Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết riềng là loại củ quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đ́nh. Trong nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long năo, chủ yếu có xineola và metylxinnamat.
Ở dạng tươi sống, riềng có mùi hương gần giống như gừng, nhưng không cay nồng như gừng. Riềng c̣n là vị thuốc phổ biến thường dùng trong dân gian, sau khi đă loại bỏ phần rễ, lá, thân của cây th́ được rửa sạch, cắt lát phơi khô.
Một số nơi, người ta c̣n dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.
Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Những dưỡng chất này đóng một vai tṛ quan trọng trong việc duy tŕ sự khỏe mạnh cho cơ thể.
Riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm, nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo.
Bên cạnh đó, riềng c̣n có tác dụng hạ cholesterol và triglyceride trong máu. Các flavonoid như kaempferol, quercetin và galanin trong củ riềng giúp giảm hàm lượng cholesterol cũng như mức lipid trong máu
Nó c̣n có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mật, ruột co thắt và đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy.
Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh t́ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn. Khi kết hợp với một số thảo mộc khác như trần b́, sa nhân, đại táo, quế, nụ sim, thanh b́, bột thảo quả… cũng là những bài thuốc phổ biến trong dân gian.
|