Sau khi vượt qua cửa tử, trở về gia đ́nh, người phụ nữ nhiệt t́nh tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Chị Thúy đến lớp học may miễn phí của chị Lại Thị Quỳ với hy vọng có thêm nghề để tạo thu nhập. Ảnh: Hà Nguyễn
“Cô 0 đồng”
Một buổi chiều mát mẻ, chị Trần Thanh Thúy (45 tuổi, huyện B́nh Chánh, TPHCM) cùng con đến nhà chị Lại Thị Quỳ (SN 1984, huyện B́nh Chánh) học may. Trước đây, chị Thúy làm nghề buôn bán nhỏ.
Sau dịch, công việc kinh doanh ế ẩm, chị quyết định t́m công việc mới để có thêm thu nhập. Biết chị Quỳ dạy may miễn phí, chị t́m đến học với hy vọng có thể học thêm nghề mới.
Chị Thúy cho biết, chị Quỳ không chỉ dạy may miễn phí từ nhiều năm trước mà c̣n tổ chức, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện tại địa phương. Chị hoạt động sôi nổi đến mức được người dân nơi đây đặt biệt danh “Cô 0 đồng”.
Chị Quỳ quê ở Đồng Nai. Chị đến huyện B́nh Chánh làm công nhân từ 13 năm trước. Sau khi có con nhỏ, chị không có thời gian tăng ca nên thu nhập giảm. Chị nghỉ việc, mua chiếc máy may rồi lên mạng tự học.
Sau khi trở về từ cửa tử, chị Quỳ dạy may miễn phí. Ảnh: Hà Nguyễn
Sau một thời gian mày ṃ, chị có thể may được những loại trang phục cơ bản. Chị nhận quần áo về may gia công, thiết kế, may trang phục, thời trang bán để tạo thu nhập.
Chị chia sẻ: “Rồi đại dịch ập đến, tôi nhiễm bệnh. Vốn là người có sức khỏe yếu, tôi nhập viện trong t́nh trạng nguy kịch, phải thở oxy, đông máu. T́nh trạng của tôi lúc đó xấu đến nỗi các bác sĩ đă thông báo cho gia đ́nh chuẩn bị tinh thần đón tin xấu nhất. Tuy nhiên, tôi đă vượt qua.
Trở về, tôi nghĩ phải làm điều ǵ đó cho cuộc sống của ḿnh và những người xung quanh tốt đẹp hơn”.
Về nhà, chị nhận thấy nhiều đứa trẻ mất cha mẹ, người thân, nhiều gia đ́nh mất đi trụ cột,… Chị quyết định t́m cách hỗ trợ họ trong khả năng.
Đối với trẻ em, chị Quỳ liên hệ, nhờ các giáo viên là bạn bè của ḿnh đến nhà, mở lớp học 0 đồng vào mỗi chiều thứ Bảy, Chủ nhật. Không chỉ thế, chị vận động, xin mạnh thường quân tài trợ cho các em sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập, xe đạp, quần áo 0 đồng.
Đối với gia đ́nh khó khăn, người già neo đơn, khuyết tật,... chị hỗ trợ gạo, thực phẩm, xe lăn. 9 - 10 lần mỗi tháng, chị tham gia, hỗ trợ bếp cơm từ thiện của Hội liên hiệp Phụ nữ xă Phạm Văn Hai (huyện B́nh Chánh) nấu, phát 400 - 800 hộp cơm cho người cần.
Mỗi sáng thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, chị đặt trước tiệm may của ḿnh tủ bánh ḿ 0 đồng với mục đích hỗ trợ bữa sáng cho người khó khăn. Thấy việc làm của chị có ư nghĩa, nhiều người ủng hộ, chung tay bằng cách mua bánh ḿ, bỏ thêm vào tủ.
Chị tâm sự: “Lúc trước, tôi sống khép kín. Nhưng bây giờ, đi đến đâu tôi cũng được trẻ nhỏ, người lớn trong xóm chào, gọi là 'cô 0 đồng'. Các cụ già từng được tôi hỗ trợ dù về quê hay đi nơi khác cũng gọi điện, hỏi thăm 'cô 0 đồng'. Những điều đó khiến tôi rất vui, hạnh phúc”.
