Như đă viết trong các kỳ trước, giới ngoại cảm không thể “gọi hồn”, “áp vong” hoặc “nói chuyện với người chết” để t́m mộ. Có thể thấy từ loạt bài viết về “nhà ngoại cảm” Vũ Thị Minh Nghĩa, tất cả các cuộc tṛ chuyện với thế giới bên kia chỉ là động tác giả mà giới ngoại cảm hoặc giới đồng cốt thực hiện nhằm tạo niềm tin đối với thân chủ.
Mọi thông tin để t́m hài cốt đều do chính quyền, đồng đội và gia đ́nh cung cấp theo nhiều kênh khác nhau trước, trong và sau quá tŕnh áp vong. Do gia đ́nh bị lạc hướng trong màn “áp vong”, giới ngoại cảm hoặc đồng cốt chỉ việc ung dung tổng kết thông tin thu được về người chết và cung cấp trở lại cho thân nhân.
Do đó trong cuốn “Sự thật đầy đủ về đọc nguội”, Ian Rowling viết rằng “trong một màn gọi hồn thành công, cô đồng nói trong hầu hết thời gian, nhưng mọi thông tin đều do thân chủ cung cấp”. Tuy nhiên, do “chúng ta muốn tin” (bản chất sinh học của sự mê tín), nên chúng ta có xu hướng gán mọi thông tin đó cho “nhà ngoại cảm”.
Vậy trước khi nhờ t́m mộ, chúng ta có thể kiểm tra khả năng của một “nhà ngoại cảm” như thế nào? Trước khi tŕnh bày một vài cách đơn giản mà hiệu quả để vạch mặt “giới ngoại cảm” hoặc đồng cốt, người viết muốn điểm qua kinh nghiệm của thế giới trong việc t́m hiểu bản chất của các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh. Trên cơ sở đó có thể thấy rằng, việc kiểm tra thực ra rất đơn giản, nếu chúng ta thực sự muốn kiểm tra.
Những “phép thử” trên thế giới
Các hiện tượng tâm linh xuất hiện trong mọi nền văn hóa từ buổi sơ khai của người hiện đại, tức từ khoảng 50.000 năm trước. Tuy nhiên chỉ đến khi Hội Nghiên cứu tâm linh được thành lập năm 1883 tại Anh (tổ chức nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên trên thế giới), các hiện tượng như thần giao cách cảm (đọc ư nghĩ người khác), thấu thị (nh́n xuyên tường), tiên tri (biết trước các sự biến), ma nhập (như gọi hồn hoặc áp vong)… mới được tổ chức khảo sát một cách khoa học và bài bản.
Ban đầu, giới nghiên cứu tập hợp các báo cáo về ngoại cảm và tâm linh trên các phương tiện truyền thông rồi phân tích chúng thật cẩn thận. Và nghịch lư xuất hiện ngay lập tức: Càng xem xét cẩn thận, người ta càng nhận ra rằng, các chứng cứ đó không thể sử dụng như các cứ liệu khoa học.
Tại sao như vậy? Câu trả lời thực ra rất đơn giản: tri giác con người do kiến thức, kinh nghiệm, sở nguyện và kỳ vọng cá nhân chi phối, c̣n trí nhớ về các hiện tượng dị thường hoàn toàn không chính xác. Nếu cho rằng một hiện tượng nào đó là dị thường, chúng ta chỉ nhớ các chứng cứ khẳng định mà quên hết các chứng cứ phủ định tính dị thường đó.
Ngược lại, nếu không tin, chúng ta chỉ chăm chăm đi t́m các chứng cứ phủ định mà thôi. Và theo quy luật vàng của môn tâm lư học, tin là thấy (believing is seeing), nhất định chúng ta sẽ t́m ra các chứng cứ phù hợp với niềm tin của ḿnh. Do đó, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong bài toán ngoại cảm và tâm linh, những nhà nghiên cứu đủ kiến thức, nhiều kinh nghiệm và không thiên kiến là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết.
