Ivan Tavrin đă thực hiện hàng loạt thương vụ M&A trị giá 2,3 tỷ USD từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Chiến sự tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga đă xô đổ thành quả 30 năm hợp tác kinh tế của Moskva. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ Exxon Mobil đến McDonald’s đă rời nước này. Ivan Tarvin - nhà sáng lập quỹ đầu tư Kismet Capital Group - nhờ đó tận dụng cơ hội lấp chỗ trống mà các doanh nghiệp này để lại.
Trong 12 tháng qua, nhờ không bị phương Tây trừng phạt, doanh nhân 46 tuổi đă vượt qua nhiều tỷ phú đồng hương tên tuổi khác để thực hiện hàng loạt thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập). Công ty của ông đă rót ít nhất 2,3 tỷ USD vào các doanh nghiệp công nghệ. Trong đó có website rao vặt Avito và nền tảng tuyển dụng online HeadHunter Group có cổ đông là Goldman Sachs.
"Trong ngắn hạn, chắc chắn có làn sóng Nga hóa khi doanh nghiệp Nga thế chân phương Tây", Liana Semchuk – nhà phân tích tại hăng tư vấn Anh Sibylline cho biết. Tuy nhiên, ông cũng nhận định không có nhiều dấu hiệu cho thấy các doanh nhân Nga sẽ lấy lại được mức tài sản và sự tự do như họ từng có trước chiến sự.
Ivan Tavrin - nhà sáng lập quỹ đầu tư Kismet Capital Group. Ảnh: Bloomberg
Tavrin gây dựng h́nh ảnh là một doanh nhân, một nhà quản lư hơn là một người quyền lực. V́ thế, ông không phải là mục tiêu trừng phạt của phương Tây.
Tháng 10 năm ngoái, Kismet Capital Group của ông chi 151 tỷ ruble (2,1 tỷ USD) mua Avito. Thương vụ này được hỗ trợ vốn bởi Rosselkhozbank - một ngân hàng quốc doanh hiện chịu sự trừng phạt của cả Mỹ và EU.
Bộ Tài chính Mỹ cấm ngân hàng này huy động vốn dài hạn. Tuy nhiên, Rosselkhozban cũng không bị đưa vào danh sách trừng phạt nghiêm ngặt hơn, do có vai tṛ chủ chốt trong việc hỗ trợ xuất khẩu lương thực.
Tavrin cũng mua 23% cổ phần HeadHunter Group tháng trước với giá 147 triệu USD. Kismet Capital Group c̣n mua Russian Towers - một công ty điều hành hạ tầng di động - hồi tháng 1/2022, ngay trước khi xung đột nổ ra.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết ông cũng từng tham gia đấu giá mua các nhà hàng của McDonald’s ở Nga và mảng gọi xe của Yandex, nhưng không thành công.
Tavrin từng đầu tư vào viễn thông, truyền thông, quảng cáo. Ông khá thân thiết với người giàu thứ 5 tại Nga - Alisher Usmanov. Tavrin hợp tác với Usmanov trong một số thương vụ kể từ năm 2009 và từng làm CEO hăng viễn thông của Usmanov - MegaFon. Usmanov hiện nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ, châu Âu và Anh.
Năm 2020 và 2021, Tavrin từng huy động được 768 triệu USD nhờ 3 công ty b́nh phong. Một trong số đó sau này đă sáp nhập với hăng game Nexter Global.
Tavrin không phải là doanh nhân duy nhất tại Nga tích cực làm M&A. Nhưng số thương vụ của những người khác ít hơn, do Nga giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại với nhiều loại tài sản. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều người bị đưa vào danh sách trừng phạt.
Vladimir Potanin - người giàu nhất Nga - đă mua Rosbank từ Societe Generale và cổ phần trong TCS Group Holding từ nhà sáng lập Oleg Tinkov. Tinkov cho biết ông bị buộc bán số cổ phần này sau khi lên tiếng chỉ trích chiến sự.
Alexander Govor th́ mua lại chuỗi cửa hàng của McDonald’s hồi tháng 5/2022. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng kư sắc lệnh chuyển cổ phần của đại gia dầu khí Exxon (Mỹ) tại nước này cho một nhóm doanh nghiệp, trong đó có Rosneft.
Hiện tại, chiến sự Nga – Ukraine đă diễn ra gần một năm. Mỹ và các đồng minh vẫn tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, đồng thời tăng tốc trừng phạt Nga, khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp cân nhắc lại sự hiện diện tại Moskva.
Volkswagen đă ngừng sản xuất tại nhà máy ở Nga sau khi xung đột nổ ra. Sistema của tỷ phú Nga Vladimir Evtushenkov đang đàm phán với hăng xe Đức để mua nhà máy tại Kaluga của hăng này, Kommersant cho biết hôm 6/2.
"Các nhà đầu tư Nga đang chịu sức ép chính trị về việc phải mua tài sản từ các nhà đầu tư phương Tây rời đi. Nhưng chính họ cũng nh́n thấy đây là cơ hội mua tài sản giá rẻ", Chris Weafer – CEO Macro-Advisory kết luận.