Tạo sinh kế
Sau đại dịch, khu vực chị Quỳ sinh sống có nhiều phụ nữ thất nghiệp, sức khỏe giảm sút, không thể lao động nặng nhọc. Ngoài ra, một số nữ công nhân có con nhỏ, gặp khó khăn trong việc đến công ty làm việc, tăng ca.
Thấy nghề may phù hợp với người không có sức khỏe tốt, chủ động được thời gian, chị Quỳ quyết định dạy may miễn phí cho người cần. Mỗi ngày, chị đều nhận dạy nghề miễn phí tại tiệm may nhỏ của gia đ́nh.
Trong lúc dạy nghề, chị Quỳ không thu bất cứ chi phí nào. Chị hỗ trợ người học cho đến khi họ có thể tự ḿnh cắt, may. Sau khi ra nghề, người học có thể tự mở tiệm may hoặc nhận đồ về may gia công.
Hoạt động dạy nghề may miễn phí của chị Quỳ thu hút nhiều phụ nữ tại địa phương đến học. Thậm chí một số đàn ông, thanh niên ở các quận, huyện khác cũng đến học nghề.
Bà Lê Thị Ngọc B́nh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xă Phạm Văn Hai, huyện B́nh Chánh cho biết: “Không chỉ dạy may miễn phí, chị Quỳ c̣n tạo công ăn việc làm cho người đến học với ḿnh.
Sau khi người học biết cắt, may, chị giới thiệu hoặc nhận quần áo về cho họ may gia công, tạo thu nhập. Thấy việc làm của chị có ích, Hội Phụ nữ xă Phạm Văn Hai hỗ trợ máy may cho những người đến học với chị".
"Sau khi có máy may, học nghề xong, các chị em này nhận quần áo về may gia công. Thậm chí có người tự thiết kế, cắt, may rồi đem sản phẩm của ḿnh ra chợ bỏ sỉ cho các cửa hàng kinh doanh quần áo.
Hoạt động dạy may miễn phí của chị Quỳ đem lại việc làm cho người thất nghiệp, giải quyết được nhu cầu làm việc ở nhà để có thời gian chăm sóc con nhỏ, gia đ́nh của một số chị em phụ nữ”, bà B́nh nói thêm.
Cách đây ít năm, chị Quỳ nhận thấy phụ nữ xung quanh có nhu cầu làm đẹp, thích áo dài nhưng không có điều kiện đặt may, mua. Chị quyết định mở tiệm áo dài 0 đồng để ai cũng có thể làm đẹp, thỏa đam mê mặc áo dài.
Ngoài việc tự may, chị vận động bạn bè, giáo viên, người có ḷng hảo tâm quyên tặng áo dài cũ, không sử dụng. Sau khi nhận, chị giặt ủi, sửa lại rồi tặng cho người cần.
Mỗi ngày, cửa tiệm có nhiều phụ nữ đến thử, nhận áo dài miễn phí. Khi đến nhận áo dài, nhiều người c̣n được chị tư vấn cách mặc đẹp, cách chọn trang phục phù hợp với ḿnh.
Chị Quỳ chia sẻ: “Sau 4 năm tham gia các công tác thiện nguyện, tôi không thấy ḿnh mất ǵ cả. Ngược lại, tôi thấy ḿnh nhận 'được' rất nhiều.
Đầu tiên là các bé khó khăn ở khu vực tôi sinh sống biết đọc, biết viết. Các bé cũng ngoan hơn, có quần áo lành lặn hơn để mặc. Nhiều chị em phụ nữ trước đây thất nghiệp nay có việc làm, có thu nhập.
Những kết quả ấy giúp tôi có thêm động lực để tiếp tục các hoạt động thiện nguyện của ḿnh. Tôi chưa bao giờ có ư định dừng các hoạt động thiện nguyện của ḿnh, đặc biệt là việc dạy may miễn phí.
Chừng nào c̣n sức lực, c̣n có người cần học nghề, tôi vẫn sẽ dạy nghề miễn phí. Bởi tôi luôn nghĩ ḿnh cứ bỏ ra công sức làm điều tích cực cho cộng đồng. Khi thấy sự cố gắng của ḿnh, mọi người sẽ tin tưởng, ủng hộ, chung tay".