BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết, đinh lăng c̣n tên gọi khác là cây gỏi cá v́ người dân thường lấy lá để ăn gỏi cá. Đinh lăng được trồng phổ biến làm cảnh khắp nước ta.
"Trước đây người dân không dùng đinh lăng làm thuốc, gần đây do nghiên cứu tác dụng mới bắt đầu được dùng, thường đào rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô", bác sĩ Vũ nói.
Trong đinh lăng có các alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các axit amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những axit amin không thể thay thế được.
Năm 1961, các khoa dược lư, dược liệu và giải phẫu bệnh lư Viện Y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng. Thực nghiệm trên người cho thấy, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong lúc tập luyện.
"Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dược lư, Viện Y học quân sự Việt Nam năm 1964 cho thí nghiệm trên người, thấy với liều 0,23 đến 0,5g bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ độ có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu trong pḥng thí nghiệm", bác sĩ Vũ nói.
Trong nhân dân, ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi dùng chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng.
Bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng
Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: Đinh lăng dùng rễ phơi khô, thái mỏng 0,5og, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ đinh lăng 30-40g, thêm 500ml nước sắc c̣n 250ml. Uống nóng, uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy b́nh thường.
Chữa vết thương: Giă nát lá đinh lăng đắp lên.
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá tươi giă nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau
Pḥng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ư dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhăn, cám nếp, mỗi vị 12g, trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ư dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia b́, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: Lá đinh lăng khô 10gr sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.
Ho suyễn lâu năm: Lấy rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, tang bạch b́, nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8gr, xương bồ 6gr, gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc c̣n 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc c̣n nóng.
Lưu ư: Dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Tất cả bài thuốc chỉ mang tính tham khảo, khi có bệnh chúng ta nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn sử dụng đinh lăng đúng cách, tránh gây hại cho sức khỏe.
|
|