Theo nhà nghiên cứu Ian Rowling, trong một cuộc áp vong thành công, cô đồng nói trong hầu hết thời gian, nhưng mọi thông tin đều do thân chủ cung cấp
Do đó đến đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu đưa việc nghiên cứu vào các pḥng thí nghiệm được tổ chức chặt chẽ hơn. Ban đầu họ dùng các phương pháp khá đơn giản như đoán màu của các quân bài. Trong thử nghiệm này, một người lần lượt mở các quân của một bộ bài, và nhà ngoại cảm đối diện phải đoán màu của các quân bài (cơ, rô, chuồn hoặc bích). Xác suất ngẫu nhiên (tức đoán ṃ) của sự biến là 25%, nên bất cứ tỷ lệ nào vượt 25% đều được xem là bằng chứng của thần giao cách cảm, một trong bốn hiện tượng ngoại cảm (thần giao cách cảm, thấu thị, tiên tri và hậu tri).
Mặc dù nhiều nhà ngoại cảm có tỷ lệ thành công khá cao, nhưng giới nghiên cứu cũng nhanh chóng nhận ra rằng, đó là do hiệu ứng Hans thông minh, khi nhà ngoại cảm đọc nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của người lật bài (ngựa Hans đầu thế kỷ XX tại Berlin có thể làm toán, đọc đúng tên tổng thống Mỹ… do đọc ngôn ngữ người đối diện). Đây chính là đặc trưng nổi bật của kỹ thuật đọc nguội mà giới ngoại cảm, đồng cốt hoặc bói toán thường xuyên sử dụng.
Cuối những năm 1950, thời điểm cao trào của cuộc chiến tranh lạnh, khi Liên Xô và Mỹ cùng đổ nhiều tâm sức và tiền bạc nghiên cứu để không bị tụt hậu trong cuộc “chiến tranh tâm linh”, pḥng thí nghiệm nghiên cứu các dị thường công nghệ tại Đại học Princeton do giáo sư Robert Jahn lănh đạo đă cố gắng dùng ư nghĩ tác động lên bộ phát số ngẫu nhiên với hy vọng thu được các con số cần thiết.
Bản tổng kết năm 1989 qua 800 cuộc thử nghiệm với hơn 60 nhà tâm linh và hàng triệu lượt thực nghiệm trong suốt 30 năm thông báo, có một độ lệch tuy nhỏ nhưng đáng tin cậy khỏi xác suất của phân bố ngẫu nhiên, cho thấy ư chí con người có thể tác động lên các hệ vật chất.
Tuy nghiên, giới nghiên cứu trung gian bác bỏ kết luận đó, v́ họ không lặp lại được kết quả, cho dù dùng đúng quy tŕnh và thiết bị khảo sát như nhóm của Jahn. Nghiêm túc và gây ấn tượng nhất là kỹ thuật Ganzfeld trong khảo sát thần giao cách cảm (đọc ư nghĩ người khác, thậm chí từ xa) trong những năm 1980.
Kỹ thuật này được nhà tâm lư Charles Honorton cải tiến và dùng nhiều để loại bỏ ảnh hưởng của môi trường lên quá tŕnh đọc và truyền ư nghĩ đi xa. Trong kỹ thuật Ganzfeld, người gửi và người nhận ư nghĩ ngồi trong hai pḥng cách ly, mắt và tai bịt kín. Người gửi được xem một bức tranh và cố gắng truyền ư nghĩ cho người nhận ở pḥng bên cạnh. Người nhận cần nhận ra bức tranh đó trong số bốn bức tranh được lần lượt đưa ra. Khoảng 30 đợt thử nghiệm đă được thực hiện, với xác suất thành công 34%, cao hơn rơ rệt so với xác suất ngẫu nhiên 25%, cho thấy thần giao cách cảm nhiều khả năng có thật.
