Theo như Iran mới đây khẳng định là lần đầu tiên quyết định một cuộc tấn công rầm rộ oanh kích Israel để trả đũa vụ oanh kích vào lănh sự quán Iran ở Damas, Syria, cuộc oanh kích này của Iran được coi là gây nhiều lợi bất cập hại với chế độ Hồi giáo.
Một mô h́nh tên lửa tại một cuộc biểu dương lực lượng của chế độ Hồi Iran, sau cuộc tấn công Israel ngày 13/04/2024, Teheran, ngày 15/04/2024. via REUTERS - Majid Asgaripour
Tối ngày 13/04/2024, Iran ồ ạt oanh kích Israel với gần 300 drone và tên lửa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Teheran trực tiếp tấn công lănh thổ Israel. Với cuộc tấn công rầm rộ, mà Iran khẳng định là để trả đũa vụ oanh kích vào lănh sự quán Iran ở Damas, Syria, Teheran được lợi những ǵ và phải gánh chịu các thiệt hại, rủi ro nào ?
Sau đây là tóm lược một số nhận định với đài Bỉ RTBF, của nhà chính trị học Jonathan Piron, chuyên gia về Trung Đông và Iran, thành viên Nhóm Nghiên cứu và Thông tin về Ḥa b́nh và An ninh (GRIP). Các nhận định được đưa ra ngay sau cuộc oanh kích chưa từng có.
Phản ứng mạnh, nhưng chừng mực: Iran khẳng định không ở thế yếu
Nhà chính trị học Jonathan Piron ghi nhận trước hết về tính chất chừng mực của cuộc tấn công tuy có quy mô lớn gây ấn tượng mạnh, nhưng trên thực tế chế độ Teheran ‘‘đă không có lựa chọn nào khác hơn là buộc phải trả đũa, và trả đũa khá mạnh’’ để đáp lại việc Israel ‘‘vượt qua lằn ranh đỏ’’. Ngay sau cuộc tấn công này, Teheran đă khẳng định là vụ việc đă khép lại, và đối với Iran, cuộc oanh kích quy mô này chỉ để đáp trả hành động của Israel ngày 01/04/2024.
Teheran không thể không có một phản ứng được coi là mạnh mẽ. Cuộc tấn công này có ư nghĩa đối ngoại cũng như đối nội với chế độ Hồi giáo. Iran muốn chuyển thông điệp cùng lúc đến nhiều thế lực bên ngoài, bao gồm Israel, Hoa Kỳ, cũng như các lực lượng đồng minh với Teheran tại Trung Cận Đông : Đó là quốc gia này không ở thế yếu trong tương quan lực lượng với Israel, sau vụ lănh sự quán ở Syria bị tấn công. Cuộc oanh kích cũng cho thấy là riêng một ḿnh Iran có thể tiến hành một cuộc tấn công có tổ chức, với các phương tiện hùng hậu, trên quy mô toàn bộ khu vực vùng Trung Đông. Trong thời gian cuộc oanh kích này, hàng loạt không phận tại khu vực đă phải đóng cửa, cho thấy rơ nhà nước Hồi giáo có khả năng nâng cấp ‘‘mức độ răn đe ở quy mô chưa từng có’’.
Với trong nước, chế độ Hồi giáo cũng muốn chứng minh cho dân chúng thấy là ‘‘họ có khả năng tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn’’. Cuộc oanh kích hôm 13/04 diễn ra ngay sau một đợt tuyên truyền mạnh mẽ báo trước sẽ tấn công Israel.
Thất bại quân sự: 99% drone, tên lửa bị chặn...
Đâu là những thiệt hại, rủi ro với Iran khi tiến hành cuộc tấn công chưa từng có này nhắm vào Israel? Cho đến nay, các cuộc tấn công nhắm vào Israel đều được Teheran tiến hành thông qua các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực, đặt biệt là tổ chức Hezbollah, và nhiều nhóm vũ trang khác trong khu vực, trong đó không thể không kể đến tổ chức Hamas Palestine. Với cuộc oanh kích ngày 13/04, Iran lần đầu tiên buộc phải ‘‘lộ mặt’’.
Cho dù c̣n có hàng loạt yếu tố liên quan đến cuộc oanh kích chưa từng có này c̣n cần tiếp tục được giải mă, nhưng rơ ràng là xét về mặt quân sự, Iran đă thất bại, khi có đến 99% số drone và hỏa tiễn bị đánh chặn, với hệ thống pḥng không được mệnh danh là ‘‘mái ṿm sắt’’ của Israel, cũng như hỗ trợ từ phía các đồng minh, nhất là trên bầu trời Jordanie, quốc gia láng giềng của Israel. Nếu xem xét kỹ lưỡng hơn, có thể thấy các vũ khí của Iran tỏ ra không mấy hiệu quả. Có đến 50% số tên lửa của Iran đă bị rớt trên đường bay hoặc trong lúc cất cánh. Nếu coi các tên lửa đạn đạo là một trong các yếu tố chủ chốt của hệ thống vũ khí răn đe của Teheran, th́ cuộc tấn công vừa qua cho thấy rơ ‘‘những điểm yếu lớn’’ của quân đội Iran.
