Lê Quư Đôn (1726–1784), một trong những danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta thời Lê Trung Hưng. Ông không chỉ là một nhà bác học đa tài mà ông c̣n được biết đến như một nhà sử học, địa lư, và văn học có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ngoài ra, ông c̣n có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực quản lư nhà nước.
Ông sinh ra trong một gia đ́nh Nho học, bố là ông Lê Phú Thứ là quan h́nh bộ thượng thư, mẹ ông cũng xuất thân ḍng dơi khoa bảng. Quê hương sinh ra ông là làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ nay là thôn Phú Hiếu, xă Độc Lập, huyện Hưng Hà tỉnh Thái B́nh. Ngay từ nhỏ, ông đă nổi tiếng với trí thông minh vượt trội cùng với khả năng học tập xuất sắc. Ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương năm 1743, sau đó vào năm 1752, ông đạt giải Bảng nhăn trong kỳ thi Đ́nh.
Sau khi đỗ đại khoa, ông được bổ nhiệm làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở trong triều đại Lê - Trịnh. Năm Quư Dậu (1753), ông đă được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn lâm, rồi sau sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754).
Năm Bính Tư (1756), ông đă được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam và đă phát giác "6, 7 viên quan ăn hối lộ". Vào tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ Chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau đó, ông được cử đi hiệp đồng các đạoTuyên Quang, Sơn Tây, Hưng Hóa... rồi sau đó đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất.
Năm Đinh Sửu (1757), ông đă được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này ông đă viết Quần thư khảo biện. Ông cũng có những đóng góp quan trọng trong việc cải cách quản lư nhà nước và phát triển văn hóa. Đồng thời, ông là một nhà thơ và học giả nổi tiếng. Ông có hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng vẫn c̣n được lưu truyền đến ngày nay như: Đại Việt thông sử ; Kiến văn tiểu lục.
Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính vô cùng rối ren, nhân dân đói khổ,... Lê Quư Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông đă xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng đă không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Th́n, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784) và hưởng thọ 58 tuổi.
Vô cùng thương tiếc con người tài năng đức độ, chúa Trịnh Tông (tức là Trịnh Khải) đă đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho băi triều ba ngày và cử Bùi Huy Bích làm chủ lễ tang, đồng thời, cho truy tặng Lê Quư Đôn hàm Công bộ Thượng thư. Đến khi vua Lê Chiêu Thống nắm quyền chính, ông đă được gia tặng tước Dĩnh quận công.
Với những đóng góp của ḿnh, tên của ông được đặt cho nhiều trường chuyên ở Việt Nam và rất nhiều ngôi trường THPT khác như một nguồn động lực để giúp các em học sinh cố gắng, phấn đấu và noi theo tấm gương ông. Các ngôi trường này cũng đă đạt những thành tích xuất sắc trong nước và quốc tế. Ví như trường THPT Chuyên Lê Quư Đôn ở các tỉnh như Đà Nẵng, B́nh Định, Điện Biên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, Quảng Trị.
|