Tuy nhiên, cũng như trường hợp giáo sư Jahn, giới nghiên cứu trung gian bác bỏ kết quả đó, khi cho rằng thử nghiệm chưa được thiết kế chặt chẽ để loại trừ tất cả các ám hiệu ư thức và vô thức. Ngoài ra, thống kê cho thấy chúng ta có xu hướng chọn h́nh ảnh đầu và h́nh ảnh cuối, cũng như thường nghĩ tới nước và t́nh dục (bản chất sinh học), nên nếu không ngẫu nhiên hóa tốt tŕnh tự xuất hiện bốn bức tranh, kết quả cuối cùng sẽ bị sai lạc.
Sau khi xét tới tất cả các yếu tố đó, tỷ lệ thành công của kỹ thuật rơi về con số xấp xỉ 25%, tức chỉ ngang với đoán ṃ. Sau 130 năm nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện, giới nghiên cứu thế giới đi tới kết luận rằng, cho đến nay, chưa hề có bằng chứng xác đáng cho thấy các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh có thật. C̣n tại nước ta th́ sao?
Tại Việt Nam
Cũng như các lĩnh vực khoa học và nhận thức khác, kinh nghiệm của giới nghiên cứu nước nhà về các hiện tượng lạ hầu như bằng không. Chúng ta cũng có một vài cơ sở tổ chức nghiên cứu và khảo nghiệm một số hiện tượng tâm linh, chẳng hạn Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
Trong kỹ thuật Ganzfeld, người gửi và người nhận ư nghĩ ngồi trong hai pḥng cách ly, mắt và tai bịt kín để tập trung tâm trí
Tuy nhiên qua nhiều kênh thông tin và qua các sự kiện như công nhận khả năng áp vong của cô đồng Phương tại Thanh Hóa hoặc quảng bá lúa nhân điện (trồng lúa không cần phân bón, chỉ cần nhà ngoại cảm mỗi tuần đến nh́n khắp ruộng trong vài giây để truyền “năng lượng vũ trụ” mà lúa tốt bời bời!), người viết cho rằng, các nhà khoa học tại đó vẫn chưa thoát ra khỏi bản năng “chúng ta muốn tin” thông thường.
Tại một cơ sở nghiên cứu khác cũng vậy, việc gắn gương Huyền thông nhằm tôn vinh một số nhà ngoại cảm t́m mộ cho thấy, họ chưa nắm rơ vấn đề. Đó là một trong những lư do giúp giới ngoại cảm làm mưa làm gió trên nỗi đau của gia đ́nh liệt sỹ và của toàn xă hội trong những năm qua. Đứng trước thực trạng đáng buồn đó, chúng ta có thể kiểm tra giới ngoại cảm trước khi nhờ họ t́m mộ như thế nào?
Lật tẩy tṛ bịp bợm t́m mộ của “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng
Người viết khẳng định rằng, có rất nhiều cách khảo nghiệm hiệu quả, từ đơn giản tới phức tạp, tùy hoàn cảnh và khả năng của người hoặc tổ chức đứng ra thực hiện. Với một cơ sở nghiên cứu hoặc một tổ chức có nguồn nhân vật lực thỏa đáng, có thể tiến hành nhiều cách khảo nghiệm một cách bài bản và công phu.
Chẳng hạn bí mật cho bộ hài cốt đă xác định được danh tính bằng thử nghiệm gien vào một trong mười quan tài bên ngoài giống nhau và đề nghị Phan Thị Bích Hằng hoặc bất cứ một “nhà ngoại cảm” nào khác dùng cách “gọi hồn”, “áp vong” hoặc “nói chuyện với liệt sỹ” để t́m ra quan tài có cốt.
Có thể làm phức tạp vấn đề bằng cách dùng mười bộ hài cốt đă có tên cho vào mười quan tài và đề nghị “nhà ngoại cảm” xác định xem ai nằm trong quan tài nào. Vẫn tuyên bố gọi được hồn liệt sỹ từ xa ngàn dặm và “mỗi tối tôi tṛ chuyện với 4 – 5 vong hồn”, hẳn Phan Thị Bích Hằng sẽ vượt qua khảo nghiệm này dễ như trở bàn tay (?).
Xin lưu ư một điểm quan trọng: Để tránh hiệu ứng Hans thông minh, người đặt cốt vào quan tài không được có mặt khi tiến hành khảo nghiệm (để loại trừ khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể, tuy người viết không tin Phan Thị Bích Hằng lại cao tay đến vậy).
