Có thể kẳng định Israel có năng lực quân sự thuộc top đầu thế giới, cùng tiềm lực sản xuất vũ khí lớn, đủ sức áp đảo Hamas ngay cả khi không được Mỹ hỗ trợ.
Quân đội Israel ngày 13/10 yêu cầu 1,1 triệu dân Palestine ở miền bắc Dải Gaza sơ tán về phía nam, thông báo họ sắp tăng cường hoạt động chiến đấu ở thành phố Gaza nhằm đáp trả Hamas, nhóm đă tiến hành chiến dịch tấn công bất ngờ vào lănh thổ Israel ngày 7/10 gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng.
Động thái này khiến nhiều người tin rằng Israel sắp mở một chiến dịch tấn công trên bộ nhằm vào Dải Gaza, gây lo ngại về một cuộc xung đột quy mô lớn ở khu vực, tương tự cuộc chiến kéo dài gần một tháng giữa Israel và liên minh Arab do Syria và Iran dẫn đầu cách đây 50 năm.
Tiêm kích Israel xuất kích tấn công lực lượng Hamas ở Dải Gaza ngày 13/10. Ảnh: Không quân Israel
So với cách đây nửa thế kỷ, năng lực quân sự của Israel đă chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Theo xếp hạng của US News & World Report có trụ sở tại New York, Mỹ, sức mạnh của Israel được xếp thứ tư toàn cầu, sau Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Báo cáo Cán cân Quân sự 2023 của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) cho thấy Israel đang có 169.500 quân thường trực, cùng 465.000 quân dự bị. Nước này đă huy động 300.000 quân dự bị sau khi Hamas tiến hành chiến dịch tấn công.
Lục quân nước này được trang bị một lượng lớn xe tăng và thiết giáp, nổi bật là Merkava Mark 4M, ḍng xe tăng được bảo vệ bậc nhất thế giới hiện nay.
Không quân Israel được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới, sở hữu loạt khí tài tiên tiến, bao gồm chiến đấu cơ tàng h́nh F-35, bom thông minh và hệ thống cảm biến cao cấp.
Israel cũng được cho là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, dù Tel Aviv chưa từng công khai thừa nhận. Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết nước này đang biên chế khoảng 80 đầu đạn hạt nhân, gồm 30 quả bom trọng lực trang bị cho máy bay và 50 đầu đạn gắn trên tên lửa đạn đạo tầm trung Jericho II.
Israel c̣n nhận được hỗ trợ quân sự lớn từ Mỹ, thông qua khoản tài trợ thường niên trị giá 3 tỷ USD để mua khí tài do Washington sản xuất. Nước này cũng thường là quốc gia đầu tiên trong khu vực và trên thế giới được tiếp cận với các công nghệ quân sự hàng đầu của Mỹ, trong đó có chiến đấu cơ F-35.
Không chỉ có năng lực quân sự mạnh mẽ, Israel c̣n sở hữu ngành công nghiệp quốc pḥng lớn, đa dạng bậc nhất thế giới. Tại khu vực Trung Đông, chỉ có Iran mới có thể so sánh được với Israel về năng lực thiết kế, sản xuất và triển khai vũ khí tiên tiến.
Israel hiện sở hữu nhiều tập đoàn quốc pḥng quy mô lớn, có ảnh hưởng không chỉ ở nước này mà c̣n trên trường quốc tế. Một trong số đó là Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI), nổi tiếng với loạt khí tài nội địa gồm máy bay, thiết bị không người lái (UAV), hệ thống pḥng không và thiết bị tác chiến điện tử.
Các sản phẩm nổi tiếng của IAI là hệ thống pḥng không Ṿm Sắt, tổ hợp tên lửa đánh chặn Arrow, tên lửa pḥng không Barak, tên lửa chống hạm Gabriel, tên lửa đạn đạo Jericho có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa dẫn đường chống tăng LAHAT và bom dẫn đường Griffin.
Ngoài IAI, Rafael Advanced Defense Systems cũng là một cái tên nổi bật khác trong ngành công nghiệp quốc pḥng Israel. Tập đoàn này sản xuất tên lửa đánh chặn Tamir dùng cho hệ thống Ṿm Sắt, các bộ phận của hệ thống pḥng thủ bằng vũ khí laser Iron Beam, tổ hợp lá chắn tên lửa David’s Sling, cùng nhiều loại khí tài khác.
Các tập đoàn quốc pḥng đáng chú ư khác của Israel c̣n có Elbit Systems, hăng chuyên sản xuất bộ phận quan trọng trong các hệ thống vũ khí tiên tiến như UAV và thiết bị vô tuyến kỹ thuật số, hay Israel Weapon Industries, công ty chuyên cung cấp vũ khí cá nhân cho quân đội nước này.
Dù ngành công nghiệp quốc pḥng Israel đủ năng lực tự sản xuất nhiều loại khí tài khác nhau, nước này vẫn cần sự trợ giúp của Mỹ trên một lĩnh vực, có thể là ở giai đoạn sản xuất, thiết kế hoặc lắp ráp.
Tàu hộ tống Sa'ar 5 của hải quân Israel được các kỹ sư nước này phát triển, nhưng lại do chi nhánh của tập đoàn Northrop Grumman, Mỹ, lắp ráp.
Israel c̣n là nhà xuất khẩu vũ khí lớn. Theo báo cáo của SIPRI, nước này chiếm khoảng 2,3% tổng doanh số bán vũ khí toàn cầu năm 2022, đứng thứ 10 thế giới. Các khách hàng chính của Israel bao gồm UAE, Morocco, Bahrain, Philippines và cả Mỹ.
Mỹ đă mua một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Israel, trong đó có tổ hợp Ṿm Sắt hoặc lá chắn bảo vệ xe tăng Trophy để bảo vệ các xe tăng chủ lực Abrams.
Sau khi Israel bị Hamas tấn công, Mỹ đă điều tàu sân bay, tàu chiến và một số tiêm kích hiện đại đến phía đông Địa Trung Hải để thể hiện sự ủng hộ với Tel Aviv. Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10/10 cho biết Washington sẽ cung cấp đạn pháo và tên lửa đánh chặn cho hệ thống pḥng không Ṿm Sắt của Israel, nhằm giúp nước này "bảo vệ các thành phố và công dân của ḿnh".
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định ngay cả khi không có sự trợ giúp của Mỹ, sức mạnh quân sự và tiềm lực sản xuất vũ khí mạnh mẽ của Israel vẫn giúp nước này chiếm ưu thế vượt trội so với Hamas, lực lượng chủ yếu sử dụng các loại vũ khí cơ bản như rocket và UAV.
Mặc dù vậy, nếu được sử dụng hiệu quả, những khí tài đời cũ này của Hamas vẫn thể gây thiệt hại nặng cho Israel, như cách nhóm chiến binh áp dụng chiến thuật "mưa rocket" để gây quá tải hệ thống Ṿm Sắt trong cuộc tấn công cuối tuần trước.
|
|