướng.
Một dấu hiệu nữa cho thấy những người theo phe cứng rắn thắng thế là lá cờ trắng của Taliban được kéo lên trên dinh tổng thống, thay cho quốc kỳ Afghanistan. Một quan chức giấu tên của Taliban cho biết giới lănh đạo chưa ra quyết định cuối cùng về lá cờ, nhiều người đang nghiêng về quan điểm treo cả hai cờ cạnh nhau.
Hai nguồn thạo tin cho biết một bộ trưởng đùa sẽ từ chối chức vụ, chọc giận toàn bộ chính phủ lâm thời.
Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid phủ nhận những rạn nứt trong giới lănh đạo, trong khi Ngoại trưởng lâm thời Amir Khan Mutaqi nói những thông tin trên chỉ nhằm bôi nhọ h́nh ảnh của họ.
Baradar đă vắng mặt đáng kể trong các công việc chính của chính phủ, gồm không xuất hiện tại dinh tổng thống đầu tuần này để tiếp Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Abdur Rahman Al-Thani. Sự vắng mặt của Baradar gây bất ngờ v́ Qatar tiếp đón ông suốt nhiều năm với tư cách người đứng đầu văn pḥng chính trị của Taliban ở Doha.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn hôm 15/9, Baradar cho biết ông không tham gia v́ không biết về chuyến thăm của Phó thủ tướng Qatar tới Kabul. "Tôi đă rời đi và không thể quay lại", Baradar nói.
Một số quan chức, người Afghanistan quen biết và có liên hệ với Baradar trước đó nói rằng ông đang ở thủ phủ tỉnh Kandahar, tây nam Afghanistan để gặp thủ lĩnh tối cao Haibatullah Akhunzada. Một quan chức khác nói Baradar về thăm gia đ́nh mà ông đă không gặp suốt 20 năm.
Các nhà phân tích cho rằng xích mích hiện nay có thể không trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Taliban.
"Chúng tôi nhận thấy trong nhiều năm qua rằng bất chấp mâu thuẫn, Taliban chủ yếu vẫn là tổ chức gắn kết và các quyết định lớn không bị cản trở nghiêm trọng", Michael Kugelman, phó giám đốc chương tŕnh châu Á tại Trung tâm Wilson có trụ sở tại Washington, cho biết.
"Tôi nghĩ bất đồng nội bộ hiện tại có thể được xử lư. Tuy nhiên, Taliban vẫn sẽ chịu rất nhiều áp lực khi cố gắng củng cố quyền lực, được quốc tế công nhận và giải quyết những thách thức chính sách lớn. Nếu những nỗ lực này không thành công, Taliban có thể chứng kiến những cuộc đấu đá nội bộ ngày càng nghiêm trọng hơn", Kugelman nhấn mạnh.
Tuy nhiên, sự chia rẽ của Taliban hiện nay sẽ khó giải quyết hơn nếu không có các quy định cứng rắn của người sáng lập Mohammad Omar. Khi c̣n lănh đạo, Omar luôn yêu cầu ḷng trung thành tuyệt đối của các thành viên.
VietBF@sưu tập