Vậy với các gia đ́nh liệt sỹ không có điều kiện tiến hành một thử nghiệm công phu như vậy th́ sao? Có hai cách khảo nghiệm đơn giản hơn nhiều mà hiệu quả không hề thua kém. Cách thứ nhất là ngụy tạo một nhân thân liệt sỹ không có thật và nhờ “nhà ngoại cảm” đi t́m mộ. Cách thứ hai là đề nghị “nhà ngoại cảm” t́m một ngôi mộ gia đ́nh tại nghĩa trang địa phương.
Ngụy tạo một nhân thân liệt sỹ là cách rất đơn giản và hiệu quả để hiểu rơ chân tướng giới ngoại cảm hoặc đồng cốt. Một phóng viên báo Công an TP. Hồ Chí Minh đă nhận ra sự lừa gạt của cô đồng Phương tại Thanh Hóa nhờ chính phương pháp này. Năm 2007, phóng viên chuyên trang Viet Times thuộc Vietnamnet cũng tạo một nhân thân người chết giả. Và sau 6 ngày vất vả, một ngôi mộ đă được t́m ra (?)!
Nếu không quen hoặc không thích ngụy tạo, bạn có thể yêu cầu “nhà ngoại cảm” t́m ngôi mộ của một thành viên đă khuất trong gia đ́nh tại nghĩa trang địa phương, nếu ngôi mộ đó và nhiều ngôi mộ khác không có bia (các “nhà ngoại cảm” có thể đọc tên trên bia mộ!). Cần lưu ư không nhờ người biết vị trí ngôi mộ dẫn đường để tránh hiệu ứng Hans thông minh.
Nếu các ngôi mộ trong nghĩa trang đều có tên th́ yêu cầu “nhà ngoại cảm” vẽ sơ đồ ngôi mộ khi đang ngồi tại chính nhà người chết. Vẫn tuyên bố vẽ được vị trí và đặc điểm mộ tại một nghĩa trang cách xa hàng ngàn cây số, “nhà ngoại cảm” phải vẽ đúng ngôi mộ trong nghĩa trang làng.
Điều ǵ sẽ xảy ra nếu Phan Thị Bích Hằng nhận được yêu cầu như vậy? Chắn chắn “nhà ngoại cảm” nổi tiếng (và tai tiếng) này sẽ từ chối, với lư do gia đ́nh không tin. Mà đă không tin th́ “vong thăng”, làm sao mà áp vong được! Đó chính là lối thoát đơn giản nhưng hiệu quả mà giới đồng cốt hoặc ngoại cảm vẫn sử dụng mỗi khi lâm vào thế khó.
Điều đáng nói là một số nhà nghiên cứu cũng đồng ư với cách giải thích này, khi cho rằng phải tin th́ giới ngoại cảm mới có thể thành công, không tin th́ họ thất bại. Đó là một quan điểm sai lầm trên khía cạnh nhận thức. Nếu một sự kiện mà chúng ta tin th́ mới có, không tin th́ không có, đó không phải là sự kiện khách quan, mà chỉ là h́nh ảnh chủ quan trong tâm thức của những người tin tưởng.
Bạn đang nửa tin nửa ngờ khả năng của một “nhà ngoại cảm”? Hăy tạo ra một nhân thân giả hoặc yêu cầu nhà ngoại cảm vẽ sơ đồ một ngôi mộ trong nghĩa trang tại nơi bạn đang sinh sống. Và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự thật.
Để kết thúc loạt bài viết này, người viết nhấn mạnh lại quan điểm cá nhân: Ngoại cảm t́m mộ chính là một loại thuốc phiện cho nỗi đau vốn chưa thể hóa giải của các gia đ́nh liệt sỹ và của toàn dân tộc. Nó có thể tạo ra sự giảm đau tạm thời, nhưng sẽ để lại di hại ghê gớm một cách lâu dài.
Theo Tiến sĩ, Đại tá quân đội Đỗ Kiên Cường