Có khi nào chúng ta hồ nghi về bản chất con người ḿnh là thiện lương hay ác độc hay chưa? Khi chúng ta thương xót, động ḷng trắc ẩn trước cuộc sống, chúng ta thường nghĩ rằng:
"Ồ, bản chất con người ḿnh là lương thiện đấy chứ!".
Nhưng khi trong thâm tâm nổi lên một sự ham muốn không chính danh, chúng ta lại cảm thấy sợ hăi với chính sự ác độc trong con người chúng ta. Rốt cuộc bản chất con người chúng ta là ǵ, sẽ thật là may mắn nếu nó là thiện lương, nhưng cũng không khỏi sẽ day dứt khi nó là ác độc.
Mạnh Tử và Tuân Tử là hai học tṛ nổi tiếng của Khổng Tử, đại diện cho hai trường phái đối nghịch nhau khi luận bàn về bản chất con người. Mạnh Tử khẳng định:
"Bản chất con người là thiện lương", c̣n Tuân Tử lại bảo vệ cho quan điểm:
"Con người tự bản tính là tà ác".
Hăy cùng khám phá xem h́nh ảnh của chúng ta ở đâu trong hai trường phái này.
(Ảnh minh họa)
Mạnh Tử nhấn mạnh rằng, bản chất con người bẩm sinh vốn là thiện lành. Con người có một tặng phẩm do Trời ban cho, đó là cái tâm biết suy nghĩ và thương xót, điều này đặt con người tách biệt với hàng thú vật:
"Việc của tâm là biết suy nghĩ, biết suy nghĩ th́ biết được đạo lư, không biết suy nghĩ th́ không biết được đạo lư". Từ đó, Mạnh Tử xây dựng nên
"học thuyết tứ đoan" (bốn đầu mối), ứng với bốn đặc điểm của cái tâm suy nghĩ và thương xót, bao gồm:
ḷng thương xót (trắc ẩn), ḷng thẹn và ghét (tu ố), ḷng nhún nhường (tứ nhượng) và ḷng biết trái phải (thị phi).
Tứ đoan này đưa đến bốn đức hạnh:
- ḷng thương xót là đầu mối của Nhân,
- ḷng thẹn và ghét là đầu mối của Nghĩa,
- ḷng từ bỏ và nhún nhường là đầu mối của Lễ,
- ḷng phải trái là đầu mối của Trí.
Nhưng Mạnh Tử cũng thừa nhận rằng con người là những sinh vật có ḷng ham muốn. Những ham muốn ích kỷ này đe dọa bốn hạt giống của bản chất đạo đức bậc cao của con người. Cái tâm suy nghĩ được Trời ban tặng kia v́ thế cũng trở nên mỏng manh và có thể bị đánh mất bất cứ lúc nào nếu không có sự tu dưỡng, chăm sóc. Đáng tiếc là trường hợp này lại thường xảy ra. Không phải Trời sinh ra cho mỗi người cái tài chất khác nhau, tài chất khác nhau là v́ tâm con người bị ḱm hăm khác nhau mà thôi.
Đối nghịch mạnh mẽ nhất với Mạnh Tử chính là Tuân Tử với tư tưởng:
"Bản chất con người là tà ác, không phải thiện lương". Ông chủ trương rằng,
thế giới nội tâm của chúng ta được chế ngự bởi những xung lực của ham muốn, sự thúc bách của bản năng sinh lư không có giới hạn. Lẽ tự nhiên đă cho con người những sự ham muốn vô giới hạn trong một thế giới mà tài nguyên có giới hạn. Ông cũng đưa ra học thuyết đối nghịch với
"học thuyết tứ đoan" của Mạnh Tử, đó là
"học thuyết bốn khuynh hướng" bao gồm:
lợi ích, ghen tỵ, thù hằn, và ham muốn.
Nếu để trong trạng thái tự nhiên của chúng, bốn khuynh hướng này sẽ dấy lên bốn điều ác là:
xung đột, bạo lực, tội phạm và phóng đăng. Đối với Tuân Tử, con người từ bẩm sinh giống như một tấm ván cong vẹo.
Thiện ác phân tranh khó đi đến hồi kết, v́ ai cũng có những lư lẽ của riêng ḿnh. Tuy nhiên, mặc dù tương khắc nhau nhưng cả Tuân Tử và Mạnh Tử đều nhất trí lạc quan về khả năng hoàn thiện của con người.
Sau lời nhận định về tấm ván cong, Tuân Tử viết tiếp:
"Bởi bản chất con người là ác, nên con người phải nhờ vào sức mạnh chỉ bảo của các hiền nhân và sức mạnh chuyển đổi của các nguyên lư lễ nghĩa, chỉ như thế con người mới thể hiện được trật tự phù hợp với tính thiện".
Hóa ra, yếu tố then chốt không phải là phân định rạch ṛi bản chất con người là thiện hay ác, mà
cách hành xử của chúng ta mới quyết định liệu ḿnh là tấm ván cong vẹo "đầy tà ư" hay là tấm ván thẳng "thiện lương".