Viễn cảnh Israel thoát thế cô lập, Iran mất đối tác
Ngoài khía cạnh quân sự nói trên, cuộc oanh kích của Iran được coi là gây nhiều lợi bất cập hại với chế độ Hồi giáo. Trước cuộc tấn công này, Israel vốn đang bị cô lập trên trường quốc tế, sau 6 tháng chiến tranh chống tổ chức Hamas tại dải Gaza, cuộc chiến giết hại hàng chục ngh́n thường dân, gây bao thảm họa nhân đạo tại các vùng đất của người Palestine, gây phẫn nộ không chỉ trong thế giới Ả Rập. Chuyên gia Jonathan Piron nhấn mạnh, về một mặt nào đó, với cuộc oanh kích rầm rộ ngày 13/04 của Teheran, Israel đă phần nào thoát khỏi thế cô lập, và Jerusalem sẽ t́m cách có các hành động nhằm thoát khỏi t́nh thế bất lợi này.
Với cuộc tấn công trực tiếp nói trên của Iran vào Israel, và cuộc chiến của Israel chống Hamas tại dải Gaza có nguy cơ trở thành ‘‘vấn đề thứ yếu’’, ít c̣n được cộng đồng quốc tế chú ư hơn. Nếu điều này xảy ra, th́ đây sẽ là điểm cộng cho Israel, tuy nhiên, chuyên gia Jonathan Piron cũng lưu ư là điều này cũng phụ thuộc nhiều vào phản ứng của Israel với Iran trong những ngày tới, những tuần tới.
Chủ thuyết ''kiên nhẫn chiến lược'' của Iran và ''thế cân bằng'' mong manh mới
Để đánh giá được sát những điều được, điều mất của Iran với quyết định lần đầu tiên oanh kích lănh thổ Israel, chuyên gia Nhóm Nghiên cứu và Thông tin về Ḥa b́nh và An ninh Bỉ (GRIP) lưu ư đến quan điểm ẩn đằng sau chủ thuyết ‘‘kiên nhẫn chiến lược’’ của chế độ Hồi giáo. Cụ thể là chiến lược làm suy yếu dần ṃn Israel và đồng minh Hoa Kỳ, mà không cần đụng độ trực tiếp, tức thông qua các lực lượng ủy nhiệm, các con cờ của chế độ Teheran trong khu vực, bên cạnh đó là việc Iran cố gắng duy tŕ các quan hệ vốn có, hoặc đang được cải thiện, với nhiều quốc gia Hồi giáo trong khu vực, đặc biệt là Ả Rập Xê Út.
Với cuộc oanh kích này, nguyên tắc gọi là ‘‘kiên nhẫn chiến lược’’ của Iran bị suy yếu, thậm chí có nguy cơ thất bại, cụ thể như dự án mở lại không phận với Jordanie, quốc gia láng giềng với Israel, nơi tên lửa Iran vừa bay qua. Theo chuyên gia Jonathan Piron, những cái được, cái mất của Iran liên quan đến nguyên tắc “kiên nhẫn chiến lược’’ này c̣n cần phải theo dơi kỹ trong thời gian tới.
Những được mất của Iran cũng phụ thuộc nhiều vào các phản ứng của Israel và trong tương quan với Israel. Jonathan Piron nhấn mạnh tính chất tương phản cao độ trong các toan tính của hai bên. Nếu như chính quyền Israel - một chính phủ dân cử - bị đặt trước áp lực phải hành động mau chóng, để thu hoạch được các kết quả thấy rơ trong cuộc chiến chống Hamas tại dải Gaza, cũng như cuộc chiến chống nhiều lực lượng ủy nhiệm của Iran trong khu vực, th́ chế độ Iran dường như có lợi thế hơn xét về dài hạn. Với tư cách là một chế độ độc tài, Teheran không lo ngại đối mặt với thách thức thay đổi quyền lực trong nước, do bầu cử, do áp lực xă hội. Trong hiện tại, chế độ Hồi giáo dường như với cuộc tấn công trả đũa ở mức độ được coi là chừng mực này đă cố gắng xác lập một ‘‘thế ổn định’’ mong manh mới trong t́nh h́nh bất ổn nói chung.
Nguy cơ xung đột lan rộng tại khu vực gia tăng
Chuyên gia về Trung Đông Jonathan Piron đặc biệt lưu ư đến t́nh h́nh nguy hiểm hơn tại khu vực sau cuộc oanh kích của Iran, với nguy cơ gia tăng về việc xung đột lan rộng ra toàn khu vực, điều đă bắt đầu sau cuộc tấn công của Hamas vào lănh thổ Israel ngày 07/10/2023, dẫn đến chiến dịch can thiệp hơn nửa năm nay của Israel tại Gaza, và các hoạt động tấn công vào Israel cùng các đồng minh của nhà nước Do Thái tăng vọt.
T́nh h́nh nguy hiểm này buộc cộng đồng quốc tế phải gia tăng các nỗ lực ngoại giao để tránh có thêm các hành động khiêu khích mới, mà nếu xảy ra sẽ khó lường đoán căng thẳng sẽ leo thang đến mức nào. Một cuộc ‘‘tấn công bất ngờ’’ của Iran nhắm vào Israel gây tổn hại nghiêm trọng, khác hẳn với cuộc tấn công ngày 13/04, ắt sẽ dẫn đến những hệ quả rất khó dự đoán.