Ăn hoa quả trước hay sau bữa ăn? Bạn có mắc phải sai lầm về thời điểm ăn hoa quả? Ăn trái cây tốt cho sức khoẻ nhưng sai thời điểm lại phản tác dụng.
Ảnh minh họa
Trái cây rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể con người. Theo các chuyên gia, đối với người trưởng thành nên ăn từ 200g – 400g trái cây mỗi ngày.
Mặc dù trái cây có tầm quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng ăn trái cây trước hay sau bữa ăn mới tốt cho sức khỏe? Nói đến vấn đề này, chúng ta cần phải dựa theo t́nh trạng sức khỏe của cơ thể để phân tích.
Lợi ích của việc ăn trái cây trước bữa ăn
1. Đối với những người giảm cân: tốt nhất là nên ăn trái cây trước bữa ăn. Vào thời điểm này, chất fructose tương đối dễ hấp thu, dễ khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao ở một thời gian ngắn. Khi đường trong máu tăng cao sẽ khiến đại năo của chúng ta làm giảm cảm giác đói trong dạ dày, điều này có thể làm giảm tương đối lượng thức ăn nạp vào cơ thể và giúp kiểm soát cân nặng.
2, Thúc đẩy sự thèm ăn: Trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, cũng chứa một số chất phytochemical (chất hóa học thực vật), những chất này có thể giúp tiêu hóa một số loại thực phẩm khác. Trái cây có rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin tan trong nước, có tác dụng tốt đối với chức năng tiêu hóa, từ đó thúc đẩy cảm giác thèm ăn.
Lợi ích của việc ăn trái cây sau bữa ăn
1, Sau khi ăn một loại trái cây có chứa axit hữu cơ, có thể làm tăng hoạt động của các enzyme tiêu hóa, có thể đẩy nhanh quá tŕnh phân hủy chất béo, giúp tiêu hóa.
2, Ăn trái cây sau bữa ăn, trong dạ dày c̣n có những thực phẩm khác, sẽ làm giảm axit hữu cơ trong trái cây, giúp kích thích niêm mạc dạ dày.
Những người này không thể ăn trái cây một cách “tùy tiện”
Đối với những người có sức khỏe tốt, th́ không phải suy nghĩ về vấn đề ăn hoa quả trước hay sau bữa ăn, muốn ăn lúc nào cũng được. Tuy nhiên đối với những người mà thể chất có bệnh, th́ lại là một vấn đề khác, có những người không thể ăn trái cây khi bụng đói.
1, Người bị đau dạ dày
Những người có các bệnh về đường tiêu hóa hoặc thường xuyên khó chịu ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau dạ dày, đầy hơi, tiết axit dạ dày quá mức,… Vào thời điểm này, ăn trái cây chua, sau khi thành phần axit hữu cơ của trái cây được đưa vào cơ thể, dễ gây ra các mức độ kích thích khác nhau cho dạ dày, và thậm chí gây ra tổn thương nhất định cho niêm mạc dạ dày.
Đối với những người có dạ dày kém, không chỉ nên ăn trái cây sau bữa ăn mà c̣n hạn chế lượng trái cây đưa vào cơ thể. Nếu đó là loại trái cây có hàm lượng chất xơ cao, đối với những người có dạ dày yếu, mặc dù bụng đang đói hay là sau khi ăn tốt nhất là ăn ít, ví dụ như quả chanh leo. Những người bị viêm dạ dày, hay bị tiêu chảy, dưa hấu lạnh cũng nên ăn ít hoặc không ăn, bằng không sẽ làm nặng thêm các bệnh về đường tiêu hóa.
2, Bệnh tiểu đường
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ăn trái cây không những phải chọn loại quả có hàm lượng đường thấp, mà c̣n nên sắp xếp thời gian ăn trái cây giữa 2 bữa ăn, điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
3, Bụng đói
Một số loại trái cây ăn lúc bụng đói rất dễ gây kích thích đường tiêu hóa, chẳng hạn như táo gai, hồng, mận, quả mơ,… Axit tannic có trong chúng sẽ phản ứng với axit dạ dày khi ăn vào dạ dày khi dạ dày trống rỗng sẽ gây nên một số bệnh nguy hiểm.
Cuối cùng, các chuyên gia kiến nghị rằng nên ăn trái cây giữa hai bữa ăn, không chỉ tránh được t́nh trạng đau dạ dày mà c̣n có thể bổ sung tốt lượng dinh dưỡng không đủ trong bữa ăn.