Tại Nordrhein-Westfalen, bất cứ ai muốn đều có thể nhận được mũi tiêm tăng cường chỉ sau bốn tuần. Đó là sắc lệnh mới của tiểu bang. Sau khi quyết định này được công bố, các chuyên gia lập tức lên tiếng bác bỏ một cách kiên quyết.
Theo quan điểm của các nhà miễn dịch học, mũi tiêm nhắc lại chỉ sau bốn tuần sẽ có rất ít hiệu quả. Ở Nordrhein-Westfalen, mũi vaccine thứ ba chống lại coronavirus có khả năng sẽ được tiêm sau một tháng, theo một sắc lệnh của chính quyền tiểu bang. Một số chính trị gia đă kêu gọi mở rộng chiến dịch tiêm chủng theo phương án này. Hiệp hội Miễn dịch học Đức nh́n thấy vấn đề nguy hiểm ở đây: bốn tuần sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai, một số quá tŕnh miễn dịch nhất định vẫn chưa hoàn tất. Mũi tăng cường sau đó chỉ làm cho tệ hại hơn.
Giáo sư Carsten Watzl, Tổng thư kư Hiệp hội Miễn dịch học Đức đă thông báo với Thông tấn xă DPA: “Ở đây, những người làm chính trị đă trộn lẫn hai thứ, đó là hai thứ không được phép trộn lẫn với nhau”. Một là khuyến nghị của Ủy ban Tiêm chủng Thường trực cho rằng một số người cần được tiêm tăng cường sau bốn tuần. "Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, những người không phản ứng hoặc hầu như không phản ứng với hai mũi tiêm chủng đầu tiên," nhà miễn dịch học giải thích. "Mũi tiêm pḥng thứ ba không nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của họ - mà chỉ mới tạo khả năng miễn dịch."
Watzl nói: “Đối với tất cả những người khác - và đó là đại đa số dân chúng - mũi thứ ba cần thiết để đạt được sự tăng cường khả năng miễn dịch. Trong trường hợp này, điều tiên quyết là: các quy tŕnh nhất định phải hoàn tất." Các tế bào Plasma sản xuất kháng thể và tế bào T phải được h́nh thành đầy đủ, một số sẽ được chuyển đổi thành tế bào ghi nhớ, những tế bào khác sẽ di chuyển đến tủy xương. "Đây là những quy tŕnh vẫn chưa hoàn tất sau bốn tuần."
🔹Không hiệu quả
Theo quan điểm miễn dịch học, khoảng cách bốn tháng là tối thiểu, Watzl nói.
"Khi tôi tiêm pḥng lần thứ ba, cơ thể đă phát triển các tế bào phù hợp nhất với mầm bệnh - và tôi củng cố chúng một lần nữa. Điều này có nghĩa là khả năng miễn dịch tốt hơn nhiều so với việc tôi tiêm thêm một mũi sau bốn tuần." Watzl cho rằng, quyết định được đưa ra có lẽ là từ sự lo sợ biến chủng Omicron, nhưng ông không coi đó là điều thiết thực. “Bây giờ, điều thiết thực hơn là tăng thêm tỷ lệ tiêm mũi 1 và mũi 2."
Chủ tịch Hiệp hội Miễn dịch học Đức, giáo sư Christine Falk, cũng coi việc rút ngắn khoảng cách là sai lầm. "Từ quan điểm miễn dịch học, khoảng cách tiêm mũi thứ ba sau bốn tuần là quá sớm", bà Falk thông báo cho Thông tấn xă DPA. Hệ thống miễn dịch vẫn c̣n phải đạt đến “độ chín". “Đó thời điểm tối cần thiết để các kháng thể được hoàn thiện - giống như một loại rượu ngon trong giai đoạn ủ chín".
"Nếu người ta gây xáo trộn quá tŕnh này quá sớm bằng mũi tiêm thứ ba với việc sử dụng kháng nguyên, th́ nó sẽ làm rối loạn quá tŕnh ủ chín hơn là hỗ trợ." Ngoài ra, nồng độ kháng thể đạt mức cao nhất sau bốn tuần - "do đó, việc chủng ngừa lần thứ ba vào thời điểm sớm này không mang lại nhiều hiệu quả", Falk nói. Tốt hơn, nên dành vaccine cho những người đă tiêm mũi thứ hai cách đây hơn sáu tháng, hoặc cho các nhóm nguy cơ.
Thống đốc Hendrik Wüst đă phải nh́n nhận rằng, mũi tiêm tăng cường sau bốn tuần ở Nordrhein-Westfalen về cơ bản chỉ là chuyện có khả năng, chứ không hẳn là khuyến nghị. Nói cách khác, sẽ không có người nào muốn tiêm tăng cường sau bốn tuần mà bị từ chối. “Người ta không bảo là sau bốn tuần chạy đi tiêm”, Wüst nói, mà chính ra ông ta muốn chống chế cho cái sắc lệnh này. Sắc lệnh đă được đưa ra hôm thứ Hai cho các khu vực và thành phố ở Nordrhein-Westfalen, cùng những nơi khác.